Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8

Đề bài

Câu 1 :

Cơ năng, nhiệt năng:

  • A

    Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

  • C

    Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

  • D

    Cả A, B và C sai

Câu 2 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng

  • B

    Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

  • C

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

  • A

    Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

  • C

    Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A

    Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng

  • B

    Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng

  • C

    Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

  • D

    Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng

Câu 5 :

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào ?

  • A

    Động năng chuyển hóa thành thế năng

  • B

    Thế năng chuyển hóa thành động năng

  • C

    Không có sự chuyển hóa nào

  • D

    Động năng và thế năng đều tăng

Câu 6 :

Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào ?

  • A

    Động năng tăng, thế năng giảm

  • B

    Động năng và thế năng đều tăng

  • C

    Động năng và thế năng đều giảm

  • D

    Động năng giảm, thế năng tăng

Câu 7 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ?

  • A

    Mũi tên được bắn đi từ cung

  • B

    Nước trên đập cao chảy xuống

  • C

    Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới

  • D

    Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng

Câu 8 :

Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Động năng của vật tại A lớn nhất

  • B

    Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B

  • C

    Động năng của vật ở tại C là lớn nhất

  • D

    Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C

Câu 9 :

Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua mát sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần

  • B

    Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • C

    Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B

  • D

    Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C

Câu 10 :

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.

Thế năng của vật ở vị trí A là:

  • A

    \(50J\)

  • B

    \(100J\)

  • C

    \(200J\)

  • D

    \(600J\)

Câu 11 :

Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng:

  • A

    công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.

  • B

    công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

  • C

    công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

  • D

    công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cơ năng, nhiệt năng:

  • A

    Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

  • C

    Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

  • D

    Cả A, B và C sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Câu 2 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng

  • B

    Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

  • C

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Các dạng của cơ năng: động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.

- Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Ta suy ra:

A – đúng

B, C, D – sai

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

  • A

    Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

  • C

    Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”.

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A

    Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng

  • B

    Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng

  • C

    Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

  • D

    Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương án C là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng:

Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

Câu 5 :

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào ?

  • A

    Động năng chuyển hóa thành thế năng

  • B

    Thế năng chuyển hóa thành động năng

  • C

    Không có sự chuyển hóa nào

  • D

    Động năng và thế năng đều tăng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất => vật có thế năng hấp dẫn

+ Khi thả vật, vật chuyển động rơi => có động năng

+ Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần => thế năng giảm dần

Ta suy ra:

Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.

Câu 6 :

Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào ?

  • A

    Động năng tăng, thế năng giảm

  • B

    Động năng và thế năng đều tăng

  • C

    Động năng và thế năng đều giảm

  • D

    Động năng giảm, thế năng tăng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian nảy lên của quả bóng thì thế năng của quả bóng tăng và động năng của quả bóng giảm

Câu 7 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ?

  • A

    Mũi tên được bắn đi từ cung

  • B

    Nước trên đập cao chảy xuống

  • C

    Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới

  • D

    Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

Lời giải chi tiết :

Cả 3 trường hợp trên đều có sự chuyển hóa thế năng thành động năng, cụ thể:

A – Thế năng đàn hồi => động năng

B, C – Thế năng hấp dẫn => động năng

Câu 8 :

Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Động năng của vật tại A lớn nhất

  • B

    Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B

  • C

    Động năng của vật ở tại C là lớn nhất

  • D

    Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Thế năng của vật tại B là lớn nhất

+ Động năng của vật tại C là lớn nhất

+ Động năng của vật tại C bằng thế năng của vật tại B (nếu bỏ qua ma sát của vật so với không khí và mặt đất khi chạm đất)

=> Phương án C – đúng

Câu 9 :

Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua mát sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần

  • B

    Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • C

    Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B

  • D

    Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Lời giải chi tiết :

A, B, D – đúng

C – sai vì: Khi bỏ qua ma sát của không khí thì cơ năng của vật được bảo toàn nghĩa là cơ năng tại C bằng cơ năng tại B

Câu 10 :

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.

Thế năng của vật ở vị trí A là:

  • A

    \(50J\)

  • B

    \(100J\)

  • C

    \(200J\)

  • D

    \(600J\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Lời giải chi tiết :

Gọi \({{\rm{W}}_d},{{\rm{W}}_t},{\rm{W}}\) lần lượt là động năng, thế năng và cơ năng của vật

C – là vị trí có động năng bằng thế năng

Theo đề bài, ta có:

+ Tại B: \({{\rm{W}}_{{d_B}}} = \frac{1}{2}{{\rm{W}}_{{t_B}}} \to 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}}\)

 + Tại C: \(\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100\\{{\rm{W}}_{{t_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}} - 100 = 2{W_{{d_B}}} - 100\end{array} \right.\)

Lại có:

\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_C}}} \leftrightarrow {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100 = 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} - 100\\ \to {{\rm{W}}_{{d_B}}} = 200J\end{array}\)

Thế vào (1), ta suy ra: \({{\rm{W}}_{{t_B}}} = 2.200 = 400J\)

Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có:

Cơ năng của vật tại B: \({{\rm{W}}_B} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + {{\rm{W}}_{{t_B}}} = 200 + 400 = 600J\)

Thế năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B

(do tại A vật chỉ có thế năng mà không có động năng)

\({{\rm{W}}_{{t_A}}} = {{\rm{W}}_B} = 600J\)

Câu 11 :

Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng:

  • A

    công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.

  • B

    công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

  • C

    công thực hiện làm thế năng của xe tăng.

  • D

    công thực hiện làm động năng của xe giảm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng công thực hiện làm động năng của xe giảm.

close