Trắc nghiệm Bài 35: Ôn tập hình học Toán 4 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cho hình chữ nhật và hình vuông có kích thước như hình vẽ:

a) Chu vi hình \(1\) bằng chu vi hình \(2\).

Đúng
Sai

b) Diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).

Đúng
Sai

c) Diện tích hình \(2\) lớn hơn diện tích hình \(1\).

Đúng
Sai

d) Chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).

Đúng
Sai
Câu 2 :

Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ như bên dưới:

A. \(280{m^2}\)

B. \(336{m^2}\)

C. \(448{m^2}\)

D. \(560{m^2}\)

Câu 3 :

Để lát nền một phòng học hình chữ nhật người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh \(30cm\). Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng \(6m\) và chiều dài \(12m\) và phần mạch vữa không đáng kể?

A. \(750\) viên gạch   

B. \(800\) viên gạch

C. \(900\) viên gạch

D. \(1000\) viên gạch

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình chữ nhật MNPQ có 

cặp cạnh vuông góc với nhau.

Câu 5 :

Cho hình vẽ như sau:

Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây?

A. BC 

B. DC 

C. AD

Câu 6 :

Trong các hình sau, hình nào là hình thoi?

A.

          

B.

          

C.

           

D.

          

Câu 7 :


Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

A.

         

B.

          

C.

          

D.

          

Câu 8 :

Cho hình thoi MNPQ như hình bên:

PQ = 

cm


MQ = 

cm

Câu 9 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình A có 

góc vuông, 

góc tù


Hình B có 

góc nhọn

Câu 10 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Ở đồng hồ trên, hai kim tạo thành góc 

o

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hình chữ nhật và hình vuông có kích thước như hình vẽ:

a) Chu vi hình \(1\) bằng chu vi hình \(2\).

Đúng
Sai

b) Diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).

Đúng
Sai

c) Diện tích hình \(2\) lớn hơn diện tích hình \(1\).

Đúng
Sai

d) Chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).

Đúng
Sai
Đáp án

a) Chu vi hình \(1\) bằng chu vi hình \(2\).

Đúng
Sai

b) Diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).

Đúng
Sai

c) Diện tích hình \(2\) lớn hơn diện tích hình \(1\).

Đúng
Sai

d) Chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Áp dụng các công thức:

- Chu vi hình vuông = cạnh \( \times \,4\).           

- Diện tích hình vuông = cạnh \( \times \) cạnh.

- Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) \( \times \,2\).

- Diện tích hình chữ nhật = chiều dài \( \times \) chiều rộng.

Lời giải chi tiết :

Chu vi hình \(1\) là:                 \((9 + 4) \times 2 = 26\,\,(cm)\)

Diện tích hình \(1\) là:             \(9 \times 4 = 36\,\,(c{m^2})\)

Chu vi hình \(2\) là:                 \(6 \times 4 = 24\,\,(cm)\)

Diện tích hình \(2\) là:             \(6 \times 6 = 36\,\,(c{m^2})\)

Ta có \(26cm > 24cm\) nên  chu vi hình \(1\) lớn hơn chu vi hình \(2\).

          \(36c{m^2} = 36c{m^2}\) nên diện tích hình \(1\) bằng diện tích hình \(2\).

Vậy các kết luận đúng là b và d; kết luận sai là a và c.

Câu 2 :

Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ như bên dưới:

A. \(280{m^2}\)

B. \(336{m^2}\)

C. \(448{m^2}\)

D. \(560{m^2}\)

Đáp án

D. \(560{m^2}\)

Phương pháp giải :

Chia mảnh đất đã cho thành các mảnh đất nhỏ mà có thể dễ dàng tính được diện tích các mảnh đó. Diện tích mảnh đất ban đầu bằng tổng diện tích các mảnh đất nhỏ.

Lời giải chi tiết :

Chia mảnh đất đã cho thành \(3\) mảnh đất hình chữ nhật như sau:

Gọi \(S\) là diện tích mảnh đất ban đầu, \({S_1},\,\,{S_2},\,\,{S_3}\) lần lượt là diện tích các mảnh đất \((1),\,(2),\,(3)\) . Khi đó \(S = {S_1} + {S_2} + {S_3}\).

Diện tích mảnh đất thứ nhất là:

            \(16 \times 7 = 112\,\,({m^2})\)

Diện tích mảnh đất thứ hai là:

            \(16 \times 7 = 112\,\,({m^2})\)

Chiều rộng của mảnh đất thứ ba là:

            \(28 - 16 = 12\,\,(m)\)

Chiều dài của mảnh đất thứ ba là:

            \(7 + 14 + 7 = 28\,\,(m)\)

Diện tích mảnh đất thứ ba là:

            $28 \times 12 = 336\,\,({m^2})$

Diện tích mảnh đất ban đầu là:

             $112 + 112 + 336 = 560\,\,({m^2})$

                                    Đáp số: \(560{m^2}\)

Câu 3 :

Để lát nền một phòng học hình chữ nhật người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh \(30cm\). Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng \(6m\) và chiều dài \(12m\) và phần mạch vữa không đáng kể?

A. \(750\) viên gạch   

B. \(800\) viên gạch

C. \(900\) viên gạch

D. \(1000\) viên gạch

Đáp án

B. \(800\) viên gạch

Phương pháp giải :

- Tính diện tích một viên gạch theo công thức tính diện tích hình vuông:

                        Diện tích = cạnh × cạnh

- Tính diện tích căn phòng ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng, sau đó đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là \(c{m^2}\).

 - Để tìm số viên gạch cần dùng ta lấy diện tích căn phòng (với đơn vị đo là \(c{m^2}\)) chia cho diện tích một viên gạch.

Lời giải chi tiết :

Diện tích một viên gạch là:

            \(30 \times 30 = 900\,\,(c{m^2})\)

Diện tích căn phòng đó là:

            \(\begin{array}{l}12 \times 6 = 72\,\,({m^2})\\72{m^2} = 720000c{m^2}\end{array}\)

Để lát kín nền căn phòng đó người ta cần dùng số viên gạch là:

            \(720000:900 = 800\) (viên gạch)

                                   Đáp số: \(800\) viên gạch.

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình chữ nhật MNPQ có 

cặp cạnh vuông góc với nhau.

Đáp án

Hình chữ nhật MNPQ có 

cặp cạnh vuông góc với nhau.

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để xác định các cặp cạnh vuông góc với nhau.

Lời giải chi tiết :

Trong hình chữ nhật MNPQ có: 

MN vuông góc với MQ;         MN vuông góc với NP;

PQ vuông góc với PN;            PQ vuông góc với QM.

Vậy hình chữ nhật MNPQ có \(4\) cặp cạnh vuông góc với nhau.

Đáp án đúng điền vào ô trống là \(4\).

Câu 5 :

Cho hình vẽ như sau:

Cạnh AB song song với cạnh nào dưới đây?

A. BC 

B. DC 

C. AD

Đáp án

B. DC 

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để tìm cặp cạnh song song với nhau.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình vẽ ta thấy cạnh AB song song với cạnh DC.

Câu 6 :

Trong các hình sau, hình nào là hình thoi?

A.

          

B.

          

C.

           

D.

          

Đáp án

B.

          

Phương pháp giải :

Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình thang, hình B là hình thoi, hình C là hình tròn, hình D là hình bình hành.

Vậy trong các hình đã cho, hình B là hình thoi.

Câu 7 :


Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

A.

         

B.

          

C.

          

D.

          

Đáp án

C.

          

Phương pháp giải :

Quan sát các hình vẽ và áp dụng tính chất: hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Quan sát các hình đã cho ta thấy hình A là hình tròn; hình B là hình thang, hình D là tứ giác ; hình C có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên hình C là hình bình hành.

Vậy trong các hình đã cho, hình C là hình bình hành.

Câu 8 :

Cho hình thoi MNPQ như hình bên:

PQ = 

cm


MQ = 

cm

Đáp án

PQ = 

cm


MQ = 

cm

Phương pháp giải :

Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Vì MNPQ là hình thoi nên NP = PQ = MP = 8 cm

Vậy số cần điền vào ô trống là 8.

Câu 9 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình A có 

góc vuông, 

góc tù


Hình B có 

góc nhọn

Đáp án

Hình A có 

góc vuông, 

góc tù


Hình B có 

góc nhọn

Phương pháp giải :

- sử dụng ê ke để kiểm tra các góc vuông.

- Góc tù lớn hơn góc vuông

- Góc nhọn bé hơn góc vuông

Lời giải chi tiết :

Hình A có 2 góc vuông, 2 góc tù

Hình B có 2 góc nhọn.

Câu 10 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

Ở đồng hồ trên, hai kim tạo thành góc 

o

Đáp án

Ở đồng hồ trên, hai kim tạo thành góc 

o

Phương pháp giải :

Sử dụng thước đo góc để đo góc tạo bởi 2 kim của đồng hồ.

Lời giải chi tiết :

Ở đông hồ trên, hai kim tào thành góc 120o.

close