Tây Tiến - CTSTTây Tiến bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Quang Dũng 1. Tiểu sử - Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). - Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây. - Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt. - Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. - Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. - Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Sự nghiệp sáng tác - Các bài thơ nổi tiếng: + Tây Tiến + Đôi mắt người Sơn Tây + Đôi bờ ..... - Các thể loại khác: + Mùa hoa gạo (1950), tập truyện ngắn + Bài thơ sông Hồng (1956), truyện thơ + Rừng biển quê hương (1958), tập thơ in chung cùng với Trần Lê Văn ..... - Phong cách nghệ thuật: Giọng thơ linh hoạt, có nét dữ dội nhưng cũng rất nên thơ; tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa,...
Tác phẩm Tây Tiến I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: thơ tự do 2. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác - Hoàn cảnh sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ này khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình. - Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986). - Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến → Tạo một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho người đọc cảm giác sống thực với đất và người Tây Tiến. Ngoài ra, hai chữ Tây Tiến còn gợi cảm giác hiên ngang, chủ động. 3. Bố cục của bài thơ - Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội. - Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng. - Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến. - Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến. 5. Giá trị nội dung - Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc - Vẻ đẹp người lính Tây Tiến - Nỗi nhớ trong lòng tác giả 6. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật trùng điệp, phối thanh trong thơ tự do - Sử dụng biện pháp tu từ II. Tìm hiểu chi tiết 1. Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ thốt lên thành lời "Tây Tiến ơi" là tiếng gọi thân thương, "nhớ chơi vơi"là nỗi nhớ thường trực, bao trùm không gian. 2. Kỉ niệm đẹp về tình quân dân, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc - Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân: 3. Hình tượng người lính Tây Tiến - Chân dung người lính được miêu tả chân thực: "đoàn binh không mọc tóc", " xanh màu lá", họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ "dữ oai hùm". → Lời hẹn ước, gửi gắm tình cảm của tác giả - Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện, quyết tâm ra đi một thời của đoàn quân Tây Tiến: "người đi không hẹn ước", còn là sự tiếc thương những đồng đội đã hi sinh "thăm thẳm một chia phôi".
Quảng cáo
|