Bài 39. Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Quan sát hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

39.1

Quan sát hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả 3 giai đoạn của quá trình tái bản DNA.

2. Nhận xét về kết quả của quá trình tái bản DNA.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 39.1

Lời giải chi tiết:

1. Quá trình tái bản DNA gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: DNA tháo xoắn tách thành 2 mạch đơn.

Giai đoạn 2: Các nucleotide tự do trong môi trường tế bào liên kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của DNA theo nguyên tắc bổ sung.

Giai đoạn 3: Hai mạch đơn gồm một mạch mới tổng hợp và một mạch khuôn xoắn trở lại với nhau, tạo ra hai phân tử DNA mới giống như phân tử DNA ban đầu.

2. Kết quả: Kết thúc quá trình tái bản DNA tạo ra hai phân tử DNA mới giống như phân tử DNA ban đầu.

39.2

Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau:

Mạch 1: A-A-G-C-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C

Mạch 2: T-T-C-G-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G

1. Xác định trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên.

2. Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và DNA ban đầu. Quá trình tái bản DNA có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức quá trình tái bản DNA

Lời giải chi tiết:

1. Trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp:

Mạch 1: A-A-G-C-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C

Mạch 2: T-T-C-G-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G

2. Trình tự nucleotide của DNA mới được tổng hợp giống nhau và giống DNA ban đầu.

Ý nghĩa của quá trình tái bản DNA: duy trì tính nhất quán và đồng nhất của thông tin di truyền trong các thế hệ tế bào và đối với sự phát triển và hoạt động của các cá thể.

39.3

Quan sát hình 39.2, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả ba giai đoạn của quá trình phiên mã.

2. Quá trình phiên mã dựa trên mạch nào của DNA?

3. Phiên mã là gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 39.2

Lời giải chi tiết:

1. Ba giai đoạn phiên mã:

Giai đoạn 1: Khởi đầu: gen tháo xoắn để lộ ra mạch khuôn có chiều từ 3’ đến 5’ 

Giai đoạn 2: Kéo dài: ARN polimeraza tổng hợp ARN bằng cách lắp ráp các nu trong môi trường bổ sung với mạch gốc. 

Giai đoạn 3: Kết thúc.

2. Quá trình phiên mã dựa trên mạch gốc (3’ → 5’) của DNA

3. Phiên mã là quá trình tổng hợp các phân tử RNA dựa trên trình tự polynucleotide của gene (DNA).

39.4

Một đoạn mRNA có trình tự các nucleotide như sau: -U-U-A-C-U-A-A-U-U-C-G-A-

Xác định trình tự các nucleotide trên mỗi mạch đơn của gene tổng hợp mRNA trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung.

Lời giải chi tiết:

Mạch gốc:

-A-A-T-G-A-T-T-A-A-G-C-T-

Mạch bổ sung:

-A-A-A-C-A-A-A-A-A-C-G-A-

39.5

So sánh quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.


Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.

Lời giải chi tiết:

Giống nhau:

Sử dụng DNA làm khuôn: Cả hai quá trình đều dựa trên một mạch đơn của phân tử DNA làm khuôn mẫu để tổng hợp phân tử mới.

Nguyên tắc bổ sung: Cả hai quá trình đều tuân theo nguyên tắc bổ sung A-T (hoặc A-U trong phiên mã), G-C.

Khác nhau:

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close