Bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo

– Chỉ ra các từ ngữ được dùng lặp lại trong mỗi đoạn thơ. – Mỗi từ ngữ được dùng lặp lại trong các đoạn thơ có tác dụng gì? + Nhấn mạnh + Liệt kê + Khẳng định

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

a.

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay...

 

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng Bảy

Có mưa tháng Ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng Sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cả cờ....

                                Trần Đăng Khoa

b.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bắt ngắt

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

                                              Nguyễn Đình Thi

– Chỉ ra các từ ngữ được dùng lặp lại trong mỗi đoạn thơ.

– Mỗi từ ngữ được dùng lặp lại trong các đoạn thơ có tác dụng gì?

+ Nhấn mạnh

+ Liệt kê

+ Khẳng định

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ ngữ dùng lặp lại :

+ Hạt gạo làng ta => Tác dụng : Nhấn mạnh 

+ Có…. => Tác dụng : Liệt kê

b.

- Các từ ngữ dùng lặp lại :

+ Của chúng ta => Tác dụng : khẳng định

+ Đây => Tác dụng : Nhấn mạnh 

+ Những…. => Tác dụng : Liệt kê

 

Ghi nhớ

Điệp từ, điệp ngữ là cách sử dụng lặp lại từ ngữ trong câu hay đoạn văn, đoạn thơ để nhấn mạnh, để liệt kê hoặc để khẳng định,...

Sử dụng điệp từ, điệp ngữ sẽ làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, bài ca dao sau:

a. 

Hôm nay bé hỏi mẹ

Tiếng gì là hay nhất?

Tiếng mưa rơi tí tách?

Tiếng gió lao xao hè?

 

Tiếng cạch cửa bố về?

Tiếng đàn ngân nga hát?

Tiếng đũa và tiếng bát?

Tiếng đầm ấm bữa cơm?

                            Phạm Thanh Vân

 

b.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ca dao

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

- Điệp ngữ: Tiếng….?

=> Tác dụng: Liệt kê

b.

- Điệp từ: nhụy vàng, bông trắng, lá xanh, bùn

=> Tác dụng: nhấn mạnh vào vẻ đẹp đặc biệt của hoa sen, khiến cho hình ảnh này trở nên càng rõ ràng và đẹp đẽ hơn.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Thực hiện yêu cầu:

a. Thay các □ trong đoạn thơ sau bằng một từ phù hợp có trong dòng thơ đầu tiên:

Long lanh trên lá

Là giọt sương mai

□ đầu ngày

Là tia nắng sớm

 

□ đất ấm

Là giọt mưa gieo

□ bên đèo

Là con suối nhỏ.

                   Theo Nguyễn Lãm Thắng

b. Tìm các điệp từ trong đoạn thơ đã hoàn thiện và nêu tác dụng của các điệp từ đó.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

Long lanh trên lá

Là giọt sương mai

Thức dậy đầu ngày

Là tia nắng sớm

 

Làm cho đất ấm

Là giọt mưa gieo

Nằm im bên đèo

Là con suối nhỏ.

b. Các điệp từ và tác dụng:

- Là => Tác dụng: Liệt kê các sự vật được miêu tả, làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho đoạn thơ.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close