Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1.1

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

Để tạo ra tia sáng hoặc chùm sáng, ngoài việc dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp, bạn có thể sử dụng đèn laser. Bằng cách sử dụng đèn laser, bạn có thể tạo ra chùm sáng mạnh, sắc nét và dễ dàng điều chỉnh. Điều này rất hữu ích trong nhiều ứng dụng từ thí nghiệm vật lý đến biểu diễn ánh sáng và các ứng dụng công nghiệp.

1.2

Quan sát điện kế ở Hình 1.4 SGK KHTN 9, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

Trong Hình 1.4 của Sách Giáo Khoa Khoa Học Tự Nhiên lớp 9, điện kế được thiết kế sao cho vạch số 0 nằm giữa thang đo. Điều này có lý do cụ thể liên quan đến cách thức hoạt động và đo lường của điện kế:

- Đo cả dòng điện dương và âm:

+ Điện kế được dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch, và trong nhiều trường hợp, dòng điện có thể chạy theo hai hướng khác nhau qua điện kế. Khi dòng điện đổi chiều, kim chỉ của điện kế sẽ di chuyển về phía âm hoặc dương trên thang đo.

+ Việc đặt vạch số 0 ở giữa cho phép điện kế đo được cả dòng điện dương (dòng điện chạy theo chiều thuận) và dòng điện âm (dòng điện chạy theo chiều ngược lại). Điều này đặc biệt hữu ích khi cần xác định chiều dòng điện trong mạch.

- Xác định dòng điện cân bằng:

+ Trong một số thí nghiệm và ứng dụng, việc xác định điểm cân bằng của dòng điện là rất quan trọng. Khi dòng điện trong mạch là 0, kim của điện kế sẽ nằm ở vị trí giữa thang đo, tức là tại vạch 0. Điều này giúp dễ dàng nhận biết trạng thái không có dòng điện.

- Tăng độ chính xác trong đo lường

+ Đặt vạch số 0 ở giữa thang đo giúp tăng độ chính xác khi đọc giá trị dòng điện, đặc biệt khi dòng điện nhỏ và gần bằng 0. Kim của điện kế có thể dao động quanh vị trí 0 mà vẫn cung cấp thông tin chính xác về hướng và cường độ dòng điện nhỏ.

1.3 1

1. Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

1. Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh. Cần lưu ý cầm, nắm cẩn thận vì thủy tinh rất dễ vỡ

1.3 2

2. Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần dùng lưới tản nhiệt?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

2. Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần dùng lưới tản nhiệt để trảnh phân bổ nhiệt không đều dẫn đến bị vỡ

1.4

Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

Những hóa chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng cần được đựng trong các lọ tối màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ

1.5 1

1. Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

1. Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng cần cho phép, đóng nắp khi không sử dụng

1.5 2

2. Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

2. Cần đọc cẩn thận nhãn để tránh nhầm lẫn khi thực hành vì các chất có thể gây ra phản ứng mạnh

1.5 3

3. Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

3. Không tự ý nghiền, trộn hóa chất vì sẽ gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn hoặc có thể phát nổ

1.5 4

4. Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,…)?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

4. Cần lưu ý đeo khẩu trang, găng tay, thao tác cẩn thận, làm theo hướng dẫn của giáo viên

1.6

Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo cách thức quy định chung với các bài báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

Bài báo cáo một vấn đề khoa học

Bài báo cáo thực hành

1. Tiêu đề

2. Tóm tắt

3. Giới thiệu

4. Phương pháp

5. Kết quả

6. Thảo luận

7. Kết luận

8. Tài liệu tham khảo

1. Tiêu đề

2. Cơ sở lí thuyết

3. Các bước tiến hành

4. Kết quả

5. Đánh giá kết quả

1.7

Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

1. Cơ sở lí thuyết

a) Công thức tính điện trở: \(R\; = \frac{U}{I}\)

Trong đó U (V) là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế. Mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế. Mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

2. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị

+ Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.

+ Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.

+ Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.

+ Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.

+ Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.

+ Một công tắc.

+ Báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài

- Nội dung thực hành

+ Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.

+ Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.

+ Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.

3. Kết quả đo

a. Tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo

 

b. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở

Giá trị trung bình của điện trở:

\(R = \frac{{11,1 + 10,5 + 10,0 + 10,0 + 10,2}}{5} = 10,4\,{\rm{\Omega }}\)

4. Đánh giá kết quả

Nguyên nhân gây ra sự khác nhau giữa các trị số điện trở vừa tính được là do sai số của dụng cụ đo, sai số khi đọc kết quả đo và sai số khi thực hành.

1.8

Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trình báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

     Cách trình chiếu

 

So sánh

Sử dụng phần mềm trình chiếu

Sử dụng báo cáo treo tường.

Ưu điểm

- Tạo ra các slide trực quan và hấp dẫn, thu hút sự chú ý.

- Tích hợp âm thanh và video.

- Có khả năng tạo sự tương tác qua việc sử dụng hyperlinks và bài kiểm tra/câu hỏi.

- Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu.

- Dễ dàng chỉnh sửa khi phát hiện lỗi sai.

- Không phát sinh chi phí in ấn.

- Lưu giữ được lâu trong tâm trí người đọc.

- Văn bản, hình ảnh, bố cục, màu sắc hấp dẫn.

- Có thể đọc và suy ngẫm lâu ở phần mình muốn tìm hiểu.

- Giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề.

Nhược điểm

Không lưu giữ được lâu trong tâm trí người nghe.

Cần nhiều thời gian để nghe, nghe theo thứ tự trình bày.

Mất tiền chi phí in ấn.

Khó chỉnh sửa khi phát hiện lỗi sai.

Không có khả năng tương tác trực tiếp với người đọc.

Cần nhiều không gian trình bày.

1.9

Đồng hồ đo điện có thể đo những đại lượng nào?

A. Cường độ dòng điện

B. Hiệu điện thế

C. Điện trở

D. Ca ba phương án trên

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

Đồng hồ đo điện có thể đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở

Đáp án D

1.10

Đánh dấu X vào ô trống trước những nhận định đúng

1. Điện kế chỉ là dụng cụ để phát hiện dòng điện, không có tác dụng đo cường độ dòng điện

2. Khi sử dụng dụng cụ đo điện cần phải xem xét chức năng của nó và giới hạn thang đo của dụng cụ

3. Khi làm thí nghiệm với các hóa chất, không cần đeo khẩu trang và mặc áo bảo hộ

4. Tiêu đề của một bài báo cáo khoa học cần chính xác và mô tả rõ nội dung của báo cáo

5. Các hóa chất đều có thể đựng trong bất kì loại lọ thủy tinh nào

6. Màu nền của một báo cáo treo tường phải thật rực rỡ, lộng lẫy

7. Thuyết trình trên các phần mềm trình chiếu sẽ không hiệu quà vì phải phụ thuộc nhiều vào máy móc điện tử

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân

Lời giải chi tiết:

Những nhận định đúng: 2, 4

Giải thích cho các nhận định:

1. Điện kế có thể đo cường độ dòng điện nhỏ, ngoài việc phát hiện dòng điện.

2. Điều này là đúng vì nó đảm bảo an toàn và độ chính xác trong đo lường.

3. Điều này sai vì an toàn là ưu tiên hàng đầu khi làm việc với hóa chất.

4. Điều này đúng vì tiêu đề cần phản ánh chính xác nội dung báo cáo.

5. Điều này sai vì một số hóa chất có thể phản ứng với thủy tinh thông thường.

6. Điều này sai vì màu nền quá rực rỡ có thể làm giảm khả năng đọc hiểu.

7. Điều này sai vì phần mềm trình chiếu thường rất hiệu quả nếu sử dụng đúng cách

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close