Người cầm quyền khôi phục uy quyềnNgười cầm quyền khôi phục uy quyền bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Victor Hugo 1. Tiểu sử - Cuộc đời - Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay. - Bản thân: + Thời thơ ấu: trải qua nhiều đau khổ do gia đình mâu thuẫn. + Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng + Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực - Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)… - Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), … - Kịch: Ec-na-ni (1830),... → Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa. b. Phong cách nghệ thuật - Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo. - Ông đã không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ như là một "nhà tiên tri", một "pháp sư", mà tác phẩm là một "âm vang" của thời đại, hòa hợp cá nhân người sáng tạo với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để do đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quí của người nghệ sĩ. Tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền 1. Tóm tắt đoạn trích Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông đã đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Ban đầu, Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng–tin ông phải hạ mình trước Gia-ve. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng van-Giăng chỉ là một tên tù khổ sai vượt ngục và hắn sẽ bắt ông. Phăng-tin tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn ác của Gia-ve, Giăng van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ và làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin. a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác - Xuất xứ: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" được trích trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ". - Vài nét về tiểu thuyết "Những người khốn khổ" - Hoàn cảnh sáng tác: + Tác phẩm được thai nghén gần 30 năm. + Ngay từ 1829,V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành nó vào năm 1861. + Được xuất bản năm 1862 - Tiểu thuyết "Những người khốn khổ" được chia làm 5 phần + Phần thứ nhất: Phăng-tin + Phần thứ hai: Cô-dét + Phần thứ ba: Ma- ri-uýt + Phần thứ 4: Tình ca phố Pơ- luy- mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ- ni. + Phần thứ 5: Giăng Van- giăng. - Nội dung: Tái hiện lại khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm thầm lặng với thông điệp: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau. - Giá trị: + Tư tưởng: Tác phẩm đã ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng năm 1830 - cái xã hội tư sản tàn bạo và tình trạng cùng khổ của người dân lao động. + Nghệ thuật: Tác phẩm chứng tỏ được tài năng của Huy-gô qua bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn. b. Vị trí đoạn trích - Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia- ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai… c. Nhan đề đoạn trích - Tầng nghĩa 1: Chỉ sự việc Gia-ve khôi phục uy quyền trước Giăng Van-giăng (trước khi Giăng Van-giăng là thị trưởng Ma-đơ-len, Gia-ve buộc phải phục tùng). - Tầng nghĩa 2: Mặc dù Giăng Van-giăng là đối tượng săn đuổi của Gia-ve, nhưng bằng sự bất khuất và sức mạnh của tình thương, ông vẫn có thể đẩy lùi và chiến thắng được hắn, khiến hắn khuất phục, run sợ → Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền. d. Bố cục: 2 phần + Phần 1 (từ đầu đến "Phăng-tin đã tắt thở"): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết. + Phần 2 (Còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh. 3. Tìm hiểu chi tiết * Sự đối lập giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng a. Khi Gia – ve đến bắt Giăng Van-giăng dưới dự chứng kiến của Phăng-tin: - Chân dung:
- Thái độ
+ Thái độ của Phăng-tin: × Với Giăng Van-giăng: Biết ơn, tin tưởng. × Với Gia-ve: Sợ hãi, ghê tởm. “Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết lịm đi, lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng”, “Chị rùng mình”... b. Khi Phăng-tin qua đời - Hành động
→ Biện pháp nghệ thuật so sánh; thay đổi nhịp điệu câu văn - Thái độ:
* Chi tiết cuối: Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng-tin (lúc ấy đã chết rồi) đề rồi sau đó “gương mặt Phăng-tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”. →Là biểu hiện độc đáo của nghệ thuật lãng mạn, hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường. → Đó chính là nụ cười biểu trưng cho niềm tin tưởng của Phăng – tin trước tấm lòng Giăng Van – giăng, rằng sẽ cứu được đứa con của cô. * Lời bình luận ngoại đề của tác giả: - Một loạt các câu hỏi liên tiếp: + Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện + Như một niềm trân trọng, an ủi của tác giả + Thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn trong bất kì khó khăn và tuyệt vọng nào, con người chân chính bằng ánh sáng tình thương có thể đánh đuổi được cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. - "Giờ thì tôi thuộc về anh" → Câu nói đưa ta trở về với hiện thực khắc nghiệt nhưng câu nói ấy vẫn toát lên một sự thanh thản, sẵn sàng chờ đón tất cả, thoải mái tự do đến lạ thường → Bản chất của sự khôi phục uy quyền tập trung ở cả câu nói này. Gia-ve không thể bắt được Giăng Van-giăng mà chỉ Giăng Van-giăng tự nộp mình vào tay Gia-ve. c. Giá trị nội dung - Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội. - Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai * Bài học: - Luôn yêu thương, trân trọng con người. - Luôn có niềm tin vào con người, vào lòng tốt và tình yêu thương đồng loại của con người. d. Giá trị nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn của Huy – gô - Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại. - Sử dụng yếu tố hư cấu - Nghệ thuật đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật Gia-ve .>< Giăng-van-giăng (ác) (thiện)
Quảng cáo
|