Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8Đề bài
Câu 1 :
Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
Câu 2 :
Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng.
Câu 3 :
Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
Câu 4 :
Nhiệt dung riêng của rượu là \(2500{\rm{ }}J/kg.K\). Điều đó có nghĩa là gì?
Câu 5 :
Gọi \(t\) là nhiệt độ lúc sau, \({t_0}\) là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
Câu 6 :
Chọn phương án sai.
Câu 7 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
Câu 8 :
Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
Câu 9 :
Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của \(3kg\) đồng và \(3kg\) chì thêm \({15^0}C\) thì:
Câu 10 :
Ba chất lỏng \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đang ở nhiệt độ \({t_A},{t_B},{t_C}\) với \({t_A} < {t_B} < {t_C}\) được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
Câu 11 :
Để đun sôi \(15\) lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là \({20^0}C\) và nhiệt dung riêng của nước \(c = 4200J/kg.K\)
Câu 12 :
Phải cung cấp cho \(8kg\) kim loại này ở \({40^0}C\) một nhiệt lượng là \(110,4{\rm{ }}kJ\) để nó nóng lên \({70^0}C\) . Đó là kim loại gì? Biết nhiệt dung riêng của các chất được cho trong bảng sau:
Câu 13 :
Một ấm nhôm có khối lượng \(300g\) chứa \(0,5\) lít nước đang ở nhiệt độ \({25^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là \({c_1} = 880J/kg.K,{c_2} = 4200J/kg.K\). Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
Câu 14 :
Người ta cung cấp cho \(2{\rm{ }}kg\) rượu một nhiệt lượng \(175kJ\) thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là \(2500J/kg.K\)
Câu 15 :
Đun nóng \(15\) lít nước từ nhiệt độ ban đầu \({t_1} = {27^0}C\) . Sau khi nhận được nhiệt lượng \(1134kJ\) thì nước nóng đến nhiệt độ \({t_2}\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là:
Câu 16 :
Người ta cung cấp một nhiệt lượng là \(1562,4kJ\) cho \(12\) lít nước có nhiệt độ \({t_1}\) thì nâng nhiệt độ của nước lên \({72^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Giá trị của \({t_1}\) là:
Câu 17 :
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm \({1^0}C\). Hãy cho biết \(1 calo\) bằng bao nhiêu \(jun\)?
Câu 18 :
Một vật bằng đồng có khối lượng \(m = 10kg\) đang ở \({20^0}C\) để vật đó đạt được nhiệt độ \({70^0}C\) thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: (biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\))
Câu 19 :
Nhiệt lượng là:
Câu 20 :
Đầu thép của một búa máy có khối lượng \(15kg\) nóng lên thêm \({20^0}C\) sau \(1,6phut\) hoạt động. Biết rằng chỉ có \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là \(460J/kg.K\).
Câu 21 :
Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg đồng để tăng nhiệt độ từ \({30^0}C\) lên \({60^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J/kg.K.
Câu 22 :
Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 500g chứa 1 lít nước ở \({20^0}C\). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường).
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào: + Khối lượng + Độ tăng nhiệt độ của vật + Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
Câu 2 :
Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)
Câu 3 :
Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đơn vị của nhiệt dung riêng là: \(J/kg.K\)
Câu 4 :
Nhiệt dung riêng của rượu là \(2500{\rm{ }}J/kg.K\). Điều đó có nghĩa là gì?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\) => Nhiệt dung riêng của rượu là \(2500J/kg.K\). Điều này có nghĩa là: Để nâng \(1{\rm{ }}kg\) rượu tăng lên \(1\) độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là \(2500{\rm{ }}J\)
Câu 5 :
Gọi \(t\) là nhiệt độ lúc sau, \({t_0}\) là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Công thức tính nhiệt lượng thu vào: \(Q = mc\Delta t = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = mc\left( {t - {t_0}} \right)\)
Câu 6 :
Chọn phương án sai.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
A, B, D – đúng C – sai vì: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
Câu 7 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ngoài \(J,{\rm{ }}kJ\) đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng \(calo,{\rm{ }}kcalo\) \(1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
Câu 8 :
Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
Ta có: Nhiệt lượng : \(Q = mc\Delta t\) Bình A chứa lượng nước ít nhất (\(1l\)) trong các bình => trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất
Câu 9 :
Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của \(3kg\) đồng và \(3kg\) chì thêm \({15^0}C\) thì:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\) Theo đầu bài, ta có: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì => Để tăng nhiệt độ của \(3kg\) đồng và \(3kg\) chì thêm \({15^0}C\) thì khối đồng sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì
Câu 10 :
Ba chất lỏng \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đang ở nhiệt độ \({t_A},{t_B},{t_C}\) với \({t_A} < {t_B} < {t_C}\) được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ta có \({t_A} < {t_B} < {t_C}\) => Ta chỉ có thể chắc chắn rằng: C tỏa nhiệt, A thu nhiệt Còn B chỉ có thể xác định được tỏa nhiệt hay thu nhiệt sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng
Câu 11 :
Để đun sôi \(15\) lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là \({20^0}C\) và nhiệt dung riêng của nước \(c = 4200J/kg.K\)
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Nhiệt độ sôi của nước là: \({100^0}C\) + Khối lượng của \(1l\) nước \( = 1kg\) + Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
+ Ta có nhiệt độ sôi của nước là \({100^0}C\) + Đổi khối lượng của \(15l\) nước \( = 15kg\) + Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi \(15l\) nước từ \({20^0}\) là: \(Q = mc\Delta t = 15.4200.\left( {100 - 20} \right) = 5040000J = 5040kJ\)
Câu 12 :
Phải cung cấp cho \(8kg\) kim loại này ở \({40^0}C\) một nhiệt lượng là \(110,4{\rm{ }}kJ\) để nó nóng lên \({70^0}C\) . Đó là kim loại gì? Biết nhiệt dung riêng của các chất được cho trong bảng sau:
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) + So sánh với bảng nhiệt dung riêng => kim loại cần tìm Lời giải chi tiết :
+ Ta có, nhiệt lượng cần cung cấp cho khối lượng kim loại đó là: \(Q = mc\Delta t\) Ta suy ra, nhiệt dung riêng của kim loại đó là: \(c = \frac{Q}{{m\Delta t}} = \frac{{110,{{4.10}^3}}}{{8.\left( {70 - 40} \right)}} = 460J/kg.K\) + Dựa vào bảng nhiệt dung riêng, ta suy ra kim loại đó là: Thép
Câu 13 :
Một ấm nhôm có khối lượng \(300g\) chứa \(0,5\) lít nước đang ở nhiệt độ \({25^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là \({c_1} = 880J/kg.K,{c_2} = 4200J/kg.K\). Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Đổi đơn vị + Nhiệt độ của nước sôi là: \({100^0}C\) + Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) tính nhiệt lượng: - Cần truyền cho ấm - Cần truyền để nước sôi Lời giải chi tiết :
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(0,5l\) nước \( = 0,5kg = {m_2}\) Khối lượng của ấm: \({m_1} = 0,3kg\) Ta có: + Nhiệt độ nước sôi là: \({100^0}C\) + Nhiệt lượng truyền cho ấm tăng từ \({25^0}C \to {100^0}C\) là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\Delta t\) + Nhiệt lượng truyền cho nước sôi từ \({25^0}C \to {100^0}C\) là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\Delta t\) + Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm sẽ bằng tổng nhiệt lượng để truyền cho ấm nóng lên và làm cho nước nóng lên: \(\begin{array}{l}Q = {Q_1} + {Q_2} = {m_1}{c_1}\Delta t + {m_2}{c_2}\Delta t\\ = 0,3.880\left( {100 - 25} \right) + 0,5.4200\left( {100 - 25} \right)\\ = 177300J = 177,3kJ\end{array}\)
Câu 14 :
Người ta cung cấp cho \(2{\rm{ }}kg\) rượu một nhiệt lượng \(175kJ\) thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là \(2500J/kg.K\)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
Ta có nhiệt lượng cung cấp: \(Q = mc\Delta t\) Ta suy ra: \(\Delta t = \frac{Q}{{mc}} = \frac{{{{175.10}^3}}}{{2.2500}} = 35\) => Nhiệt độ của rượu tăng thêm là: \({35^0}C\)
Câu 15 :
Đun nóng \(15\) lít nước từ nhiệt độ ban đầu \({t_1} = {27^0}C\) . Sau khi nhận được nhiệt lượng \(1134kJ\) thì nước nóng đến nhiệt độ \({t_2}\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Khối lượng của \(1l\) nước \( = 1kg\) + Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(15l\) nước \( = 15kg\) + Ta có, nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\) Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{{{1134.10}^3}}}{{15.4200}} = 18\) Mặt khác, ta có: \(\begin{array}{l}\Delta t = {t_2} - {t_1} \leftrightarrow 18 = {t_2} - 27\\ \to {t_2} = 18 + 27 = 45\end{array}\) Vậy nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là \({45^0}C\)
Câu 16 :
Người ta cung cấp một nhiệt lượng là \(1562,4kJ\) cho \(12\) lít nước có nhiệt độ \({t_1}\) thì nâng nhiệt độ của nước lên \({72^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Giá trị của \({t_1}\) là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Khối lượng của \(1l\) nước \( = 1kg\) + Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(12l\) nước \( = 12kg\) + Ta có, nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\) Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{1562,{{4.10}^3}}}{{12.4200}} = 31\) Mặt khác, ta có: \(\begin{array}{l}\Delta t = {t_2} - {t_1} \leftrightarrow 31 = 72 - {t_1}\\ \to {t_1} = 72 - 31 = 41\end{array}\) Vậy nhiệt độ ban đầu của nước \({t_1}\) có giá trị là \({41^0}C\)
Câu 17 :
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm \({1^0}C\). Hãy cho biết \(1 calo\) bằng bao nhiêu \(jun\)?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ta có: \(1calo = 4,2J\)
Câu 18 :
Một vật bằng đồng có khối lượng \(m = 10kg\) đang ở \({20^0}C\) để vật đó đạt được nhiệt độ \({70^0}C\) thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: (biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\))
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
Nhiệt lượng cần cung cấp cho đồng là: \(Q = mc\Delta t = 10.380.(70 - 20) = 190000J = 190kJ\)
Câu 19 :
Nhiệt lượng là:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nhiệt lượng là phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 20 :
Đầu thép của một búa máy có khối lượng \(15kg\) nóng lên thêm \({20^0}C\) sau \(1,6phut\) hoạt động. Biết rằng chỉ có \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là \(460J/kg.K\).
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) + Vận dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \) + Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) Lời giải chi tiết :
\(t = 1,6p = 1,6.60 = 96s\) Nhiệt năng đầu búa thu được là: \(Q = mc\Delta t = 15.460.20 = 138000J\) Theo đề bài: \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa \(\) \(\begin{array}{l}Q = 40\% A\\ \Rightarrow A = \dfrac{Q}{{40\% }} = \dfrac{{138000}}{{40\% }} = 345000J\end{array}\) Công suất của búa máy là \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{345000}}{{96}} = 3593,75W\) .
Câu 21 :
Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg đồng để tăng nhiệt độ từ \({30^0}C\) lên \({60^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J/kg.K.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Lời giải chi tiết :
Nhiệt lượng cần truyền cho đồng là: \(Q = mc\Delta t = 2.380.\left( {60 - 30} \right) = 22800{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)
Câu 22 :
Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 500g chứa 1 lít nước ở \({20^0}C\). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường).
Đáp án : C Phương pháp giải :
Nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\) Lời giải chi tiết :
1 lít nước có khối lượng là \({m_1} = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\) Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\Delta t = 1.4200.\left( {100 - 20} \right) = 336000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\) Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\Delta t = 0,5.880.\left( {100 - 20} \right) = 35200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là: \(Q = {Q_1} + {Q_2} = 336000 + 35200 = 371200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)
|