Bài 2: Thành phố Vì hoà bình trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo

Cùng bạn hỏi đáp về ý nghĩa tên gọi khác của mỗi địa danh sau:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Cùng bạn hỏi đáp về ý nghĩa tên gọi khác của mỗi địa danh sau:

Phương pháp giải:

Em quan sát các địa danh và tên gọi để đặt câu hỏi đáp về ý nghĩa tên gọi khác phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Vì sao Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ?

- Vì tên gọi này tôn vinh cây hoa phượng đỏ, một biểu tượng đặc trưng của thành phố Hải Phòng. Hoa phượng đỏ là loài cây phổ biến và rất nổi tiếng ở Hải Phòng, đặc biệt vào mùa xuân khi những tán lá đỏ rực nở rộ trên khắp các con phố và công viên, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng và đặc trưng cho thành phố này.

- Vì sao Đà Lạt còn được gọi là thành phố ngàn hoa?

- Vì vùng đất này được mệnh danh là thiên đường của các loài hoa. Với khí hậu ôn hòa, Đà Lạt là nơi trồng trọt và chăm sóc nhiều loại hoa độc đáo và đẹp mắt, từ hoa hồng, hoa cẩm tú cầu đến hoa lavender và hoa dã quỳ. Cả thành phố như một bức tranh hoa tươi sáng, thu hút du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngàn hoa.

- Vì sao Bến Tre là xứ dừa ?

- Vì tên gọi này thể hiện tính đặc trưng của Bến Tre, là nơi nổi tiếng với vườn dừa phong phú và sản xuất dừa lớn nhất miền Nam Việt Nam. Dừa không chỉ là nguồn sinh kế quan trọng mà còn là biểu tượng văn hóa và kinh tế của vùng đất này. Xứ Dừa Bến Tre không chỉ là nơi sản xuất dừa lớn mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với những cánh đồng dừa bát ngát và các sản phẩm từ dừa phong phú.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Thành phố Vì hoà bình

Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ đô Hà Nội tự hào được UNESCO chọn là thành phố tiêu biểu của Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong năm thành phố trên thế giới nhận giải thưởng “Thành phố Vì hòa bình”.

Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực của Thủ đô trong công cuộc đấu tranh vì hoà bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một thành phố hoà bình, năng động. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội luôn giữ được những nét truyền thống của Việt Nam, vươn lên với sức bật mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trở thành trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hoà bình. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, ngày 31 tháng 10 năm 2019, Hà Nội chính thức được UNESCO chấp thuận đưa vào “Mạng lưới các thành phố sáng tạo" vì sự phát triển dựa trên những sáng tạo về lĩnh vực thiết kế.

Tham gia mạng lưới, Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo.

Nguyễn Hoàng Dương tổng hợp

 

Mỗi mốc thời gian sau gắn với thành tựu gì của Thủ đô Hà Nội? Mỗi thành tựu đó nói lên điều gì?

- Ngày 16 tháng 7 năm 1999

- Ngày 31 tháng 10 năm 2019

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn đầu tiên và đoạn văn thứ 3 của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Ngày 16 tháng 7 năm 1999: Thủ đô Hà Nội tự hào được UNESCO chọn là thành phố tiêu biểu của Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong năm thành phố trên thế giới nhận giải thưởng “Thành phố Vì hòa bình”.

- Ngày 31 tháng 10 năm 2019: Hà Nội chính thức được UNESCO chấp thuận đưa vào “Mạng lưới các thành phố sáng tạo".

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Nhân dân Hà Nội có mong muốn và quyết tâm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên trong đoạn 3 của bài đọc để tìm câu trả lời.

“Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hoà bình.”

Lời giải chi tiết:

Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hoà bình.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Việc tham gia "Mạng lưới các thành phố sáng tạo" mở ra cơ hội gì cho Hà Nội?

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời.

“Tham gia mạng lưới, Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo.”

Lời giải chi tiết:

Việc tham gia "Mạng lưới các thành phố sáng tạo" mở ra cơ hội cho Hà Nội trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt nội dung bài đọc bằng 3 – 4 câu.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và tóm tắt nội dung bài đọc bằng 3 – 4 câu.

Lời giải chi tiết:

Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Hà Nội đã được công nhận là thành phố vì hòa bình. Đây là sự cố gắng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như trong sự phát triển. Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn là quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo vì hòa bình. Tham gia mạng lưới, Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan tỏa của tri thức và sáng tạo.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close