Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Câu 1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ 1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi: 2. Câu hỏi: a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên: đã là một y đức chữa bệnh cứu người thì không có sự phân biệt giàu nghèo mà chỉ quan tâm đến ai bệnh nặng hơn thì cứu trước, nhẹ hơn thì cứu sau. ⟹ Phẩm chất hết lòng vì người bệnh. b. Chủ đề chính trong truyện nằm ở hai câu đầu : “Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc … cứu giúp người bệnh”. Chủ đề của truyện chính là ca ngợi tấm lòng y đức của Tuệ Tĩnh. c. Chọn nhan đề thứ 3 “Y đức Tuệ Tĩnh” vì nó khái quát được phẩm chất của Tuệ Tĩnh – nhân vật chủ chốt trong truyện. d. - Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - Thân bài: kể diễn biến của câu chuyện, sự việc. - Kết bài: kể kết cục của truyện. Phần II Video hướng dẫn giải LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi: “Phần thưởng”. a. Chủ đề của truyện nhằm biểu dương, ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với vua; chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan. - Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với vua : “Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi … hai mươi nhăm roi”. b. Chỉ ra 3 phần: - Mở bài: Câu đầu tiên “Một người … nhà vua”. - Thân bài: Các câu tiếp theo : tiếp… “hai mươi nhăm roi”. - Kết bài: Câu cuối cùng. c. Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề: - Giống nhau: + Kể theo trật tự thời gian. + 3 phần rõ rệt. + Ít hành động, nhiều đối thoại. - Khác nhau: + Nhân vật trong “Phần thưởng” ít hơn. + Chủ đề truyện “Tuệ Tĩnh” nằm ngay ở hai câu đầu còn trong truyện “Phần thưởng” do người đọc suy đoán. + Kết thúc trong truyện “Phần thưởng” bất ngờ, thú vị hơn. d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: - Sự đòi hỏi vô lý của tên viên quan quen thói hạch sách dân. - Sự đồng ý dễ dàng của người dân đã cho ta thấy dường như bác đã biết ý đồ của tên viên quan tham lam đó. - Câu trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ: đưa cả một viên ngọc quý mà đổi lại chỉ muốn nhận 50 roi. => Thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân để trị cho tên quan tham kia một bài học thích đáng. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm” a. Phần mở bài: - Trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ nói tới chuyện Hùng Vương chuẩn bị kén rể. - Trong “Sự tích Hồ Gươm” đã giới thiệu rõ hơn việc mượn gươm ắt phải có trả gươm. b. Phần kết thúc: - Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, kết truyện theo lối vòng tròn, lặp lại. - Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, kết truyện trọn vẹn hơn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|