Soạn bài Ôn tập trang 140 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Đọc lại các văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào bảng sau Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu; từ đó khái quát tính cách của các nhân vật

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc lại các văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

 

Văn bản

Cốt truyện

Xung đột

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

 

 

Sống hay không sống - đó là vấn đề

 

 

Âm mưu và tình yêu

 

 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung các văn bản thông tin đã học, tìm và triển khai nội dung vào bảng đã cho.


Lời giải chi tiết:

Văn bản

Cốt truyện

Xung đột

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Xoay quanh bi kịch của người nghệ sĩ có tài nhưng lại thiếu tầm nhìn nhận cuộc sống - Vũ Như Tô. Vũ Như Tô theo lệnh của Lê Tương Dực, dựng lên Cửu Trùng Đài để vua hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ.

Dẫu tưởng đây là cái cớ để Vũ Như Tô thể hiện tài năng của mình nhưng lại chính là nguyên nhân dẫn tới xung đột giữa người nghệ sĩ với nhân dân, cũng chính là lý do dẫn tới bi kịch bi thảm cho cuộc đời Đan Thiềm, Vũ Như Tô và sự cháy rụi của Cửu Trùng Đài

 

- Nhân dân lao động >< tầng lớp vua chúa phong kiến

- Vũ Như Tô >< những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài → Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu và đời sống hiện thực con người.

 

Sống hay không sống - đó là vấn đề

Thông qua nhân vật Hăm-lét, tác giả muốn phản ánh chế độ dã man thời trung cổ, một hiện thực khốc liệt, một xã hội đầy những hoang mang, lo âu - xã hội mà con người sẵn sàng giẫm đạp lên mạng sống người khác để đạt được lợi ích của mình

- Lí tưởng >< hiện thực xã hội: đó là mâu thuẫn giữa việc đứng lên phản kháng với hiện thực xấu xa với lý tưởng nhân văn được thể hiện trong việc đấu tranh tư tưởng của Thái tử Hăm-lét

- Hiện thực xấu xa, tồi tàn, thối nát được hiện thực hóa qua việc phân tích nội tâm, hành động nhân vật Hăm-lét

 

Âm mưu và tình yêu

Sự đấu tranh, sức mạnh phi thường của nhân vật Phéc-đi-năng - người xuất thân quyền quý. Phéc-đi-năng có thể đổi lấy mạng sống chỉ để chiến thắng bạo quyền, sự ngăn cấm của cha vì khát vọng tự do và hạnh phúc của mình

- Quan điểm tình yêu của Luy-đơ >< Quan điểm của cha mẹ.

- Quan điểm bảo vệ, hy sinh để bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng >< Sự ngăn cấm, bạo quyền của người cha Tể tướng.

 

 

Câu 2

Câu 2 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu; từ đó khái quát tính cách của các nhân vật:

 

Nhân vật chính

Hành động, lời thoại và tính cách

 

Hành động, lời thoại

Tính cách

Vũ Như Tô

 

 

Hăm-lét

 

 

Phéc-đi-năng

 

 

 

Phương pháp giải:

 Từ văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Âm mưu và tình yêu, tìm và chỉ ra những hành động. lời thoại tiêu biểu. Sau đó điền vào bảng mà đề bài đã cho.


Lời giải chi tiết:

Nhân vật chính

Hành động, lời thoại và tính cách

 

Hành động, lời thoại

Tính cách

Vũ Như Tô

Khi bị bắt: 

+  Vũ Như Tô - Xin đa tạ tấm lòng tri kỷ. Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt (buồn rầu, trấn tĩnh ngay)

+ Vũ Như Tô (đầy hi vọng) - Dẫn ta ra mắt An Hòa Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì….”

Chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt: 

+ Vũ Như Tô (nhìn ra, rú lên) - Đốt thực rồi! Đối thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!

Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài lại là có tội.

→ Không chịu khuất phục, ngoan cố chứng minh sự quang minh chính đại của bản thân đến cuối cùng mới nhận ra vấn đề.

 

Hăm-lét

Hăm-lét nhận ra xã hội ấy không còn sự công bằng, chỉ còn chỗ cho những thế lực xấu xa, con người sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để đạt được mong muốn của mình mà không trừ thủ đoạn nào. Vì vậy Hăm-lét biết mình phải vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến.

Việc giả điên sẽ giúp Thái tử tránh được sự quan sát, theo dõi của Clô-đi-út và bọn tay sai.

 

Hăm-lét hiện lên là một người thông minh, mưu trí, chàng đã chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn.

Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho chúng ta nhìn nhận được thực tế trong con mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn chàng toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở.

 

Phéc-đi-năng

- Chỉ trích hành động của cha mình - Tể tưởng

- Sẵn sàng chết cùng Luy-đơ chứ nhất định không chịu khuất phục bạo quyền.

- Dùng thanh kiếm sĩ quan để xin cha.

- Xin chúa chứng giám và uy hiếp Tể tướng.

 

Phéc-đi-năng hiện lên với vẻ ngỗ nghịch, sẵn sàng cãi lại cha thậm chí là muốn cầm kiếm lên đấu tranh với cha nhưng tất cả là vì tình yêu và sự tự do của chàng và Luy-đơ.

Phéc-đi-năng là một chàng trai dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng đổi cả mạng sống của mình để đòi lại công bằng, đòi lại tự do và tình yêu của mình.

 

 

Câu 3

Câu 3 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hãy làm rõ hiệu ứng thanh lọc của bi kịch.


Phương pháp giải:

Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học, thông qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, chỉ rõ hiệu ứng thanh lọc của bi kịch.


Lời giải chi tiết:

 Hiệu ứng thanh lọc của thể loại bi kịch là sự tác động của bi kịch đối với người xem.

   Thông qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hiệu ứng thanh lọc được thể hiện thông qua việc khéo léo xây dựng các tình huống để đẩy nhân vật bi kịch vào các tình huống truyện cao trào; từ các tình huống và kết quả của nhân vật bi kịch đã tác động đến người đọc/ người xem làm cho người đọc/ người xem rút được bài học cho bản thân, cảnh giác, đề phòng với những lỗi lầm mà mình gặp phải.


Câu 4

Câu 4 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Khi sử dụng ngôn ngữ viết, chúng ta cần lưu ý những gì?


Phương pháp giải:

Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo, đưa ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết.


Lời giải chi tiết:

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết:

- Ngôn ngữ viết sử dụng cần phải trau chuốt, gọt giũa, sử dụng đúng và phù hợp với ngữ cảnh.

- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự,....

- Không sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.

- Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ

 - Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.

+ Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, đọc văn bản, báo cáo...). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu).

 - Ngoài hai trường hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ, tránh dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại.

Câu 5

Câu 5 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cần lưu ý những điều gì khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim?


Phương pháp giải:

Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo và thông qua quá trình thực hành viết, đưa ra những lưu ý khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim.


Lời giải chi tiết:

Khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim, cần lưu ý:

- Cần xác định đề tài và lựa chọn tác phẩm có chủ đề rõ ràng, nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc, có độ dài vừa phải

- Cần nêu luận điểm và triển khai ít nhất hai luận điểm nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết và khẳng định lại luận đề.

- Sau khi viết bài, cần xem lại và chỉnh sửa những lỗi trong quá trình viết.

Câu 6

Câu 6 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo bạn, lẽ sống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của mỗi người?

Phương pháp giải:

Liên hệ ý nghĩa của các văn bản  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu và vốn hiểu biết của bản thân. Đưa ra quan điểm của bản thân về ý nghĩa của lẽ sống đối với cuộc đời của mỗi người.


Lời giải chi tiết:

Theo em, lẽ sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người: 

- Lẽ sống đóng vai trò xác định những điều đúng đắn: có lẽ sống đúng đắn tức là con người có một lối sống, quan điểm sống đúng và tốt đẹp. Từ đó con người sống để cống hiến cho xã hội, sống vì sự hạnh phúc của bản thân cũng như mọi người, thúc đẩy con người vươn lên vì những điều tốt đẹp. Qua đó nhân phẩm, danh dự của con người cũng được đánh giá cao.

- Lẽ sống giúp mang lại cho con người và xã hội niềm hạnh phúc chân chính. Lẽ sống đúng đắn sẽ tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời hơn cho dù có bất kỳ khó khăn , thử thách nào cũng luôn vui vẻ và vượt qua. Chính vì vậy, tạo cho bản thân một lẽ sống tốt đẹp, đúng đắn là điều rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người trong xã hội, nhất là đối với giới trẻ hiện nay.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close