Trắc nghiệm Bài 9. Áp suất khí quyển - Vật Lí 8

Đề bài

Câu 1 :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:

  • A

    việc hút mạnh đã làm bẹp hộp

  • B

    áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng

  • C

    áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

  • D

    khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

Câu 2 :

Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?

  • A

    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức \(p = hd\)

  • B

    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.

  • C

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

  • D

    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Câu 3 :

Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.

  • A

    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

  • B

    Con người có thể hít không khí vào phổi

  • C

    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn

  • D

    Vật rơi từ trên cao xuống

Câu 4 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

  • A

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.

  • B

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.

  • C

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.

  • D

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A

    Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

  • B

    Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

  • C

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

  • D

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu 6 :

Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A

    Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.

  • B

    Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.

  • C

    Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.

  • D

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

Câu 7 :

Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

  • A

    Càng tăng

  • B

    Càng giảm

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Câu 8 :

Áp suất khí quyển bằng \(76{\rm{ }}cmHg\) đổi ra là:

  • A

    \(76N/{m^2}\)

  • B

    \(760N/{m^2}\)

  • C

    \(103360N/{m^2}\)

  • D

    \(10336000N/{m^2}\)

Câu 9 :

Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A

    Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ

  • B

    Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm

  • C

    Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi

  • D

    Uống nước trong cốc bằng ống hút

Câu 10 :

Thí nghiệm Ghê - Rich: Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Thí nghiệm này giúp chúng ta:

  • A

    Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển

  • B

    Thấy được độ lớn của áp suất khí quyển

  • C

    Thấy được sự giàu có của Ghê - Rích

  • D

    Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Câu 11 :

Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức \(p = dh\) là do:

  • A

    Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí

  • B

    Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao

  • C

    Công thức \(p = dh\) dùng để tính áp suất của chất lỏng

  • D

    A và B đúng

Câu 12 :

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

  • A

    Tại đỉnh núi

  • B

    Tại chân núi

  • C

    Tại đáy hầm mỏ

  • D

    Trên bãi biển

Câu 13 :

Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thuỷ ngân là \(75cm\), nếu dùng rượu để thay thuỷ ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết \({d_{Hg}} = 136000N/{m^3}\), của rượu \({d_{ruou}} = 8000N/{m^3}\).

  • A

    \(750mm\)

  • B

    \(1275mm\)

  • C

    \(7,5m\)

  • D

    \(12,75m\)

Câu 14 :

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao \(12m\) thì áp suất khí quyển giảm khoảng \(1mmHg\). Áp suất khí quyển ở độ cao \(800{\rm{ }}m\) là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).

  • A

    \(748{\rm{ }}mmHg\)

  • B

    \(693,3{\rm{ }}mmHg\)

  • C

    \(663{\rm{ }}mmHg\)

  • D

    \(826,7mmHg\)

Câu 15 :

Cứ cao lên \(12m\) áp suất khí quyển lại giảm khoảng \(1mmHg\). Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li có độ cao \(400mm\). Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).

  • A

    \(8km\)

  • B

    \(4,8{\rm{ }}km\)

  • C

    \(4320{\rm{ }}m\)

  • D

    \(3600{\rm{ }}m\)

Câu 16 :

Khi đặt ống Tôrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao \(752mm\). Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao \(708mm\). Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao \(12m\) thì áp suất khí quyển giảm \(1mmHg\)và tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).

  • A

    \(440{\rm{ }}m\)

  • B

    \(528{\rm{ }}m\)

  • C

    \(366{\rm{ }}m\)

  • D

    Một đáp số khác

Câu 17 :

Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm:

  • A

    Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm

  • B

    Vì mật độ khí quyển càng giảm

  • C

    Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm

  • D

    Cả A, B, C

Câu 18 :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía?

  • A
     Vì không khí bên trong hộp sữa co lại.
  • B
     Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở ngoài hộp.
  • C
     Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
  • D
     Vì vỏ hộp sữa rất mềm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:

  • A

    việc hút mạnh đã làm bẹp hộp

  • B

    áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng

  • C

    áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

  • D

    khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.

Câu 2 :

Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?

  • A

    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức \(p = hd\)

  • B

    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.

  • C

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

  • D

    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - sai vì \(p = dh\) là biểu thức tính áp suất chất lỏng

B, C, D - đúng

Câu 3 :

Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.

  • A

    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

  • B

    Con người có thể hít không khí vào phổi

  • C

    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn

  • D

    Vật rơi từ trên cao xuống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - là do áp suất khí quyển gây ra

D - do lực hấp dẫn

Câu 4 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

  • A

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.

  • B

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.

  • C

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.

  • D

    Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A

    Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

  • B

    Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

  • C

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

  • D

    Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển

Câu 6 :

Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A

    Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.

  • B

    Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.

  • C

    Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.

  • D

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C  - sai vì: Áp suất khí quyển còn có ở các hành tinh khác như: Sao Thủy (một lớp mỏng manh trên bề mặt), Sao Kim (một bầu khí quyển cực kì dày đặc), Sao Hỏa (khí quyển mỏng), ....

Câu 7 :

Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

  • A

    Càng tăng

  • B

    Càng giảm

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm

Câu 8 :

Áp suất khí quyển bằng \(76{\rm{ }}cmHg\) đổi ra là:

  • A

    \(76N/{m^2}\)

  • B

    \(760N/{m^2}\)

  • C

    \(103360N/{m^2}\)

  • D

    \(10336000N/{m^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ lớn của áp suất khí quyển

\(1mmHg = 136N/{m^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(1mmHg = 136N/{m^2}\)

Theo đề bài: \(76cmHg = 760mmHg = 760.136 = 103360N/{m^2}\)

Câu 9 :

Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A

    Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ

  • B

    Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm

  • C

    Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi

  • D

    Uống nước trong cốc bằng ống hút

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - không do áp suất khí quyển gây ra

B, C, D - do áp suất khí quyển gây ra

Câu 10 :

Thí nghiệm Ghê - Rich: Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Thí nghiệm này giúp chúng ta:

  • A

    Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển

  • B

    Thấy được độ lớn của áp suất khí quyển

  • C

    Thấy được sự giàu có của Ghê - Rích

  • D

    Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thí nghiệm Ghê-rich chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

Câu 11 :

Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức \(p = dh\) là do:

  • A

    Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí

  • B

    Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao

  • C

    Công thức \(p = dh\) dùng để tính áp suất của chất lỏng

  • D

    A và B đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ áp  suất khí quyển không xác định được chính xác độ cao của cột không khí

+ trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao

=> Cả A và B đều đúng

Câu 12 :

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

  • A

    Tại đỉnh núi

  • B

    Tại chân núi

  • C

    Tại đáy hầm mỏ

  • D

    Trên bãi biển

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm

=> Tại đáy hầm mỏ sẽ có áp suất lớn nhất và tại đỉnh núi sẽ có áp suất nhỏ nhất.

Câu 13 :

Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thuỷ ngân là \(75cm\), nếu dùng rượu để thay thuỷ ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết \({d_{Hg}} = 136000N/{m^3}\), của rượu \({d_{ruou}} = 8000N/{m^3}\).

  • A

    \(750mm\)

  • B

    \(1275mm\)

  • C

    \(7,5m\)

  • D

    \(12,75m\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Độ lớn của áp suất khí quyển

+ Sử dụng công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Khi dùng thủy ngân: \(p = {d_{Hg}}.{h_{Hg}}\)

+ Khi thay thủy ngân bằng rượu: \(p = {d_{ruou}}.{h_{ruou}}\)

Từ đó, ta suy ra:

\(\begin{array}{l}{d_{Hg}}.{h_{Hg}} = {d_{ruou}}.{h_{ruou}}\\ \to {h_{ruou}} = \frac{{{d_{Hg}}}}{{{d_{ruou}}}}.{h_{Hg}} = \frac{{136000}}{{8000}}.0,75 = 12,75m\end{array}\)

Câu 14 :

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao \(12m\) thì áp suất khí quyển giảm khoảng \(1mmHg\). Áp suất khí quyển ở độ cao \(800{\rm{ }}m\) là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).

  • A

    \(748{\rm{ }}mmHg\)

  • B

    \(693,3{\rm{ }}mmHg\)

  • C

    \(663{\rm{ }}mmHg\)

  • D

    \(826,7mmHg\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Áp suất khí quyển ở mặt nước biển là: \({p_0} = 760mmHg\)

+ Cứ lên cao \(12m\) thì áp suất khí quyển giảm khoảng \(1mmHg\).

=> Độ giảm áp suất tại độ cao \(800m\) là: \(\Delta p = \frac{{800}}{{12}}mmHg\)

=> Áp suất khí quyển ở độ cao \(800{\rm{ }}m\) là: \(p = {p_0} - \Delta p = 760 - \frac{{800}}{{12}} = 693,33mmHg\)

Câu 15 :

Cứ cao lên \(12m\) áp suất khí quyển lại giảm khoảng \(1mmHg\). Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li có độ cao \(400mm\). Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).

  • A

    \(8km\)

  • B

    \(4,8{\rm{ }}km\)

  • C

    \(4320{\rm{ }}m\)

  • D

    \(3600{\rm{ }}m\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li

=> Áp suất của máy bay ở độ cao \(h\) đó là: \(p = 400mmHg\)

Lại có: Cứ cao lên \(12m\) áp suất khí quyển lại giảm khoảng \(1mmHg\).

=> Độ giảm áp suất tại độ cao \(h\) là: \(\Delta p = \frac{h}{{12}}mmHg\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}p = {p_0} - \Delta p \to \Delta p = {p_0} - p = 760 - 400 = 360mmHg\\ \leftrightarrow \frac{h}{{12}} = 360 \to h = 4320m\end{array}\)

Câu 16 :

Khi đặt ống Tôrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao \(752mm\). Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao \(708mm\). Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao \(12m\) thì áp suất khí quyển giảm \(1mmHg\)và tại mặt đất áp suất khí quyển là \(760mmHg\).

  • A

    \(440{\rm{ }}m\)

  • B

    \(528{\rm{ }}m\)

  • C

    \(366{\rm{ }}m\)

  • D

    Một đáp số khác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li

=> Áp suất tại chân và đỉnh núi lần lượt là: \({p_1} = 752mmHg,{p_2} = 708mmHg\) 

Lại có: Cứ cao lên \(12m\) áp suất khí quyển lại giảm khoảng \(1mmHg\).

Gọi độ cao của chân núi so mặt đất và độ cao của đỉnh núi so với mặt đất lần lượt là: \({h_1},{h_2}\)

=> Độ giảm áp suất tại chân núi và đỉnh núi là:\(\left\{ \begin{array}{l}\Delta {p_1} = \frac{{{h_1}}}{{12}}mmHg\\\Delta {p_2} = \frac{{{h_2}}}{{12}}mmHg\end{array} \right.\)

 

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {p_0} - \Delta {p_1}\\{p_2} = {p_0} - \Delta {p_2}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}\Delta {p_1} = 760 - 752 = 8mmHg\\\Delta {p_2} = 760 - 708 = 52mmHg\end{array} \right.\)

Ta suy ra:

\(\begin{array}{l}\Delta {p_2} - \Delta {p_1} = \frac{{{h_2}}}{{12}} - \frac{{{h_1}}}{{12}} = 52 - 8 = 44\\ \to {h_2} - {h_1} = 528m\end{array}\) 

Câu 17 :

Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm:

  • A

    Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm

  • B

    Vì mật độ khí quyển càng giảm

  • C

    Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm

  • D

    Cả A, B, C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì:

+ Bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm

+ Mật độ khí quyển càng giảm

+ Lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm

 

Câu 18 :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía?

  • A
     Vì không khí bên trong hộp sữa co lại.
  • B
     Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở ngoài hộp.
  • C
     Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
  • D
     Vì vỏ hộp sữa rất mềm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng.

Lời giải chi tiết :

Khi hút bớt không khí hộp sữa, khi đó áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển nên vỏ hộp sữa bị bẹp về nhiều phía.

close