Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản? Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác. Đồng thời ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

Câu 1

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và chọn lọc những chi tiết nổi bật về hình ảnh người vợ, từ đó đưa ra những suy nghĩ về hình ảnh người vợ trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong văn bản, người vợ hiện lên với tấm lòng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng con. Cho dù người chồng của mình đã mất, dì Bảy vẫn ở vậy chăm sóc cho gia đình, chẳng màng tới những lời đàm tiếu hay những suy nghĩ về quá khứ. Dì là hiện thân cho người phụ nữ gia đình, giàu đức hi sinh, tình yêu thương vô bờ bến, hết lòng tận tụy chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, dì ngày ngày ngồi trước hiên nhà, hoài niệm về một thời quá khứ đã qua.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Người vợ trong văn bản để lại trong em nhiều sự thương mến và cảm phục. Suốt hơn 20 năm chờ đợi với biết bao yêu thương, buồn tủi, cả những lo lắng bồn chồn nhưng không đợi được hạnh phúc trọn vẹn. Qua đó ta thấy được tấm lòng son sắt, thủy chung của người vợ dành cho người chồng chinh chiến nơi xa.

 Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 2

Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.

Phương pháp giải:

 Đọc lại văn bản, dựa vào nội dung của văn bản, tìm và chỉ ra những chi tiết tiêu biểu thể hiện niềm khát khao đoàn tụ của dì Bảy. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chi tiết thể hiện niềm khát khao đoàn tụ của dì Bảy: 

- “Năm dượng đi,..... Suốt hai mươi năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.”

- “Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Niềm khao khát đoàn tụ được thể hiện qua những ngóng trông người từ phương xa trở về.

 - Một số chi tiết tiêu biểu là:

+ “Mỗi ngày sau khi đi làm đồng về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.”

+ “Hai mươi năm, dượng không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ … báo tin cho gia đình.”

+ […] Những ngày sau đó, gai đình tôi nao nức trong niềm vui chờ đợi.

Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.


Phương pháp giải:

Dựa vào những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân; chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống với các bạn cùng lớp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong đại dịch Covid-19, đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp: bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân nguy kịch, thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế….đã có rất nhiều “anh hùng áo trắng” đã xung phong được lên tuyến đầu, điều trị và cứu chữa cho các bệnh nhân nguy kịch. Các y, bác sĩ ở tuyến quan trọng cũng đồng nghĩa với ở nơi nguy hiểm nhất, ngày ngày tiếp xúc với dịch bệnh; cho nên việc trở về nhà bên gia đình thường xuyên là không thể; họ phải ở lại bệnh viện hàng ngày, hàng tuần thậm chí là hàng tháng. Gia đình, vợ chồng, con cái của những y bác sĩ ấy cũng vì thế mà không thể gặp mặt họ, bị chia ly và xa cách bởi tình hình dịch. Khát vọng đoàn tụ, sự lo lắng về sức khỏe của người thân vẫn luôn thường trực trong mỗi người ở nhà. Con cái không thể gặp cha mẹ, chỉ có thể nhìn qua chiếc màn hình điện thoại, thậm chí là không cả có thời gian để liên lạc về nhà. Có đôi khi, qua chiếc màn hình ấy, chỉ vang lên tiếng khóc nấc vỡ òa của đứa con vì nhớ bố mẹ, của người vợ/ chồng vì lo cho bạn đời hay của cha mẹ vì thương con cái mình phải vất vả. Ở bên này, những y bác sĩ chỉ biết lặng lẽ che giấu cảm xúc, tiếp tục vững lòng, mặc “áo giáp”, tiếp tục vật lộn, đấu tranh vì sự sống cho bệnh nhân. Giờ đây, khi dịch bệnh đã qua đi nhưng những câu chuyện về ngày tháng xa cách vì đại dịch ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí không chỉ những y, bác sĩ và gia đình họ mà còn hằn rõ trong tâm trí những người chứng kiến khoảnh khắc chia li ấy, khắc khoải cả trong tim mỗi người con Việt Nam.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tham khảo câu chuyện đời sống: Như chưa hề có cuộc chia ly

Câu chuyện về cuộc đoàn tụ của hai cha con Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Thị Ni sau 14 năm trong chương tình Như chưa hề có cuộc chia ly đã lấy đi bao nước mắt của mọi người. Thông tin từ chương trình được biết, ông Nguyễn Văn Chi (quê gốc Hải Phòng) sau thời gian đi bộ đội về thì cưới người bạn gái mà ông quen từ thuở nhỏ. Hai vợ chồng ông Chi sinh ra được 2 người con là Sinh và Ly (tức Ni). Tưởng chừng tổ ấm 4 người sẽ sống một cuộc đời yên bình hạnh phúc, thế nhưng sóng gió lại ập đến với gia đình ông Chi. Năm Ly 5 tuổi, Sinh 10 tháng tuổi thì bà Tập – vợ ông Chi ra đi vì mắc bệnh hiểm nghèo. Khó khăn nối tiếp khó khăn, lo hậu sự cho vợ được 3 ngày thì nhà ông Sinh gặp sự cố, mất hết tất cả, tấm ảnh thờ duy nhất của vợ ông cũng đã không còn nguyên vẹn, ông Sinh chỉ giữ lại được chứng minh nhân dân của người vợ đã khuất.

Sau đó, ông Chi một tay dắt đứa lớn, một tay ôm đứa nhỏ rời quê vào Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai bươn chải kiếm sống. Lúc rời quê hương đến xứ người, trong túi ông Chi còn chẳng có đủ tiền để mua được một cân đường. Vào đến Đồng Nai, ông ở nhờ nhà họ hàng, sau đó tìm được một công việc đi làm thuê từ 9h tối đến 8h sáng hôm sau. Bé Sinh khi ấy còn nhỏ, không chịu theo ai, chỉ theo bố, cứ nằm co dưới chân bố để ngủ. Ông Chi làm việc cật lực một năm thì mua được 1 chiếc xích lô, 2 năm sau, ông dành dụm mua được chiếc xe ba gác. Mỗi ngày ông Chi làm việc 15 tiếng, vừa vác, vừa chở, vừa dỡ hàng, cố gắng thực hiện được mong ước có một mái nhà cho 3 cha con ở.

Đến năm 1995 - 1996, biến cố lại một lần nữa ập đến với gia đình nhà ông Chi khi bé Ly – người con gái lớn mà ông yêu quý bất ngờ đi lạc. Nỗi đau mất vợ chưa nguôi ngoai, nay ông Chi còn gánh thêm nỗi đau không thấy con. Người đàn ông ấy tưởng chừng đã ngã quỵ khi biết tin này. Được biết, Ly có trí nhớ kém, ông Chi do đi làm cả ngày nên đã gửi con vào nhà trẻ. Bà nội cứ dẫn Ly đi cửa trước thì Ly lại ra bằng cửa sau rồi về nhà. Ông Chi bất lực, lại thương con đành đem con đến gửi nhà dì ruột là sơ Hải, lúc đó Ly mới 9 tuổi. Một hôm trời mới tờ mờ sáng, Ly ra ngoài, đi đến chợ Khiết Tâm thì bị lạc. Sau đó, Ly đến công an phường Trường Thọ, rồi được đưa vào mái ấm nuôi dưỡng trẻ.

Lúc đó đã 9 tuổi nên cô bé đã nhớ được tên của mình, tuy nhiên Ly lại nói ngọng nên ai cũng tưởng cô bé tên Ni. Cái tên Nguyễn Thị Ni cũng theo cô từ đó đến giờ. Sống ở mái ấm nuôi dưỡng được 3 năm thì nơi đó đóng cửa. May mắn, Ly được cô Trần Thị Kim Tuyến (hiện sống ở quận Thủ Đức, TP.HCM, là giáo viên tiếng Anh) quý mến và nhận nuôi vào năm 1999. Cô Tuyến vốn không lập gia đình và chỉ có 2 người con nuôi. Sống với mẹ nuôi, Ly được bao bọc và yêu thương vô cùng. Thế nhưng, cô bé ấy vẫn đau đáu và không ngừng nhớ về gia đình ruột thịt của mình, cô vẫn nhớ bố tên Chi, mẹ tên Tập và có em trai tên Sinh. Thấy Ly sống ở hiện tại thì cười, nhớ về quá khứ thì khóc, cô Tuyền thương con, không đành lòng nên đã đăng ký với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tìm lại người bố năm xưa cho con gái nuôi của mình.

Nhờ những nỗ lực tìm kiếm, sau 14 năm Ly đã được đoàn tụ cùng với gia đình, gặp lại bố, em Sinh và bà nội. Bà nội Ly khóc không đứng vững được khi gặp lại đứa cháu gái mình từng nghĩ sẽ không thể tìm được. Sau khi mất liên lạc với con gái, động lực duy nhất để ông Chi có thể tiếp tục sống đó chính là lo cho bé Sinh. Sau 10 năm làm lụng vất vả, giờ đây ông Chi đã mua được đất, cất được một ngôi nhà nhỏ. Ông Chi vô cùng biết ơn cô Tuyến, người không chỉ có công rất lớn giúp gia đình ông đoàn tụ mà còn là người đã nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương Ly những năm qua.

Câu chuyện của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi có người bạn, nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về, kể cả nó có trở về trong hình thức nào, trở về trong số phận nào, trở về trong một ngôn ngữ nào mặc dù có thể tiếng Việt đã lãng quên thì đấy vẫn là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Anh nói với tôi rằng đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như một người bình thường nhưng đôi mắt yêu thương, đợi chờ lương tâm anh mở suốt mấy chục năm nay không bao giờ nhắm được. Nếu không tìm được người con đấy là nỗi đau lớn của bạn tôi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close