Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạoChọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ trong đoạn thơ sau: Vàng rực, vàng thơm, vàng óng, vàng mượt Gà con □ lông tơ Hoa cải □ đón chờ đàn ong Kén tằm □ đầu nong Tới mùa lúa chín cánh đồng □. Theo Mai Đình Phẩm Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 141 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ trong đoạn thơ sau: Vàng rực, vàng thơm, vàng óng, vàng mượt Gà con □ lông tơ Hoa cải □ đón chờ đàn ong Kén tằm □ đầu nong Tới mùa lúa chín cánh đồng □. Theo Mai Đình Phẩm Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Lời giải chi tiết: Gà con vàng óng lông tơ Hoa cải vàng thơm đón chờ đàn ong Kén tằm vàng óng đầu nong Tới mùa lúa chín cánh đồng vàng rực. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 141 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu: Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Hồ Chí Minh a. Từ xuân" trong dòng thơ nào mang nghĩa gốc, từ "xuân" trong dòng thơ nào mang nghĩa chuyển? b. Tìm thêm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ "xuân". c. Đặt một câu với từ "xuân" mang nghĩa gốc, một câu với từ "xuân” mang nghĩa chuyển. Phương pháp giải: a. Em đọc kĩ câu thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. b. Em suy nghĩ và tìm thêm nghĩa (có thể sử dụng từ điển). c. Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp Lời giải chi tiết: a. Trong câu thơ "Mùa xuân là Tết trồng cây", từ "xuân" mang nghĩa gốc. Trong câu thơ "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", từ "xuân" mang nghĩa chuyển, chỉ sự phát triển, tiến bộ của đất nước. b. Một vài nghĩa chuyển của từ "xuân" có thể là: sự phát triển, sự tiến bộ, sự thịnh vượng, sự mới mẻ, sự tươi trẻ. c. Câu với từ "xuân" mang nghĩa gốc: Trong mùa xuân, hoa anh đào nở rộ trên khắp đất nước. Câu với từ "xuân" mang nghĩa chuyển: Sự phát triển kinh tế làm cho đất nước ngày càng xuân. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 142 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
Viết từ thơ ấu ngọt ngào Viết từ lời thầy nhắn nhủ Với bao kì vọng, tin yêu. Vũ Nguyệt Anh b. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rãi theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. Theo Ma Văn Kháng Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn để tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ. Lời giải chi tiết: a. - Điệp ngữ: Viết từ…. => Tác dụng: - Nhấn mạnh muôn điều mới lạ bắt đầu từ hôm nay. Vì vậy chúng mình cần trân trọng hiện tại, trân trọng tuổi thơ, chăm chỉ học bài. - Làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ. b. - Điệp từ: thơm: => Tác dụng: + Nhấn mạnh hương thơm của rất nhiều sự vật, khiến hương thơm trở nên lan tỏa, nồng nàn hơn. + Làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ.
Quảng cáo
|