Trắc nghiệm Bài 4. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật Lí 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.

  • A

    Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

  • B

    Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

  • C

    Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

  • D

    Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 2 :

Công thức tính áp suất chất lỏng là:

  • A

    \(p = \frac{d}{h}\)

  • B

    \(p = dh\)

  • C

    \(p = dV\)

  • D

    \(p = \frac{h}{d}\)

Câu 3 :

Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

  • A

    Khối lượng lớp chất lỏng phía trên

  • B

    Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên

  • C

    Thể tích lớp chất lỏng phía trên

  • D

    Độ cao lớp chất lỏng phía trên

Câu 4 :

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

  • A

    Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

  • B

    Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

  • C

    Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

  • D

    Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Câu 5 :

Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A

    Tăng

  • B

    Giảm

  • C

    Không đổi

     

  • D

    Không xác định được

Câu 6 :

Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở \({4^0}C\). Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:

  • A

    \({p_1} = {p_2} = {p_3}\)

  • B

    \({p_1} > {p_2} > {p_3}\)

  • C

    \({p_3} > {p_2} > {p_1}\)

  • D

    \({p_2} > {p_3} > {p_1}\)

Câu 7 :

Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

  • A

    Tại M

  • B

    Tại N

  • C

    Tại P

  • D

    Tại Q

Câu 8 :

Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?

  • A

    Bình 1

  • B

    Bình 2

  • C

    Bình 3

  • D

    Bình 4

Câu 9 :

Trong hình bên, mực chất lỏng ở $3$ bình ngang nhau. Bình $1$ đựng nước, bình $2$ đựng rượu, bình $3$ đựng thuỷ ngân.Gọi \({p_1},{\rm{ }}{p_2},{\rm{ }}{p_3}\) là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình $1, 2$ và $3$. Chọn phương án đúng:

  • A

    \({p_1} > {p_2} > {p_3}\)

  • B

    \({p_2} > {p_3} > {p_1}\)

  • C

    \({p_3} > {p_1} > {p_2}\)

  • D

    \({p_2} > {p_1} > {p_3}\)

Câu 10 :

Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ \(875000{\rm{ }}N/{m^2}\), một lúc sau áp kế chỉ \(1165000{\rm{ }}N/{m^2}\). Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A

    Tàu đang lặn xuống

  • B

    Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang

  • C

    Tàu đang từ từ nổi lên

  • D

    Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Câu 11 :

Một bình hình trụ cao \(2,5m\) đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A

    \(2500Pa\)

  • B

    \(400Pa\)

  • C

    \(250Pa\)

  • D

    \(25000Pa\)

Câu 12 :

Một bình hình trụ cao \(1,8m\) đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là \(800kg/{m^3}\). Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình \(20cm\) là:

  • A

    \(1440Pa\)

  • B

    \(1280Pa\)

  • C

    \(12800Pa\)

  • D

    \(1600Pa\)

Câu 13 :

Cho khối lượng riêng của thuỷ ngân là \(13600kg/{m^3}\). Trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\) . Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

  • A

    \(13,6\) lần

  • B

    \(1,36\) lần

  • C

    \(136\) lần

  • D

    Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Câu 14 :

Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.

  • A

    \({p_A} > {p_B} > {p_C} > {p_D}\)

  • B

    \({p_A} > {p_B} > {p_C} = {p_D}\)

  • C

    \({p_A} < {p_B} < {p_C} = {p_D}\)

  • D

    \({p_A} < {p_B} < {p_C} < {p_D}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.

  • A

    Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

  • B

    Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

  • C

    Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

  • D

    Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Câu 2 :

Công thức tính áp suất chất lỏng là:

  • A

    \(p = \frac{d}{h}\)

  • B

    \(p = dh\)

  • C

    \(p = dV\)

  • D

    \(p = \frac{h}{d}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\(p = d.h\)

Trong đó:

     + \(p\): áp suất ở đáy cột chất lỏng \(\left( {Pa} \right)\)

     + \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)

     + \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)

Câu 3 :

Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

  • A

    Khối lượng lớp chất lỏng phía trên

  • B

    Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên

  • C

    Thể tích lớp chất lỏng phía trên

  • D

    Độ cao lớp chất lỏng phía trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất chất lỏng \(p = dh\)

=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:

+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)

Câu 4 :

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

  • A

    Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

  • B

    Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

  • C

    Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

  • D

    Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: tiết diện của nhánh bình thông nhau không nhất thiết phải bằng nhau.

Câu 5 :

Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A

    Tăng

  • B

    Giảm

  • C

    Không đổi

     

  • D

    Không xác định được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Tính thể tích của phần nước bị cục đá chiếm chỗ

- Sử dụng công thức tính lực đẩy ác-si-mét: \({F_A} = dV\)

- Sử dụng định nghĩa cân bằng lực

+ Tính thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành: \(P = dV\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \({P_d}\) là trọng lượng của cục đá khi chưa tan hết

\({V_1}\) là thể tích của phần nước đá bị cục đá chiếm chỗ

\({d_n}\) là trọng lượng riêng của nước

\({F_A}\) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan

\({P_2}\) là trọng lượng của cục nước đá tan hết tạo thành

\({V_2}\) là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành

Ta có:

+ Khi cục nước đá đang nổi trong bình nước, thì trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với nhau:

\(\begin{array}{l}{P_d} = {F_A} = {V_1}{d_n}\\ \to {V_1} = \frac{{{P_d}}}{{{d_n}}}\end{array}\)

+ Trọng lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành là: \({P_2} = {V_2}{d_n} \to {V_2} = \frac{{{P_2}}}{{{d_n}}}\)

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:

\({P_2} = {P_d} \to {V_2} = {V_1}\)

=> Thể tích của phần nước đá bị chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết.

=> Mực nước trong cốc không thay đổi.

Câu 6 :

Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở \({4^0}C\). Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:

  • A

    \({p_1} = {p_2} = {p_3}\)

  • B

    \({p_1} > {p_2} > {p_3}\)

  • C

    \({p_3} > {p_2} > {p_1}\)

  • D

    \({p_2} > {p_3} > {p_1}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: \(p = dh\)

Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình là như nhau, mà 3 bình lại chứa cùng một lượng nước như nhau

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy của 3 bình là như nhau hay \({p_1} = {p_2} = {p_3}\)

Câu 7 :

Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

  • A

    Tại M

  • B

    Tại N

  • C

    Tại P

  • D

    Tại Q

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, áp suất \(p = dh\)

Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)

Từ hình ta thấy, điểm M gần mặt thoáng nhất hay \({h_M}\) nhỏ nhất

=> áp suất tại điểm M là nhỏ nhất.

Câu 8 :

Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?

  • A

    Bình 1

  • B

    Bình 2

  • C

    Bình 3

  • D

    Bình 4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, áp suất \(p = dh\)

Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)

Từ hình ta thấy, bình 1 có chiều cao cột chất lỏng lớn nhất

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 1 lớn nhất.

Câu 9 :

Trong hình bên, mực chất lỏng ở $3$ bình ngang nhau. Bình $1$ đựng nước, bình $2$ đựng rượu, bình $3$ đựng thuỷ ngân.Gọi \({p_1},{\rm{ }}{p_2},{\rm{ }}{p_3}\) là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình $1, 2$ và $3$. Chọn phương án đúng:

  • A

    \({p_1} > {p_2} > {p_3}\)

  • B

    \({p_2} > {p_3} > {p_1}\)

  • C

    \({p_3} > {p_1} > {p_2}\)

  • D

    \({p_2} > {p_1} > {p_3}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, áp suất \(p = dh\)

Trong đó:

+ \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)

+ \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)

Từ hình ta thấy, độ cao của cột chất lỏng trong các bình là như nhau

Mặt khác, ta có trọng lượng riêng của của thủy ngân lớn hơn của nước và của nước lớn hơn của rượu

\(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {d_1}h\\{p_2} = {d_2}h\\{p_3} = {d_3}h\end{array} \right.\)  và \({d_3} > {d_1} > {d_2}\)

Ta suy ra: \({p_3} > {p_1} > {p_2}\)

Câu 10 :

Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ \(875000{\rm{ }}N/{m^2}\), một lúc sau áp kế chỉ \(1165000{\rm{ }}N/{m^2}\). Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A

    Tàu đang lặn xuống

  • B

    Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang

  • C

    Tàu đang từ từ nổi lên

  • D

    Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Theo đầu bài, ta có:

+ Áp suất ban đầu là \(875000N/{m^2}\)

+ Áp suất lúc sau là: \(1165000N/{m^2}\)

Ta có, áp suất \(p = dh\)

Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)

Áp suất lúc sau lớn hơn áp suất ban đầu

=> Độ sâu của tàu so với mặt nước biển lúc sau lớn hơn lúc đầu

=> Tàu đang lặn xuống

Câu 11 :

Một bình hình trụ cao \(2,5m\) đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  • A

    \(2500Pa\)

  • B

    \(400Pa\)

  • C

    \(250Pa\)

  • D

    \(25000Pa\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10{\rm{D}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 2,5m\\d = 1000.10 = 10000N/{m^3}\end{array} \right.\)

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: \(p = dh = 10000.2,5 = 25000Pa\)

Câu 12 :

Một bình hình trụ cao \(1,8m\) đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là \(800kg/{m^3}\). Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình \(20cm\) là:

  • A

    \(1440Pa\)

  • B

    \(1280Pa\)

  • C

    \(12800Pa\)

  • D

    \(1600Pa\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10{\rm{D}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Khoảng cách từ điểm M đến mặt thoáng là: \(h = 1,8 - 0,2 = 1,6m\)

+ Trọng lượng riêng của rượu :\(d = 10.800 = 8000N/{m^3}\)

=> Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M là: \({p_M} = d.h = 8000.1,6 = 12800Pa\)

Câu 13 :

Cho khối lượng riêng của thuỷ ngân là \(13600kg/{m^3}\). Trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\) . Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

  • A

    \(13,6\) lần

  • B

    \(1,36\) lần

  • C

    \(136\) lần

  • D

    Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10{\rm{D}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Do ở cùng một độ sâu nên, áp suất của thủy ngân và áp suất của nước có giá trị tương ứng là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{p_{Hg}} = {d_{Hg}}.h\\{p_{{H_2}O}} = {d_{{H_2}O}}.h\end{array} \right.\)

Từ đề bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{d_{Hg}} = 13600.10 = 136000N/{m^3}\\{d_{{H_2}O}} = 10000N/{m^3}\end{array} \right.\)

Ta suy ra: \(\frac{{{p_{Hg}}}}{{{p_{{H_2}O}}}} = \frac{{{d_{Hg}}}}{{{d_{{H_2}O}}}} = \frac{{136000}}{{10000}} = 13,6\)

Câu 14 :

Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.

  • A

    \({p_A} > {p_B} > {p_C} > {p_D}\)

  • B

    \({p_A} > {p_B} > {p_C} = {p_D}\)

  • C

    \({p_A} < {p_B} < {p_C} = {p_D}\)

  • D

    \({p_A} < {p_B} < {p_C} < {p_D}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(p = dh\)

Từ hình, ta thấy

\(\begin{array}{l}{h_A} > {h_B} > {h_C} = {h_D}\\ \to {p_A} > {p_B} > {p_C} = {p_D}\end{array}\)

close