Bài 30. Tinh bột và cellulose Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9So sánh sự khác nhau giữa tinh bột và cellulose về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (như tính tan,…) và vai trò của chúng trong cây xanh. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
30.1 So sánh sự khác nhau giữa tinh bột và cellulose về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (như tính tan,…) và vai trò của chúng trong cây xanh. Phương pháp giải: Dựa vào trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và vai trò của tinh bột và cellulose. Lời giải chi tiết: Tinh bột là chất rắn, dạng bột, màu trắng, không tan trong nước lạnh, nhưng tan một phần trong nước nóng. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho con người. Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose được sử dụng công nghiệp sản xuất giấy, tơ sợi, thuốc súng,… 30.2 Quan sát hình 30.1 (trang 146, SGK KHTN 9) trình bày sự tạo thành tinh bột và cellulose ở thực vật Phương pháp giải: Dựa vào hình 30.1 Lời giải chi tiết: Từ quá trình quang hợp tạo glucose từ đó hình thành 2 hướng là tạo ra tinh bột và cellulose ở thực vật 30.3 Tiến hành Thí nghiệm phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine (trang 136, SGK KHTN 9); Quan sát hiện tượng xảy ra và cho biết hồ tinh bột phản ứng với iodine tạo ra hợp chất có màu gì? Phương pháp giải: Dựa vào kết quả thí nghiệm. Lời giải chi tiết: Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm chứa hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím. 30.4 Tiến hành THí nghiệm thủy phân tinh bột (trang 136, SGK KHTN 9); Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau: 1. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) và (2), nêu hiện tượng xảy ra 2. Trong thí nghiệm trên, ở ống nghiệm nào đã có phản ứng xảy ra? Phương pháp giải: Dựa vào kết quả thí nghiệm. Lời giải chi tiết: 1. khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) thấy xuất hiện màu xanh tím - Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (2) thấy mất màu dần và sau khi để nguội màu xanh tím trở lại và đậm dần lên. 2. Ống nghiệm 1 có xảy ra phản ứng hóa học. 30.5 Nêu một số ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất Phương pháp giải: Dựa vào ứng dụng của tinh bột và cellulose Lời giải chi tiết: Tinh bột được sử dụng làm nguồn lương thực chính cho con người, làm nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol và một số hóa chất khác Cellulose được sử dụng làm giấy, tơ sợi. 30.6 Kể tên một số lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và cho biết cách sử dụng hợp lí tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về lương thực, thực phẩm Lời giải chi tiết: Một số lương thực, thực phẩm giàu tinh bột: gạo, khoa, ngô, sắn,… Không ăn quá nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn vì khi ăn xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột tạo glucose làm lượng đường trong máu tăng. 30.7 a) Tại sao celluose được dùng làm tơ sợi, nhưng tinh bột thì không? b) Tại sao con người có thể tiêu hóa tinh bột, nhưng không tiêu hóa được cellulose. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của cellulose và tinh bột. Lời giải chi tiết: a) Vì cellulose và tinh bột khác nhau về cấu tạo nên cellulose được dùng làm tơ sợi, nhưng tinh bột thì không. b) Vì con người không có enzyme tiêu hóa được cellulose, chỉ có động vật đặc biệt là động vật ăn cỏ sẽ có enzyme cellulaza giúp tiêu hóa đưcọ cellulose. 30.8 a) Sản phảm thủy phân hoàn toàn của tinh bột hay cellulose có thể tham gia phản ứng tráng gương không? b) Tại sao nhỏ dung dịch iodine lên chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím rõ ràng, nhưng trên chuối chín thì hiện tượng không rõ như vậy? Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của cellulose và tinh bột. Lời giải chi tiết: a) Cellulose và tinh bột đều được cấu tạo từ glucose nên khi thủy phân cellulose và tinh bột đều tạo ra glucose và có tham gia phản ứng tráng gương. b) Vì chuối xanh chứa nhiều tinh bột hơn nên có hiện tượng màu xanh tím rõ ràng.
Quảng cáo
|