Bài 3: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạoĐọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải. Dương Thị Xuân Quý a. Tìm từ được sử dụng lặp lại ở các câu. b. Việc lặp lại từ tìm được ở bài tập a có tác dụng gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 95 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải. Dương Thị Xuân Quý a. Tìm từ được sử dụng lặp lại ở các câu. b. Việc lặp lại từ tìm được ở bài tập a có tác dụng gì? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Từ được sử dụng lặp lại ở các câu: dâu b. Việc lặp lại từ ở bài tập a có tác dụng liên kết các câu văn trong một đoạn văn.
Ghi nhớ Trong đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. Để liên kết các câu trong một đoạn văn, ta có thể lặp lại trong câu đứng sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 96 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tìm từ ngữ được dùng lặp lại ở các câu trong mỗi đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng: a. Từ những cảnh sầu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sâu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thắm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. Theo Bảng Sơn b. Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thua. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Theo Nguyễn Phan Hách Phương pháp giải: Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Từ ngữ được dùng lặp lại: hoa => Tác dụng: Để liên kết các câu trong một đoạn văn. b. Từ ngữ được dùng lặp lại: nấm => Tác dụng: Để liên kết các câu trong một đoạn văn. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 96 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Thay mỗi □ bằng một từ ngữ đã dùng ở câu trước để các câu trong đoạn văn sau có sự liên kết: Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, □ nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái □ phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. □ mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng □ xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân □. Theo Mai Văn Tạo Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái nền phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân đước. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 96 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Viết 3 – 4 câu giới thiệu một cây bóng mát mà em thích, trong đó có sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và viết câu giới thiệu một cây bóng mát phù hợp. Gợi ý: - Đó là cây gì? - Cây có đặc điểm gì? - Suy nghĩ, cảm xúc của em ra sao? Lời giải chi tiết: Cây bóng mát mà em thích là cây dừa. Cây dừa cao với nhiều tán lá xòe ra. Dưới tán cây dừa, không chỉ có cảm giác mát mẻ mà còn hương thơm dễ chịu. Mỗi lần đến gần cây dừa, em luôn cảm nhận được không khí trong lành và sự thư thái.
Quảng cáo
|