Bài 18.5; 18.6; 18.7 trang 38 SBT Hóa học 12Giải bài 18.5; 18.6; 18.7 trang 38 sách bài tập Hóa học 12 - Nung nóng 16,8 g bột sắt và 6,4 g bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 18.5. Nung nóng 16,8 g bột sắt và 6,4 g bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 2,24 B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36. Phương pháp giải: - Viết phương trình hóa học, tính toán theo phương trình hóa học để xác định thành phần X - Viết PTHH X tác dụng với HCl, tính toán theo PTHH Lời giải chi tiết: \(n_{Fe}=0,3 \;mol, \;n_{S}=0,2 \; mol\) \(Fe+S\xrightarrow{t^0} FeS\) 0,3 0,2 \(\to\) 0,2 =>Fe dư => \(\begin{cases} Fe\; dư\; 0,1mol \\ FeS \;0,2mol \end{cases}\) \(Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2\) 0,1 \(\to\) 0,1 \(FeS+2HCl\to FeCl_2 +H_2S\) 0,2 \(\to\) 0,2 \(n_{khí}=0,3 \;mol\) \(V_{khí}=6,72 \;(l)\) => Chọn C Câu 18.6. Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được là A. 4,48 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít. Phương pháp giải: Viết phương trình hóa học, áp dụng định luật bảo toàn e Lời giải chi tiết: - \(Fe^{+2} +2e \xrightarrow{(1)} Fe \xrightarrow{(2)} Fe^{+2}+2e\) - \(Zn^{+2} +2e \xrightarrow{(1)} Zn \xrightarrow{(2)} Zn^{+2}+2e\) Vì quá trình (1) và (2) số e cho bằng e nhận => \(V_{H_2}=2,24 \;(l)\) => Chọn D Câu 18.7. Cho 6,72 lít khí H2 (đktc) đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A. Thể tích dung dịch HCl 1M đủ để tác dụng hết với A là A. 0,2 lít. B. 0,1 lít. C.0,3 lít. D. 0,01 lít. Phương pháp giải: - Viết phương trình hóa học, tính toán theo phương trình hóa học=> \(n_{CuO \;dư}\) - Tính \(V_{HCl} \) theo \(n_{CuO \;dư}\) Lời giải chi tiết: \(n_{CuO}=0,4 \;mol, \;n_{H_2}=0,3 \;mol\) \(CuO+H_2 \xrightarrow{t^0} Cu +H_2O\) 0,4 0,3 =>\(n_{CuO}dư=0,1\; mol\) Cu không phản ứng với dung dịch HCl \(CuO +2HCl \to CuCl_2+H_2O\) 0,1 \(\to\) 0,2 => \(V_{HCl}= \dfrac{{0,2}}{{1}}=0,2 \; (l)\) => Chọn A Loigiaihay.com
Quảng cáo
|