Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 1 bài Tìm hiểu chung về văn tự sự. Câu 1. Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau: a. Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết được câu trả lời và người kể sẽ phải kể, truyền đạt cho người nghe biết và hiểu được nội dung mình đang kể. b. - Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc làm tốt của Lan vì chỉ có như vậy thì bạn mới biết rõ được Lan có tốt hay không. - Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì câu chuyện ý không có nghĩa vì như thế sẽ làm cho câu chuyện trở nên lạc đề. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): * Truyện “Thánh Gióng” là một văn bản tự sự: - Truyện kể về anh hùng Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu, sự việc chính Gióng đánh giặc cứu nước. Kết quả: Gióng đánh thắng giặc Ân. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Truyện “Thánh Gióng” ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng bởi Thánh Gióng đã đánh thắng được giặc, giúp đất nước ta được hòa bình nhưng sau khi chiến thắng, Thánh Gióng lại không màng danh lợi, không nhận bất cứ phần thưởng gì mà bỏ lại áo giáp bay về trời. * Liệt kê: - Chi tiết mở đầu: vợ chồng nông dân nghèo làng Gióng đã già mà chưa có con. - Diễn biến: bà vợ giẫm vào vết chân lạ - thụ thai – Gióng ra đời – ba năm không nói, không cười, không đi – nghe tiếng sứ giả - câu nói đầu tiên – yêu cầu “áo, ngựa, roi sắt” – cả làng nuôi Gióng – Gióng lớn nhanh – chiến đấu với giặc Ân – roi sắt gãy – nhổ tre đánh giặc – đuổi giặc đến chân núi Sóc Sơn – bay về trời – phong làm Phù Đổng Thiên Vương. - Kết thúc: Sự tích tre đằng ngà, làng Cháy. * Đặc điểm của phương thức tự sự: Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Phần II Video hướng dẫn giải LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc mẩu chuyện “Ông già và thần chết” - Phương thức tự sự trong truyện: kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ. (ngôi kể thứ 3). - Ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi trí thông minh, linh hoạt của ông già. Câu 2, 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): “Sa bẫy” Bài thơ “Sa bẫy” là bài thơ tự sự vì bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy. - Kể miệng câu chuyện. Yêu cầu kể: kể theo mạch kể trong bài thơ: +, Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo trong cạm sắt. +, Cả bé và mèo đều nghĩ lũ chuột nhắt sẽ tham ăn và bị sa bẫy. +, Đêm, Mây nằm mơ bắt được cả mớ chuột chúng đang khóc xin tha. +, Sáng hôm sau, ai ngờ mèo lại bị sa bẫy. Trả lời câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): - Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc. - Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hoặc lịch sử. Câu 4, 5 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): - Kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên: - Em nhớ lại truyện “Con Rồng cháu Tiên” và kể lại. Trả lời câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Giang nên kể vắn tắt một số thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp bầu Minh làm lớp trưởng. => Có dẫn chứng thì các bạn sẽ tin tưởng hơn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|