Bài 43. Nguyên phân và giảm phân Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
43.1 Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau: 1. Cho biết từ 1 tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con. 2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ. 3. Nêu khái niệm nguyên phân. Phương pháp giải: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1 Lời giải chi tiết: 1. Từ 1 tế bào mẹ, qua 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con. 2. Bộ NST ở các tế bào con giống với bộ NST ở tế bào mẹ. 3. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau: 1. Cho biết từ 1 tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con. 2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ. 3. Nêu khái niệm nguyên phân.
Phương pháp giải: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1 Lời giải chi tiết: 1. Từ 1 tế bào mẹ, qua 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con. 2. Bộ NST ở các tế bào con giống với bộ NST ở tế bào mẹ. 3. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. 43.2 Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức của bản thân học sinh. Lời giải chi tiết: Ở hành, tế bào đỉnh rễ nguyên phân để tạo các tế bào rễ mới để kéo dài, lấy nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể. 43.3 Quan sát hình 43.2 và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Cho biết từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con. 2. So sánh bộ NST ở tế bào con so với bộ NST ở tế bào mẹ. 3. Nêu khái niệm giảm phân. Phương pháp giải: Quan sát hình 43.2 Lời giải chi tiết: 1. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 4 tế bào con. 2. Bộ NST ở các tế bào con giống nhau và bằng một nửa tế bào mẹ. 3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính, từ một tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con chứa tổ hợp NST khác nhau. 43.4 Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức của bản thân. Lời giải chi tiết: Ở nữ giới, khi đến tuổi dậy thì, các tế bài sinh trứng (2n) trong noãn giảm phân tạo ra trứng (n). 43.5 Quan sát hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: 1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ? 2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích. Phương pháp giải: Quan sát hình 43.3 Lời giải chi tiết: 1. F1 có 2 loại kiểu gene mới, 2 loại kiểu hình mới. 2. Quá trình giảm phân hình thành giao tử và quá trình thụ tinh đã tạo ra các biến dị tổ hợp ở phép lai này. 43.6 Hoàn thành vào vở bảng phân biệt nguyên phân, giảm phân. Phương pháp giải: Dựa vào từ khóa, bảng 43.1. Lời giải chi tiết:
43.7 Nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính. Phương pháp giải: Lý thuyết mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính. Lời giải chi tiết: Sự phối hợp của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. Giảm phân và thụ tinh là hai cơ chế làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính. 43.8 Đúng hay sai khi nói rằng NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền quá các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể? Giải thích. Phương pháp giải: Lý thuyết mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính. Lời giải chi tiết: Đúng vì NST mang DNA mang thông tin di truyền và qua giảm phân và thụ tinh, NST truyền được thông tin di truyền cho các thế hệ sau. 43.9 Quan sát Hình 43.5 trong SGK, cho biết công nghệ nào ứng dụng nguyên phân, công nghệ nào ứng dụng giảm phân và thụ tinh. Phương pháp giải: Quan sát Hình 43.5 trong SGK. Lời giải chi tiết: Dựa vào Hình 43.5, ta thấy: - Công nghệ ứng dụng nguyên phân gồm: (a) Nuôi cấy mô thực vật giúp nhân số lượng cây lớn cùng kiểu gene, (b) Nuôi cấy tế bào phôi tạo ngân hàng tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh ở người, (d) Nuôi cấy tế bào ung thư phục vụ nghiên cứu khoa học. - Công nghệ ứng dụng giảm phân và thụ tinh: (c) Thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ chuyên khoa y học hiếm muộn. 43.10 Cho biết các hoạt động của NST trong nguyên phân và nêu ý nghĩa của các hoạt động này. Phương pháp giải: Dựa vào quá trình nguyên phân. Lời giải chi tiết: Các hoạt động chính của NST trong nguyên phân Kì trung gian: - NST tự nhân đôi tạo thành NST kép, gồm 2 cromatit chị em gắn với nhau ở tâm động. - Ý nghĩa: Chuẩn bị vật chất di truyền cho quá trình phân chia tế bào. Kì đầu: - NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tan rã, thoi phân bào hình thành. - Ý nghĩa: Chuẩn bị NST cho quá trình phân ly về các cực tế bào. Kì giữa: - NST co xoắn cực đại, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Ý nghĩa: Đảm bảo sự phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con. Kì sau: - Các cromatit tách nhau ra ở tâm động, trở thành các NST đơn và phân ly về hai cực tế bào. - Ý nghĩa: Phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con. Kì cuối: - NST tháo xoắn, màng nhân hình thành lại, thoi phân bào biến mất. - Ý nghĩa: Hình thành hai tế bào con giống hệt nhau về bộ NST. 43.11 Cho biết các hoạt động của NST trong giảm phân I và nêu ý nghĩa của các hoạt động này. Phương pháp giải: Dựa vào quá trình giảm phân. Lời giải chi tiết: Các hoạt động chính của NST trong giảm phân I Kì trung gian I: NST tự nhân đôi tạo thành NST kép. Kì đầu I: - NST kép bắt đầu co xoắn. - Các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau và xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. - Ý nghĩa: Trao đổi chéo tạo ra các tổ hợp gen mới, là nguồn gốc của biến dị tổ hợp. Kì giữa I: - Các cặp NST tương đồng xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Ý nghĩa: Chuẩn bị cho sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. Kì sau I: - Các cặp NST tương đồng phân li độc lập về hai cực của tế bào. - Ý nghĩa: Giảm số lượng NST của tế bào, tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội kép. Kì cuối I: - Hình thành hai tế bào con có bộ NST đơn bội kép. - Ý nghĩa: Hoàn thành quá trình giảm phân I, tạo điều kiện cho giảm phân II. 43.12 Bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của các quá trình A. nguyên phân và giảm phân. B. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. C. giảm phân và thụ tinh. D. nguyên phân và thụ tinh. Phương pháp giải: Dựa vào quá trình nguyên phân và giảm phân Lời giải chi tiết: Bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Đáp án B. 43.13 Các nhận định sau đây đúng hay sai? Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết nguyên phân và giảm phân. Lời giải chi tiết: Đúng - Đúng - Sai - Đúng. 43.14 Phát biểu nào sau đây đúng về giảm phân? A. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào sinh dưỡng, từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa (n). B. Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và có tính chất chu kì như nguyên phân. C. Giảm phân và thụ tinh không làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính. D. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào sinh dục vào giai đoạn chín, từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa (n). Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết giảm phân Lời giải chi tiết: Phát biểu đúng: Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào sinh dục vào giai đoạn chín, từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa (n). Đáp án D. 43.15 Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân? A. Nhờ nguyên phân, bộ NST của loài sinh sản vô tính được duy trì và ổn định qua các thế hệ tế bào trong một cơ thể và qua các thế hệ khác nhau của loài. B. Quá trình giảm phân tạo ra các giao tử đơn bội (n), sự kết hợp giữa giao tử đực (n) với giao tử cái (n) trong thụ tinh đã khôi phục lại bộ NST lưỡng bội (2n) của loài ở hợp tử và phát triển thành cơ thể. C. Nhờ sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội (2n) của các loài sinh sản hữu tính và giao phối được duy trì và ổn định qua các thế hệ khác nhau của loài. D. Nhờ sự kết hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân mà bộ NST lưỡng bội (2n) của các loài sinh sản hữu tính và giao phối được duy trì và ổn định qua các thế hệ khác nhau của loài. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân. Lời giải chi tiết: Phát biểu không đúng: Nhờ sự kết hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân mà bộ NST lưỡng bội (2n) của các loài sinh sản hữu tính và giao phối được duy trì và ổn định qua các thế hệ khác nhau của loài. Đáp án D.
Quảng cáo
|