Trắc nghiệm Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét - Vật Lí 8

Đề bài

Câu 1 :

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A

    Lực đẩy Acsimét

  • B

    Lực đẩy Acsimét và lực ma sát

  • C

    Trọng lực

  • D

    Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Câu 2 :

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

  • A

    Trọng lượng của vật

  • B

    Trọng lượng của chất lỏng

  • C

    Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

  • D

    trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng

Câu 3 :

Công thức tính lực đẩy Acsimét là:

  • A

    \({F_A} = DV\)

  • B

    \({F_A} = {P_{vat}}\)

  • C

    \({F_A} = dV\)

  • D

    \({F_A} = d.h\)

Câu 4 :

Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

  • A

    Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • B

    Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

  • C

    Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • D

    Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 5 :

Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A

    Lực đẩy Acsimet cùng chiều với trọng lực.

  • B

    Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

  • C

    Lực đẩy Acsimet có điểm đặt ở vật.

  • D

    Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 6 :

Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A

    Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.

  • B

    Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.

  • C

    Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.

  • D

    Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Câu 7 :

Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao?

  • A

    Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.

  • B

    Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

  • C

    Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

  • D

    Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.

Câu 8 :

Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

  • A

    khối lượng của tảng đá thay đổi

  • B

    khối lượng của nước thay đổi

  • C

    lực đẩy của nước

  • D

    lực đẩy của tảng đá

Câu 9 :

\(1c{m^3}\) nhôm (có trọng lượng riêng \(27000N/{m^3}\)) và \(1c{m^3}\) chì (trọng lượng riêng \(130000N/{m^3}\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A

    Nhôm

  • B

    Chì

  • C

    Bằng nhau

  • D

    Không đủ dữ liệu kết luận

Câu 10 :

\(1kg\) nhôm (có trọng lượng riêng \(27000N/{m^3}\)) và \(1kg\) chì (trọng lượng riêng \(130000N/{m^3}\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A

    Nhôm

  • B

    Chì

  • C

    Bằng nhau

  • D

    Không đủ dữ liệu kết luận.

Câu 11 :

Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là \({F_A} = d.V\). Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

  • A

    Thể tích toàn bộ vật

  • B

    Thể tích chất lỏng

  • C

    Thể tích phần chìm của vật

  • D

    Thể tích phần nổi của vật

Câu 12 :

Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ \(1,7N\). Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ \(1,2N\). Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

  • A

    \(1,7N\)

  • B

    \(1,2N\)

  • C

    \(2,9N\)

  • D

    \(0,5N\)

Câu 13 :

Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  • A

    \({F_{1A}} > {F_{2A}} > {F_{3A}}\)

  • B

    \({F_{1A}} = {F_{2A}} = {F_{3A}}\)

  • C

    \({F_{3A}} > {F_{2A}} > {F_{1A}}\)

  • D

    \({F_{2A}} > {F_{3A}} > {F_{1A}}\)

Câu 14 :

Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ \(2,13N\). Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ \(1,83N\). Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\). Thể tích của vật là:

  • A

    \(213c{m^3}\)

  • B

    \(183c{m^3}\)

  • C

    \(30c{m^3}\)

  • D

    \(396c{m^3}\)

Câu 15 :

Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ \(30N\). Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A

    Tăng lên

  • B

    Giảm đi

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Chỉ số 0.

Câu 16 :

Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ \(4,45N\). Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết \({d_{ruou}} = {\rm{ }}8000N/{m^3}\), \({\rm{ }}{d_{dong}} = 89000N/{m^3}\)

  • A

    \(4,45N\)

  • B

    \(4,25N\)

  • C

    \(4,15N\)

  • D

    \(4,05N\)

Câu 17 :

Một quả cầu bằng sắt có thể tích \(4{\rm{ }}d{m^3}\) được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:

  • A

    \(4000N\)

  • B

    \(40000N\)

  • C

    \(2500N\)

  • D

    \(40N\)

Câu 18 :

Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:

  • A

    Vẫn cân bằng

  • B

    Nghiêng về bên trái

  • C

    Nghiêng về bên phải

  • D

    Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu

Câu 19 :

Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A
    Tăng lên
  • B
    Giảm đi 
  • C
    Không thay đổi
  • D
    Chỉ số 0
Câu 20 :

Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là \(2300kg/{m^3}\)), nhôm (có khối lượng riêng là \(2700kg/{m^3}\)), sắt (có khối lượng riêng là \(7800kg/{m^3}\)) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  • A

    sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất

  • B

    ba vật như nhau

  • C

    sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất

  • D

    sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 21 :

Thể tích miếng sắt là \(2dm^3\). Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước \(d = 10000N/m^3\)

  • A

    F = 10N          

  • B

    F = 20N          

  • C

    F = 15N          

  • D

    F = 25N

Câu 22 :

Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm \(100cm^3\). Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là \(10.000N/m^3\). Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  • A

    \(1N;8900N/{m^3}\)      

  • B

    \(1,5N;8900N/{m^3}\)

  • C

    \(1N;7800N/{m^3}\)      

  • D

    \(1,5N;7800N/{m^3}\)

Câu 23 :

Một vật có khối lượng \(598,5g\) làm bằng chất có khối lượng riêng \(D = 10,5g/cm^3\) được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là \(d = 10.000N/m^3\). Lực đẩy Ac-si-mét có giá trị là

  • A

    0,37N 

  • B

    0,57N 

  • C

    0,47N 

  • D

    0,67N

Câu 24 :

Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?

  • A
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ.
  • B
     Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép.
  • C
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
  • D
     Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.
Câu 25 :

 Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước là bao nhiêu?

  • A
    4,8 N
  • B
    3,6 N
  • C
    8,4 N
  • D
    1,2 N
Câu 26 :

 Lực đẩy Acsimet có chiều

  • A
     hướng theo chiều tăng của áp suất.
  • B
     hướng xuống dưới.
  • C
     hướng lên trên.
  • D
     hướng theo phương nằm ngang.
Câu 27 :

 Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ

  • A
     ma sát lăn.
  • B
     ma sát trượt.
  • C
     ma sát nghỉ.
  • D
     quán tính.
Câu 28 :

Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?

  • A
     Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
  • B
     Vật lơ lửng trong chất lỏng.
  • C
     Vật nổi trên mặt chất lỏng.
  • D
     Cả ba trường hợp trên.
Câu 29 :

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

  • A
     bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
  • B
     bằng trọng lượng của vật.
  • C
     bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
  • D
     bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A

    Lực đẩy Acsimét

  • B

    Lực đẩy Acsimét và lực ma sát

  • C

    Trọng lực

  • D

    Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một vật ở trong nước thì chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực

Câu 2 :

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

  • A

    Trọng lượng của vật

  • B

    Trọng lượng của chất lỏng

  • C

    Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

  • D

    trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lực đẩy Acsimét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Câu 3 :

Công thức tính lực đẩy Acsimét là:

  • A

    \({F_A} = DV\)

  • B

    \({F_A} = {P_{vat}}\)

  • C

    \({F_A} = dV\)

  • D

    \({F_A} = d.h\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

Trong đó:

     + \(d\): là trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)

     + \(V\): thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \(\left( {{m^3}} \right)\)

Câu 4 :

Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

  • A

    Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • B

    Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

  • C

    Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • D

    Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

=> Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào:

+ Trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

+ Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (V)

Câu 5 :

Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A

    Lực đẩy Acsimet cùng chiều với trọng lực.

  • B

    Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

  • C

    Lực đẩy Acsimet có điểm đặt ở vật.

  • D

    Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Lực đẩy Acsimét ngược chiều với trọng lực

B - sai

C - đúng

D - sai vì: Lực đẩy Acsimét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Câu 6 :

Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A

    Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.

  • B

    Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.

  • C

    Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.

  • D

    Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực đẩy Ác-si-met phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Hai vật này có cùng thể tích nên phần thể tích nước bị chúng chiếm chỗ là như nhau.

Suy ra, lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào chúng là như nhau.

=> D đúng

Câu 7 :

Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao?

  • A

    Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.

  • B

    Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

  • C

    Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

  • D

    Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Ta có: Lực đẩy Ác-si-met phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

+ Trọng lượng riêng của nước: d = 1000 kg/m3

+ Trọng lượng riêng của dầu: d = 800 kg/m3

Suy ra: Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.

Câu 8 :

Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

  • A

    khối lượng của tảng đá thay đổi

  • B

    khối lượng của nước thay đổi

  • C

    lực đẩy của nước

  • D

    lực đẩy của tảng đá

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì lực đẩy của nước (lực đẩy Ác-si-mét) theo hướng từ dưới lên trên tác động vào tảng đá.

Câu 9 :

\(1c{m^3}\) nhôm (có trọng lượng riêng \(27000N/{m^3}\)) và \(1c{m^3}\) chì (trọng lượng riêng \(130000N/{m^3}\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A

    Nhôm

  • B

    Chì

  • C

    Bằng nhau

  • D

    Không đủ dữ liệu kết luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

Trong đó:

     + \(d\): là trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)

     + \(V\): thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \(\left( {{m^3}} \right)\)

Thể tích của nhôm và chì là như nhau và cùng được thả vào một bể nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau

=> Lực đẩy tác dụng lên khối nhôm và chì là như nhau.

Câu 10 :

\(1kg\) nhôm (có trọng lượng riêng \(27000N/{m^3}\)) và \(1kg\) chì (trọng lượng riêng \(130000N/{m^3}\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A

    Nhôm

  • B

    Chì

  • C

    Bằng nhau

  • D

    Không đủ dữ liệu kết luận.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

+ Sử dụng biểu thức tính thể tích vật rắn: \(V = \frac{m}{D}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

Trong đó:

     + \(d\): là trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)

     + \(V\): thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \(\left( {{m^3}} \right)\)

Từ đầu bài, ta có trọng lượng riêng của chì lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm => cùng \(1kg\) thì thể tích của chì sẽ nhỏ hơn thể tích của nhôm

=> Thể tích của nhôm lớn hơn của chì => lực đẩy Acsimét của nhôm lớn hơn của chì

Câu 11 :

Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là \({F_A} = d.V\). Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

  • A

    Thể tích toàn bộ vật

  • B

    Thể tích chất lỏng

  • C

    Thể tích phần chìm của vật

  • D

    Thể tích phần nổi của vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

Trong đó:

     + \(d\): là trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)

     + \(V\): thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \(\left( {{m^3}} \right)\)

=> V là thể tích của phần chìm của vật

Câu 12 :

Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ \(1,7N\). Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ \(1,2N\). Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

  • A

    \(1,7N\)

  • B

    \(1,2N\)

  • C

    \(2,9N\)

  • D

    \(0,5N\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

+ Khi treo quả cầu sắt ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật: \(P = 1,7N\)  (1)

+ Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:

Quả cầu chịu tác dụng của hai lực là: lực đẩy Acsimét và trọng lực

Số chỉ của lực kế khi đó: \(F = P - {F_A} = 1,2N\)  (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({F_A} = 1,7 - 1,2 = 0,5N\)

Câu 13 :

Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  • A

    \({F_{1A}} > {F_{2A}} > {F_{3A}}\)

  • B

    \({F_{1A}} = {F_{2A}} = {F_{3A}}\)

  • C

    \({F_{3A}} > {F_{2A}} > {F_{1A}}\)

  • D

    \({F_{2A}} > {F_{3A}} > {F_{1A}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Vì thể tích của 3 quả cầu như nhau và đều được nhúng chìm trong nước

=> Lực đẩy acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu là như nhau hay \({F_{1A}} = {F_{2A}} = {F_{3A}}\)

Câu 14 :

Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ \(2,13N\). Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ \(1,83N\). Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\). Thể tích của vật là:

  • A

    \(213c{m^3}\)

  • B

    \(183c{m^3}\)

  • C

    \(30c{m^3}\)

  • D

    \(396c{m^3}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

+ Khi vật ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật: \(P = 2,13N\)  (1)

+ Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:

Vật chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Acsimét và trọng lực,

Số chỉ của lực kế khi đó: \(F = P - {F_A} = 1,83N\)  (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({F_A} = 2,13 - 1,83 = 0,3N\)

Mặt khác, ta có: \({F_A} = dV \to V = \frac{{{F_A}}}{d} = \frac{{0,3}}{{10000}} = {3.10^{ - 5}}{m^3} = 30c{m^3}\)

Câu 15 :

Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ \(30N\). Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A

    Tăng lên

  • B

    Giảm đi

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Chỉ số 0.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Móc quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của quả cầu:

\({F_1} = P = 30N\)

Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì quả nặng chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét hướng thẳng đứng lên trên. Số chỉ của lực kế lúc này là:

\({F_2} = P - {F_A} = 30 - {F_A} < 30N\)

Vậy số chỉ của lực kế giảm.

Câu 16 :

Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ \(4,45N\). Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết \({d_{ruou}} = {\rm{ }}8000N/{m^3}\), \({\rm{ }}{d_{dong}} = 89000N/{m^3}\)

  • A

    \(4,45N\)

  • B

    \(4,25N\)

  • C

    \(4,15N\)

  • D

    \(4,05N\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = dV\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

+ Khi quả cầu ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu: \(P = 4,45N\)  (1)

Ta có: \(P = dV \to V = \dfrac{P}{d} = \dfrac{{4,45}}{{89000}} = {5.10^{ - 5}}{m^3}\)

+ Khi nhúng chìm quả cầu vào rượu thì quả cầu chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực.

Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu: \({F_A} = {d_{ruou}}V = {8000.5.10^{ - 3}} = 0,4N\)

Số chỉ của lực kế là: \(F = P - {F_A} = 4,45 - 0,4 = 4,05N\)

Câu 17 :

Một quả cầu bằng sắt có thể tích \(4{\rm{ }}d{m^3}\) được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:

  • A

    \(4000N\)

  • B

    \(40000N\)

  • C

    \(2500N\)

  • D

    \(40N\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Đổi \(d{m^3} \to {m^3}\)

+ Sử dụng công thức tính trọng lượng riêng của vật: \(d = 10{\rm{D}}\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Đổi \(4{\rm{d}}{m^3} = 4.\frac{1}{{1000}}{m^3} = 0,004{m^3}\)

Trọng lượng riêng của nước: \(d = 10{\rm{D}} = 10.1000 = 10000N/{m^3}\)

Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu: \({F_A} = dV = 10000.0,004 = 40N\) 

Câu 18 :

Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:

  • A

    Vẫn cân bằng

  • B

    Nghiêng về bên trái

  • C

    Nghiêng về bên phải

  • D

    Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Ta thấy, thể tích của vật bằng nhôm lớn hơn

=> Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn hơn

=> Phía đầu D được lực đẩy nâng lên nhiều hơn dẫn đến thanh CD nghiêng về phía bên trái

Câu 19 :

Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A
    Tăng lên
  • B
    Giảm đi 
  • C
    Không thay đổi
  • D
    Chỉ số 0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác – si – mét.

Lời giải chi tiết :

Khi quả nặng đặt trong không khí, quả nặng chỉ chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Móc quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N → Trọng lượng của quả nặng là 30N

Khi quả nặng nhúng trong nước thì quả nặng chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét đẩy lên. Làm cho số chỉ của lực kế giảm đi.

Câu 20 :

Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là \(2300kg/{m^3}\)), nhôm (có khối lượng riêng là \(2700kg/{m^3}\)), sắt (có khối lượng riêng là \(7800kg/{m^3}\)) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  • A

    sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất

  • B

    ba vật như nhau

  • C

    sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất

  • D

    sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính thể tích: \(V = \frac{m}{D}\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Thể tích của vật : \(V = \frac{m}{D}\)

Do các vật có khối lượng bằng nhau => vật nào có khối lượng riêng lớn sẽ có thể tích nhỏ

Từ đầu bài, ta suy ra: \({V_{Sat}} < {V_{n\hom }} < {V_{su}}\)

+ Lại có, lực đẩy acsimét: \({F_A} = dV\)

Vật nào có thể tích lớn hơn sẽ có lực đẩy Acsimét lớn hơn

=> \({F_{{A_{su}}}} > {F_{{A_{n\hom }}}} > {F_{{A_{sat}}}}\)

Câu 21 :

Thể tích miếng sắt là \(2dm^3\). Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước \(d = 10000N/m^3\)

  • A

    F = 10N          

  • B

    F = 20N          

  • C

    F = 15N          

  • D

    F = 25N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

Đổi \(2d{m^3} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\)

Lực đẩy Acsimet tác dụng vào miếng sắt khi nhúng chìm trong nước là:

\({F_A} = d.V = {10000.2.10^{ - 3}} = 20N\)

Câu 22 :

Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm \(100cm^3\). Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là \(10.000N/m^3\). Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  • A

    \(1N;8900N/{m^3}\)      

  • B

    \(1,5N;8900N/{m^3}\)

  • C

    \(1N;7800N/{m^3}\)      

  • D

    \(1,5N;7800N/{m^3}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = dV\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

+ Khi vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3

\( \Rightarrow {V_{KL}} = 100c{m^3} = {100.10^{ - 6}} = {10^{ - 4}}{m^3}\)

+ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là

\({F_A} = {d_{nuoc}}.{V_{nuoc}} = {d_{nuoc}}.{V_{KL}} = {10000.10^{ - 4}} = 1N\)

+ Khi treo vật vào lực kế, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu: \(P = 7,8N\)  (1)

Ta có: \(P = {d_{KL}}{V_{KL}} \to {d_{KL}} = {\dfrac{P}{V}_{KL}} = \dfrac{{7,8}}{{{{10}^{ - 4}}}} = 7800N/{m^3}\)

Câu 23 :

Một vật có khối lượng \(598,5g\) làm bằng chất có khối lượng riêng \(D = 10,5g/cm^3\) được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là \(d = 10.000N/m^3\). Lực đẩy Ac-si-mét có giá trị là

  • A

    0,37N 

  • B

    0,57N 

  • C

    0,47N 

  • D

    0,67N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(m = DV\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

\(m = 598,5g = 0,5985kg\)

+ Ta có \(m = DV \Rightarrow V = \dfrac{m}{D} = \dfrac{{598,5}}{{10,5}} = 57c{m^3} = {57.10^{ - 6}}{m^3}\)

+ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là

\({F_A} = {d_{nuoc}}.{V_{nuoc}} = {d_{nuoc}}.V = {10000.57.10^{ - 6}} = 0,57N\)  

Câu 24 :

Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?

  • A
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ.
  • B
     Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép.
  • C
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
  • D
     Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)

Với d: trọng lượng riêng của vật.

V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Khúc gỗ và khối thép có cùng thể tích → lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.

Câu 25 :

 Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước là bao nhiêu?

  • A
    4,8 N
  • B
    3,6 N
  • C
    8,4 N
  • D
    1,2 N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ngoài không khí vật chịu tác dụng của trọng lực.

Ở trong nước vật chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

Lời giải chi tiết :

Khi ở trong không khí lực kế chỉ: \({P_1} = P = 4,8\left( N \right)\)

Khi ở trong nước lực kế chỉ: \({P_2} = P - {F_A} = 3,6\left( N \right)\)

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là: \({F_A} = {P_2} - {P_1} = 4,8 - 3,6 = 1,2\left( N \right)\)

Câu 26 :

 Lực đẩy Acsimet có chiều

  • A
     hướng theo chiều tăng của áp suất.
  • B
     hướng xuống dưới.
  • C
     hướng lên trên.
  • D
     hướng theo phương nằm ngang.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lực đẩy Ác-si-mét có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.

Lời giải chi tiết :

Lực đẩy Ác-si-mét có chiều hướng lên trên.

Câu 27 :

 Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ

  • A
     ma sát lăn.
  • B
     ma sát trượt.
  • C
     ma sát nghỉ.
  • D
     quán tính.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ ma sát nghỉ.

Lời giải chi tiết :

Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ ma sát nghỉ.

Câu 28 :

Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?

  • A
     Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
  • B
     Vật lơ lửng trong chất lỏng.
  • C
     Vật nổi trên mặt chất lỏng.
  • D
     Cả ba trường hợp trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một vật bị nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

Lời giải chi tiết :

Vật chìm, vật lơ lửng, vật nổi đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét.

Câu 29 :

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

  • A
     bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
  • B
     bằng trọng lượng của vật.
  • C
     bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
  • D
     bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Một vật bị nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)

Trong đó d: trọng lượng riêng của nước.

V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là: \({F_A} = {d_{cl}}.V\).

close