Trắc nghiệm Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian - Vật Lí 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?

  • A

    Đường cong

  • B

    Đường thẳng

  • C

    Đường tròn

  • D

    Đường gấp khúc

Câu 2 :

Khi nào thì độ dịch chuyển và quãng đường bằng nhau?

  • A

    Khi chuyển động theo một chiều không đổi

  • B

    Khi chuyển động đổi chiều

  • C

    Khi chuyển động có vận tốc không đổi

  • D

    Khi chuyển động có tốc độ không đổi

Câu 3 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?

  • A

    d = 5.t + 5 (cm)

  • B

    d = 5.t (cm)

  • C

    d = 5.t (m)

  • D

    d = 5.t + 5 (m)

Câu 4 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?

  • A

    110 m

  • B

    120 m

  • C

    125 m

  • D

    130 m

Câu 5 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 30 là bao nhiêu?

  • A

    35 m

  • B

    25 m

  • C

    15 m

  • D

    5 m

Câu 6 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, vận tốc của vật là bao nhiêu?

  • A

    4 m/s

  • B

    5 m/s

  • C

    6 m/s

  • D

    7 m/s

Câu 7 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động trong 10 s đầu là?

  • A

    5 m/s

  • B

    10 m/s

  • C

    8 m/s

  • D

    15 m/s

Câu 8 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động từ giây thứ thứ 25 đến giây 40 là bao nhiêu?

  • A

    5,59 m/s

  • B

    6,76 m/s

  • C

    6,67 m/s

  • D

    7,67 m/s

Câu 9 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Câu 10 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Câu 11 :

Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A

    Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn

  • B

    Ô tô đang nằm yên dưới ga ra

  • C

    Xe máy đang đi trên đường

  • D

    Cốc nước đang nằm yên trên giá

Câu 12 :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Câu 13 :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Câu 14 :

Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s2 . Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m

  • B

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m

  • C

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m

  • D

    Không phanh kịp

Câu 15 :

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?

  • A

    0,4 m/s2

  • B

    0,5 m/s2

  • C

    0,6 m/s2

  • D

    0,7 m/s2

Câu 16 :

Một ô tô bắt đầu xuất phát và chuyển động nhanh dần với gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 . Sau 10 s, xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

  • A

    100 m

  • B

    150 m

  • C

    200 m

  • D

    250 m

Câu 17 :

Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A

    20 m/s2

  • B

    10 m/s2

  • C

    – 20 m/s2

  • D

    – 10 m/s2

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?

  • A

    Đường cong

  • B

    Đường thẳng

  • C

    Đường tròn

  • D

    Đường gấp khúc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng

Câu 2 :

Khi nào thì độ dịch chuyển và quãng đường bằng nhau?

  • A

    Khi chuyển động theo một chiều không đổi

  • B

    Khi chuyển động đổi chiều

  • C

    Khi chuyển động có vận tốc không đổi

  • D

    Khi chuyển động có tốc độ không đổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn như nhau.

Câu 3 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?

  • A

    d = 5.t + 5 (cm)

  • B

    d = 5.t (cm)

  • C

    d = 5.t (m)

  • D

    d = 5.t + 5 (m)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách viết phương trình đường thẳng đi qua gốc tọa độ

+ Phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

+ Lấy một tọa độ điểm bất kì trên đồ thị, thay vào phương trình, tìm a

+ Thay a ngược trở lại phương trình, từ đó suy ra phương trình đường thẳng.

Lời giải chi tiết :

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d =5t (m).

Câu 4 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?

  • A

    110 m

  • B

    120 m

  • C

    125 m

  • D

    130 m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Viết phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:

+ Phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

+ Lấy một tọa độ điểm bất kì trên đồ thị, thay vào phương trình, tìm a

+ Thay a ngược trở lại phương trình, từ đó suy ra phương trình đường thẳng.

- Thay thời gian t vào phương trình tìm d

Lời giải chi tiết :

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d = 5t (m).

Thay t = 25 s vào phương trình, ta có: d = 5.25 = 125 (m).

Câu 5 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 30 là bao nhiêu?

  • A

    35 m

  • B

    25 m

  • C

    15 m

  • D

    5 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển bằng khoảng cách điểm đầu và điểm cuối.

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta có: Tọa độ của vật tại thời điểm 30 s là: 150 m

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d =5t (m).

Thay t = 25 s vào phương trình, ta có: d = 5.25 = 125 (m).

=> Tọa độ của vật tại thời điểm 25 s là: 125 m

=> Độ dịch chuyển d = 150 – 125 = 25 m.

Câu 6 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, vận tốc của vật là bao nhiêu?

  • A

    4 m/s

  • B

    5 m/s

  • C

    6 m/s

  • D

    7 m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận tốc của chuyển động thẳng đều chính là hệ số góc của đồ thị

Lời giải chi tiết :

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Câu 7 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động trong 10 s đầu là?

  • A

    5 m/s

  • B

    10 m/s

  • C

    8 m/s

  • D

    15 m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính vận tốc:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ Δd: độ dịch chuyển (m)

+ Δt: thời gian dịch chuyển (s)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc của vật trong 10 s đầu là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{100}}{{10}} = 10(m/s)\)

Câu 8 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động từ giây thứ thứ 25 đến giây 40 là bao nhiêu?

  • A

    5,59 m/s

  • B

    6,76 m/s

  • C

    6,67 m/s

  • D

    7,67 m/s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính vận tốc:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ Δd: độ dịch chuyển (m)

+ Δt: thời gian dịch chuyển (s)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 40 là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{300 - 200}}{{40 - 25}} \approx 6,67(m/s)\)

Câu 9 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Câu 10 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Câu 11 :

Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A

    Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn

  • B

    Ô tô đang nằm yên dưới ga ra

  • C

    Xe máy đang đi trên đường

  • D

    Cốc nước đang nằm yên trên giá

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động có vận tốc thay đổi chỉ có trường hợp của xe máy đang đi trên đường.

Câu 12 :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có a.v > 0

Câu 13 :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có a.v < 0

Câu 14 :

Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s2 . Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m

  • B

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m

  • C

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m

  • D

    Không phanh kịp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Biểu thức mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường: \({v^2} - v_0^2 = 2.a.s\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: v0 = 15 m/s; a = - 5 m/s2 ; v = 0 m/s

Quãng đường mà người đó đi được kể từ khi phanh gấp là:

\({v^2} - v_0^2 = 2.a.s \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \frac{{{0^2} - {{15}^2}}}{{2.( - 5)}} = 22,5(m)\)

=> s > 15 m => Xe phanh không kịp

Câu 15 :

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?

  • A

    0,4 m/s2

  • B

    0,5 m/s2

  • C

    0,6 m/s2

  • D

    0,7 m/s2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính gia tốc là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: v = 15 m/s; v0 = 10 m/s; Δt = 10 s

=> Gia tốc của ô tô là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{{15 - 10}}{{10}} = 0,5(m/{s^2})\)

Câu 16 :

Một ô tô bắt đầu xuất phát và chuyển động nhanh dần với gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 . Sau 10 s, xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

  • A

    100 m

  • B

    150 m

  • C

    200 m

  • D

    250 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi (đối với mốc là lúc vật bắt đầu xuất phát): \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Vật bắt đầu xuất phát nên v0 = 0 m/s

Ta có a = 3 m/s2 ; t = 10 s

=> Quãng đường ô tô đi được là: \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}a{t^2} = \frac{1}{2}{.3.10^2} = 150(m)\)

Câu 17 :

Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A

    20 m/s2

  • B

    10 m/s2

  • C

    – 20 m/s2

  • D

    – 10 m/s2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính gia tốc là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có v = 400 m/s; v0 = 0 m/s; Δt = 20 s

Gia tốc của máy bay là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{{0 - 400}}{{20}} =  - 20(m/{s^2})\)

close