Trắc nghiệm Bài 58: So sánh phân số Toán 4 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{7}{8} \cdot \cdot \cdot \dfrac{3}{8}\) A. \( > \) B. \( < \) C. \( = \)
Câu 2 :
\(\dfrac{{13}}{{36}} \cdot \cdot \cdot \dfrac{{13}}{{25}}\) Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. \( = \) B. \( > \) C. \( < \)
Câu 3 :
Phân số nào dưới đây bé hơn phân số \(\dfrac{4}{9}\)? A. \(\dfrac{7}{9}\) B. \(\dfrac{8}{9}\) C. \(\dfrac{3}{9}\) D. \(\dfrac{5}{9}\)
Câu 4 :
Điền dấu (\(<;\,>;\,=\)) thích hợp vào ô trống: \(\dfrac{7}{9}\,\,\) \(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Câu 5 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{3}{5} \cdot \cdot \cdot \dfrac{5}{6}\) A. \( < \) B. \( > \) C. \( = \)
Câu 6 :
Hoa ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, Lan ăn \(\dfrac{3}{5}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn? A. Hoa B. Lan C. Hai bạn ăn bằng nhau
Câu 7 :
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\)? A. B. C. D.
Câu 8 :
Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\) A. \(\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\) B. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\) C. \(\,\dfrac{{31}}{{35}}\, ;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\) D. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\)
Câu 9 :
Điền dấu (\(>;\,<;\, =\)) thích hợp vào ô trống: \(\dfrac{{173}}{{154}}\,\,\,\) \(\,\,1\) Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{7}{8} \cdot \cdot \cdot \dfrac{3}{8}\) A. \( > \) B. \( < \) C. \( = \) Đáp án
A. \( > \) Phương pháp giải :
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số: Trong hai phân số có cùng mẫu số: +) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn. +) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. +) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. Lời giải chi tiết :
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{3}{8}\) đều có mẫu số là \(8\) và \(7 > 3\) nên \(\dfrac{7}{8} > \dfrac{3}{8}\). Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(>\).
Câu 2 :
\(\dfrac{{13}}{{36}} \cdot \cdot \cdot \dfrac{{13}}{{25}}\) Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. \( = \) B. \( > \) C. \( < \) Đáp án
C. \( < \) Phương pháp giải :
Dựa vào quy tắc so sánh hai phân số có cùng tử số: Trong hai phân số có cùng tử số: +) Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. +) Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn. +) Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. Lời giải chi tiết :
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{{13}}{{36}}\) và \(\dfrac{{13}}{{25}}\) đều có tử số là \(13\) và \(36 > 25\) nên \(\dfrac{{13}}{{36}} < \dfrac{{13}}{{25}}\). Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(<\).
Câu 3 :
Phân số nào dưới đây bé hơn phân số \(\dfrac{4}{9}\)? A. \(\dfrac{7}{9}\) B. \(\dfrac{8}{9}\) C. \(\dfrac{3}{9}\) D. \(\dfrac{5}{9}\) Đáp án
C. \(\dfrac{3}{9}\) Phương pháp giải :
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số. Lời giải chi tiết :
Ta thấy các phân số đã cho đều có mẫu số là \(9\) và \(3 < 4 < 7 < 8\) nên \(\dfrac{3}{9} < \dfrac{4}{9} < \dfrac{7}{9} < \dfrac{8}{9}\). Vậy phân số bé hơn \(\dfrac{4}{9}\) là \(\dfrac{3}{9}\).
Câu 4 :
Điền dấu (\(<;\,>;\,=\)) thích hợp vào ô trống: \(\dfrac{7}{9}\,\,\) \(\,\dfrac{{35}}{{45}}\) Đáp án
\(\dfrac{7}{9}\,\,\) \(\,\dfrac{{35}}{{45}}\) Phương pháp giải :
Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng. Lời giải chi tiết :
\(MSC = 45\). Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: \(\dfrac{7}{9} = \dfrac{{7 \times 5}}{{9 \times 5}} = \dfrac{{35}}{{45}}\) Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{35}}{{45}}\). Ta thấy \(\dfrac{{35}}{{45}}\, = \,\dfrac{{35}}{{45}}\) nên \(\dfrac{7}{9}\, = \,\dfrac{{35}}{{45}}\) Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là dấu \( = \).
Câu 5 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{3}{5} \cdot \cdot \cdot \dfrac{5}{6}\) A. \( < \) B. \( > \) C. \( = \) Đáp án
A. \( < \) Phương pháp giải :
Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng. Lời giải chi tiết :
\(MSC = 30\). Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 6}}{{5 \times 6}} = \dfrac{{18}}{{30}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5 \times 5}}{{6 \times 5}} = \dfrac{{25}}{{30}}\) Mà \(\dfrac{{18}}{{30}} < \dfrac{{25}}{{30}}\) (vì \(18 < 25\)). Vậy \(\dfrac{3}{5} < \dfrac{5}{6}\).
Câu 6 :
Hoa ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, Lan ăn \(\dfrac{3}{5}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn? A. Hoa B. Lan C. Hai bạn ăn bằng nhau Đáp án
A. Hoa Phương pháp giải :
Quy đồng mẫu số hai phân số chỉ số bánh hai bạn đã ăn, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng. Lời giải chi tiết :
Ta sẽ so sánh hai phân số: \(\dfrac{5}{8}\) và \(\dfrac{3}{5}\). $MSC = 40$ Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: \(\dfrac{5}{8} = \dfrac{{5 \times 5}}{{8 \times 5}} = \dfrac{{25}}{{40}}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 8}}{{5 \times 8}} = \dfrac{{24}}{{40}}\) Mà \(\dfrac{{25}}{{40}} > \dfrac{{24}}{{40}}\) (vì \(25 > 24\) ) Do đó: \(\dfrac{5}{8} > \dfrac{3}{5}\) Vậy Hoa ăn nhiều bánh hơn.
Câu 7 :
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\)? A. B. C. D. Đáp án
C. Phương pháp giải :
- Xác định phân số chỉ phần tô đậm của mỗi hình. - Quy đồng tử số hoặc mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng. Lời giải chi tiết :
Phân số chỉ phần tô đậm của hình A là \(\dfrac{2}{4} = \dfrac{1}{2}\). Phân số chỉ phần tô đậm của hình B là \(\dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}\). Phân số chỉ phần tô đậm của hình C là \(\dfrac{1}{4}\). Phân số chỉ phần tô đậm của hình D là \(\dfrac{4}{6} = \dfrac{2}{3}\). Ta có: \(\dfrac{1}{2} > \dfrac{1}{3}\) (vì \(2 < 3\)) nên \(\dfrac{2}{4} > \dfrac{1}{3}\,\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{3}{6} > \dfrac{1}{3}\). \(\dfrac{1}{4} < \dfrac{1}{3}\) (vì \(4 > 3\)) . \(\dfrac{2}{3} > \dfrac{1}{3}\) (vì \(2 > 1\)) nên \(\dfrac{4}{6}\,\, > \dfrac{1}{3}\). Do đó phân số bé hơn \(\dfrac{1}{3}\) là \(\dfrac{1}{4}\). Vậy hình C có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\).
Câu 8 :
Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\) A. \(\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\) B. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\) C. \(\,\dfrac{{31}}{{35}}\, ;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\) D. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\) Đáp án
D. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\) Phương pháp giải :
- Quy đồng mẫu số ba phân số. - So sánh ba phân số sau khi quy đồng. - Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. Lời giải chi tiết :
\(MSC = 70\). Quy đồng mẫu số ba phân số ta có: \(\dfrac{5}{7} = \dfrac{{5 \times 10}}{{7 \times 10}} = \dfrac{{50}}{{70}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}} = \dfrac{{13 \times 5}}{{14 \times 5}} = \dfrac{{65}}{{70}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}} = \dfrac{{31 \times 2}}{{35 \times 2}} = \dfrac{{62}}{{70}} \cdot \,\) Mà \(\dfrac{{50}}{{70}} < \dfrac{{62}}{{70}} < \dfrac{{65}}{{70}}\) (vì \(50 < 62 < 65\)) Do đó \(\dfrac{5}{7}\,\, < \,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,\, < \,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\). Vậy các phân số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\) .
Câu 9 :
Điền dấu (\(>;\,<;\, =\)) thích hợp vào ô trống: \(\dfrac{{173}}{{154}}\,\,\,\) \(\,\,1\) Đáp án
\(\dfrac{{173}}{{154}}\,\,\,\) \(\,\,1\) Phương pháp giải :
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lơn hơn \(1\) . Lời giải chi tiết :
Phân số \(\dfrac{{173}}{{154}}\) có tử số là \(173\), mẫu số là \(154\). Mà \(173 > 154\). Do đó \(\dfrac{{173}}{{154}}\,\,\, > \,\,\,1\). Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \( > \).
|