Con khướu sổ lồng - Nguyễn Quang SángCon khướu sổ lồng - Nguyễn Quang Sáng bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Nguyễn Quang Sáng 1. Tiểu sử - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. - Đến năm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. - Năm 1950, ông về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo. - Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. - Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác. - Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. - Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn. - Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, 2, 3. - Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4. - Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014. 2. Sự nghiệp văn học - Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. - Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. - Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm chính: + Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956) + Người quê hương (tập truyện ngắn, 1968) + Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961) + Đất lửa (tiểu thuyết, 1963) + Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966) + Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966) Tác phẩm Con khướu sổ lồng I. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Con khướu sổ lồng được trích từ tập truyện Con mèo của Foujita – NXB Kim Đồng – Hà Nội. 2. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả 3. Ngôi kể thứ: Ngôi thứ 1 4. Tóm tắt: Văn bản kể về câu chuyện con chim khướu của gia đình “tôi” nuôi hai lần sổ lồng bay đi, lần đầu tiên chim một mình bay trở về, lần thứ hai, chim khướu gặp được chim mái trên bầu trời, và đã bay đi mãi cùng đôi cánh của tình yêu. 5. Bố cục Chia văn bản làm 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến “không thể thiếu”: Giới thiệu về con khướu nhà tôi. - Đoạn 2: Tiếp theo đến “Và nó trở về lồng, lại hót”: Con khướu bay đi mất nhưng lạ thay hôm sau nó lại trở về lồng. - Đoạn 3: Còn lại: Một lần nữa con khướu sổ lồng nhưng nó không quay về lồng nữa mà trở về với bầu trời tự do. II. Tìm hiểu chi tiết 1. cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật về sự việc diễn ra trong câu chuyện. - Lần đầu tiên chim khướu sổ lồng: nhân vật con trai hoảng hốt, nhân vật người ba hụt hẫng (“cái lồng trống, lòng tôi cũng trống”) - Khi chim khướu quay trở về: các nhân vật đều vui vẻ, sung sướng: “Cả nhà reo lên.” Sung sướng khi chim quay lại, và sung sướng khi đã đưa chim quay lại cái lòng: “Cả nhà vừa lao ra vừa reo lên”. Nhưng riêng người ba trở nên trầm ngâm, suy tư về việc cái lồng giam hãm chim khướu quá lâu khiến nó chới với khi bay ra ngoài. - Khi chim khướu sổ lồng lần thứ hai: các nhân vật không lo buồn như lần trước, vì đoán thế nào chim cũng quay trở về. - Khi biết chim khướu không quay trở về nữa: người con trai vẫn kiên nhẫn đợi chờ, trông mong chim khướu bay trở lại, còn người ba đã thấu hiểu và chấp nhận sự thật. 2. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể là nhân vật người ba trong gia đình. - Người kể chuyện tham gia vào các sự việc, nên có thể bao quát hành vi, cảm xúc của các nhân vật khác cũng như tái hiện khách quan các sự việc xảy ra. Trong truyện, người kể chuyện đã lớn, đã trưởng thành, nên có đủ khả năng để lý giải các sự việc bên cạnh việc tái hiện. 3. Giá trị nội dung - Thể hiện tình yêu thiên nhiên, các loài vật mà cụ thể là loài chim khướu
4. Giá trị nghệ thuật - Ngôn ngữ trong sáng giản dị, gần gũi
Quảng cáo
|