Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị HếnHuyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10 Quảng cáo
Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến 1. Xuất xứ a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa. - Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất - Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở - Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi. b. Văn bản Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến - Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt - Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 544 - 548 2. Thể loại - Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam - Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng. - Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng… Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,... là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn. 3. Nội dung chính Đoạn trích kể lại cảnh Thị Hến lừa huyện Trìa, đề Hầu và thầy Nghêu đến nhà mình để vạch trần bản chất ham mê sắc đẹp, ý đồ bất chính và dung tục của những kẻ này. 4. Giá trị nội dung - Văn bản đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã - Phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa - Đưa ra bài học cảnh tỉnh, răn đe đối với mọi người, không nên sa đọa vào cái đẹp mà đánh mất đi lý trí 5. Giá trị nghệ thuật - Thể hiện đặc trưng của sân khấu chèo qua nhân vật, tình huống, lời thoại, cử chỉ - Giọng điệu mỉa mai, châm biếm - Ngôn từ thuần Việt, dung dị, dễ hiểu
Quảng cáo
|