Đề cương ôn tập học kỳ II vật lí lớp 6

Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 môn vật lí lớp 6 sắp tới

Quảng cáo

Đề bài

A. LÝ THUYẾT:   

 IRÒNG RỌC

- Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)

 III. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)

 IV. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

 V. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT: 

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.

 + Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
- Người ta ứng dụng tính chất  này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.

 VI. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:

- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…

+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)

- Trong nhiệt giai Xenxiút:

+ Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.

+ Nhiệt độ  hơi nước đang sôi là 100oC.

VII. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:

 -  Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

 -  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

* Đặc điểm:
-  Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi

 VIII. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:

- Sự  chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. 

Đặc điểm:
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng.

B. Câu Hỏi Lý Thuyết

1. Máy cơ đơn giản gồm những loại máy cơ nào? Máy cơ đơn giản có tác dụng gì?

2. Có những loại ròng rọc nào? Nêu các tác dụng của những loại ròng rọc đó.

3. Hãy nêu đặc điểm về sự nở vì nhiệt của các chất?

4. Tại sao chỗ nối của hai đầu thanh ray đường tàu lại phải có một khe hẹp ?

6. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ?

7. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

8. Băng kép có cấu tạo như thế nào? Băng kép có những ứng dụng gì ?

9. Nhiệt kế được chế tạo dựa theo nguyên lí nào?  Có những loại nhiệt kế nào? Tại sao nhiệt kế y tế lại có chỗ thắt ở phía trên bầu thuỷ ngân ?

- Tại sao nhiệt kế y tế lại có thang đo từ 350c đến 420c ?

10. Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi được không? Tại sao.

11. Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì? Trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật có thay đổi hay không?

12. Nhiệt độ nóng chảy của nước bằng bao nhiêu 0c ? Nước đông đặc ở bao nhiêu 0F?

13. Bay hơi là gì, ngưng tụ là gì ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

14. Nước bay hơi ở nhiệt độ nào ? Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?

15. Sự sôi là gì? Nước sôi ở nhiệt độ nào ? Trong suốt quá trình nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào nếu ta cứ tiếp tục cung cấp nhiệt cho nước?

16. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi giống nhau hay không?

C. BÀI TẬP

Bài 1. Tại sao khi đóng các chai nước ngọt ta không nên đóng thật đầy?

Bài 2.  Các chất khác nhau có nóng chảy hay đông đặc ở cùng một nhiệt độ hay không? Nước đông đặc ở bao nhiêu 0c?

Bài 3. Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi cho vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ?

Bài 4. Khi đun nóng một chất thì khối lượng riêng của nó sẽ như thế nào? 

Bài 5. Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là klhi rót nước nóng vào cốc mỏng ?

Bài 6. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?

Bài 7. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?

Bài 8. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?

Bài 9. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô ?

Bài 10. Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh? 

 

Lời giải chi tiết

B. LÝ THUYẾT 

1. Máy cơ đơn giản bao gồm: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.

Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc một cách dễ dàng,(nhẹ nhàng) hơn.

2. - Có hai loại ròng rọc đó là ròng rọc cố định và ròng rọc động.

- Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng lực kéo so với khi kéo trực tiếp vật.

- Ròng rọc động giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

3. - Các chất nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

- Sự co dãn vì nhiệt của các chất khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.

4. Chỗ nối của hai thanh ray đường tàu phải có một khe hẹp để khi gặp thời tiét nắng nóng nhiệt độ tăng cao hai thanh ray sẽ dài ra lấp đầy khe hở. Nếu không có khe hở khi gặp thời tiết nắng nóng thanh ray nở vì nhiệt dai ra gây một lực lớn làm cong vênh đường ray tau đi qua dễ bị đổ.

6.Khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm, vì nếu đổ đầy ấm khi đun nóng cả ấm và nước đều nở vì nhiệt nhưng nước là chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn ấm là chất rắn do đó nước sẽ gây ra một lực rất lớn làm bật nắp ấm, nước tràn qua miệng ấm làm tắt hoặc hỏng bếp mà nước chưa sôi .

7. Không khí nóng có trọng lượng không thay đổi nhưng thể tích khí tăng lên do đó trọng lượng riêng của khí nóng giảm. Vì vậy không khí nóng sẽ nhẹ hơn không khí lạnh .

8. Băng kép có cấu tạo gồm hai thanh kim loại khác nhau được ép chặt với nhau (có thể một thanh đồng và một thanh sắt)

Ứng dụng của băng kép: được dùng làm công tắc của bàn là điện, khi nhiệt độ tăng cao hai thanh nở vì nhiệt không giống nhau băng kép sẽ cong lên làm ngắt mạch điện. Khi nhiệt độ giảm băng kép lại duôĩ ra làm hai chốt lấy điện tiếp xúc với nhau, mạch điện lại được đóng một cách tự động.

9. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất không giống nhau.

 Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế thuỷ ngân; nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế kim loại, nhiệt kế điện tử .....

Nhiệt kế y tế phải có chỗ thắt phía trên bầu thuỷ ngân để thuỷ ngân tút xuống một cách từ từ giúp người đo đọc kết quả được chính xác hơn .

 Nhiệt kế y tế chỉ có thang đo từ 35 đến 42 0c vì thân nhiệt của cơ thể ngưới là 370c, nếu người có thân nhiệt lớn hơn 20c hoặc nhỏ hơn 20c là sốt cao có thể ngây nguy hiểm tới tính mạng.

10. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì rượu sôi ở 800c còn hơi nước đang sôi thì có nhiệt độ 1000c .

11. Sự nóng chảy là một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự đông đặc là một chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn;

Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó, nhiệt độ đó gọi là nhiệt nóng chảy của chất.

Trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi .

12. Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 00c ; Nhiệt độ đông đặc của nước là 320F.

13. Bay hơi là sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi; Ngưng tụ là sự chuyển thể của một chất từ thể hơi sang thể lỏng.

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, tốc độ gió .

Nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh.

Gió càng mạnh tốc độ bay hơi càng nhanh.

Diện tích mặt thoáng càng rộng tốc độ bay hơi càng nhanh.

14. Nước bay hơi ở mọi nhiệt độ. Khi trồng chuói hay mía phải phạt bớt là để tránh sự bay hơi nước qúa nhanh làm khô thân cây và cháy cây trong khi dễ cây vừa mới trồng chưa hút được nước.

15. Nước sôi ở 1000c. Trong suốt quá trình nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi nếu ta tiếp tục cung cấp nhiệt cho nước.  

16. Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi không giống nhau

C. BÀI TẬP

Bài 1. Nếu đóng các chai nước ngọt thật đầy gặp vào những hôm trời nóng nhiệt độ tăng cao, nước ngọt trong chai nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ chai gây áp suất lớn làm bật nút chai hay vỡ vỏ chai ...

Bài 2. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc khác nhau. Nước đông đặc ở 00c

Bài 3. Khi cho quả bóng bàn vào nước nóng chất khí trong quả bóng bàn nở vì nhiệt tạo ra lực lớn đẩy quả bóng bàn căng tròn như cũ .

Bài 4. Khi đun nóng một chất thì khối lượng của chất đó không thay đổi nhưng thể tích của nó tăng lên do đó khối lượng riêng của nó sẽ giảm (D = ). 

Bài 5. Do thuỷ tinh dẫn nhiệt kém. Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày lớp thuỷ tinh bên trong đã nóng lên nở ra nhưng lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên, nó sẽ gây ra một lực rất lớn làm nứt, vỡ cốc. Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng nhiệt được truyền đều hơn nên cốc không có hiện tượng nứt vỡ.

Bài 6. Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00Cđến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C.

Bài 7. Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

Bài 8. Sương mù được tạo thành do sự ngưng tụ của hơi nước có trong không khí tạo thành các hạt nước nhỏ li ti như các hạt bụi, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khi nhiệt độ không khí xuống thấp và độ ẩm không khí cao (tỷ lệ hơi nước cao). Do đó sương mù thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, tuy nhiên vào mùa hè những hôm nhiệt độ xuống thấp cũng có thể xuất hiện.

Khi Mặt Trời lên cao nhiệt độ không khí tăng lên làm các hạt nước nhỏ li ti bay hơi hết sương mù tan.

Bài 9. Khi sấy tóc máy sấy vừa tạo ra gió mạnh lại tạo ra nhiệt độ cao làm nước bám trên tóc bay hơi nhanh do đó tóc sẽ mau khô.

Bài 10. Vào mùa lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp khi đó hơi nước có trong hơi thở mới ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ li ti như sương mù và ta mới nhìn thấy.

Nguồn: sưu tầm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close