Bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ trang 62 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạoXác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 62 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau: Em yêu nhà em Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong. Có ông ngô bắp râu hồng như tờ Có ao muống với cá cờ Em là chị Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em. Đoàn Thị Lam Luyền Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài thơ để tìm được điệp từ, điệp ngữ và Điệp ngữ “Có….” => Tác dụng: Liệt kê các sự vật có ở nhà của em. Từ đó cùng nhau tạo ra một bức tranh hình dung về một gia đình hạnh phúc, đầy ắp yêu thương và sự gắn kết. nêu tác dụng Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 63 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Thực hiện yêu cầu: a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các □ trong bài ca dao sau: đợi, trông, chờ Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn □ nhiều bề. □ trời, □ đất, □ mây, □ mưa, □ nắng, □ ngày, □ đêm. □ cho chân cứng đá mềm, Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng. Ca dao b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn. Phương pháp giải: a. Em đọc kĩ bài thơ và nghĩa của các từ, suy nghĩ và điền từ phù hợp. b. Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng. b. Tác dụng: Điệp từ "Trông" có tác dụng thể hiện sự chăm chỉ, công việc vất vả và sự hy vọng của người làm ruộng. "Trông" đề cập đến hành động theo dõi, chờ đợi và hy vọng trong việc quan sát các dấu hiệu của thiên nhiên, như trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày và đêm. Nó tạo ra một hình ảnh sâu sắc về sự kỳ vọng và hy vọng của người nông dân trong việc chờ đợi một mùa màng bội thu, cũng như sự phụ thuộc của họ vào tự nhiên và các yếu tố môi trường khác. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 63 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: Ngôi nhà
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim Đầu hồi lãnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. Tô Hà a. Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ có trong bài thơ. b. Viết 2 – 3 câu văn hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ. Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Điệp ngữ: “Em yêu….” => Tác dụng: thể hiện tình cảm sâu đậm với nơi sinh sống; làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng bài thơ. b. Ngôi nhà của em là mái ấm bao bọc bởi tấm thân gỗ mộc mạc. Ngôi nhà của em là nơi đong đầy những kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc gia đình. Mỗi buổi sáng, ánh nắng len lỏi qua cửa sổ, làm lung linh bức tranh hạnh phúc và ấm áp của tuổi thơ. Dưới mái nhà, tiếng cười của gia đình luôn rộn ràng, đầy ắp yêu thương và sự bình an.
Quảng cáo
|