Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều)

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản.


Phương pháp giải:

Đọc nội dung đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh”, chú ý những hình ảnh, chi tiết nổi bật từ đó tìm và chỉ ra được những sự kiện trong văn bản.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Các sự kiện được kể trong văn bản:

+ Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.

+ Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.

+ Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.

+ Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.

Xem thêm
Cách 2

Các sự kiện được người kể chuyện kể lại:

- Thuý Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

- Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiều mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải giả vờ như không quen biết Thuý Kiều.

- Thuý Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh; Hoạn Thư áp chế Thúc Sinh, ỷ vào địa vị chủ nhân để hăm doạ, nhiếc móc Thuý Kiều.

- Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân, lời lẽ, hành vi hạ nhục Thuý Kiều và đe nạt Thúc Sinh.

- Sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, khiếp nhược của Thúc Sinh.

- Tâm sự chua xót, tủi nhục của Thuý Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều)


Phương pháp giải:

Thông qua nội dung đoạn trích, chú ý vào những chi tiết nổi bật, lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều để phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư là một loạt những cảm xúc, tâm trạng phức tạp và đa chiều, đầy những cảm xúc khó tả. 

- Khi vừa bước ra, cảm xúc của Thúy Kiều hết sức bất ngờ, ngạc nhiên tiếp theo sau là sự vỡ lẽ của nhiều điều, Kiều chỉ biết thốt lên “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”.

- Khi đã vỡ lẽ ra những hành động của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy chán ghét, căm hận với những gì Hoạn Thư thể hiện bên ngoài và bên trong “Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao”

- Tâm trạng Kiều rối như tơ vò, muốn chống lại cũng chẳng thể phản kháng vì sợ Hoạn Thư sẽ làm hại mình “Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời/ Sợ uy dám chẳng vâng lời”

- Kiều của bây giờ như đã chết trong lòng, tan nát, ngây dại, làm việc chỉ trong vô thức, “tán hoán tê mê”, bản đàn Kiều gảy lên cũng “tan nát lòng”, giờ đây khung cảnh tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có những mâu thuẫn sâu sắc “người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”.

- Tâm trạng Kiều theo thời gian càng trở nên nặng nề, đau đớn, càng nghĩ càng cay đắng, Kiều đã khóc, khóc than cho phận mình đầy oan trái, nghiệt ngã.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Khi vừa bước ra, cảm xúc của Thúy Kiều hết sức bất ngờ, ngạc nhiên tiếp theo sau là sự vỡ lẽ của nhiều điều.

- Khi đã vỡ lẽ ra những hành động của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy chán ghét, căm hận với những gì Hoạn Thư thể hiện bên ngoài và bên trong

- Tâm trạng Kiều rối như tơ vò, muốn chống lại cũng chẳng thể phản kháng vì sợ Hoạn Thư sẽ làm hại mình 

- Kiều của bây giờ như đã chết trong lòng, tan nát, ngây dại, làm việc chỉ trong vô thức

- Tâm trạng Kiều theo thời gian càng trở nên nặng nề, đau đớn, càng nghĩ càng cay đắng, Kiều đã khóc, khóc than cho phận mình đầy oan trái, nghiệt ngã.

- Độc thoại nội tâm: Thể hiện sự bất ngờ, choáng váng, thậm chí hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.

- Lời miêu tả của người kể chuyện: Thể hiện ở việc miêu tả tâm lí Thuý Kiểu của người kể chuyện, chẳng hạn ở các dòng: Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.

Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã. Hầu rượu: Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.

Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.

Hầu đàn:

– Người kể chuyện tả tâm trạng: Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vàng lời ra trước bình the vặn đàn.

- Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:

– Hoạn Thư: Tiểu thư trông mặt đường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm (2 dòng), độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.

- 'Thúc Sinh: Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng (2 dòng).

– Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vayệ” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh (2 dòng).


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Kẻ bảng dưới đây vào vở, chỉ ra một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, vẻ bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau:

Tình huống

Nhân vật

Hành động/ vẻ bề ngoài

Nội tâm

Thúy Kiều mời rượu

Hoạn Thư

 

 

 

Thúc Sinh

 

 

Thúy Kiều hầu đàn

Hoạn Thư

 

 

 

Thúc Sinh

 

 

 

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung đoạn trích, dựa vào những chi tiết làm nổi bật sự khác biệt, vẻ bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh, từ đó hoàn thiện bảng đề bài đưa ra.


Lời giải chi tiết:

Tình huống

Nhân vật

Hành động/ vẻ bề ngoài

Nội tâm

Thúy Kiều mời rượu

Hoạn Thư

- Vui vẻ, đon đả, nói cười

 

-  Hoạn Thư ra vẻ ân cần, hỏi han, an ủi Thúc Sinh khi chứng kiến chàng đổ lệ

 

- Mưu mô, dùng nhiều thủ đoạn để hại Kiều, bắt Thúy Kiều ra hầu rượu cho mình và Thúc Sinh

- Chứng kiến Thúc Sinh khóc, Hoạn Thư sinh lòng ghen, mượn cớ thét mắng, sai Thúy Kiều ra gảy đàn cho Thúc Sinh vui.

 

 

Thúc Sinh

- Bàng hoàng, ngỡ ngàng.

- Buồn bã, muộn phiền, khóc lóc với lý do mới mãn tang mẹ.

 

Khóc vì xót thương cho Thúy Kiều khi nhận ra Kiều và nghe khúc đàn Kiểu đánh.

Thúy Kiều hầu đàn

Hoạn Thư

Hoạn Thư ra vẻ ân cần, hỏi han, an ủi Thúc Sinh; sai người làm gảy khúc đàn khác cho tâm trạng chàng vui.

- Chứng kiến Thúc Sinh khóc, Hoạn Thư sinh lòng ghen, mượn cớ thét mắng, sai khiến Thúy Kiều.

- Hả hê khi chứng kiến cảnh Thúy Kiều buồn bã, đau thương gảy khúc đoạn trường.

 

 

Thúc Sinh

Thảm thiết, bồi hồi, gượng nói gượng cười cho qua chuyện

Buồn bã, xót xa, càng nghĩ càng cay đắng nhưng vẫn “gạt thầm giọt thương” để cho qua chuyện, để Hoạn Thư không làm khó Thúy Kiều nữa.

 

Xem thêm
Cách 2

Tình huống

Nhân vật

Hành động/ vẻ bề ngoài

Tâm trạng, cảm xúc bên trong

Thuý Kiều

mời rượu

Hoạn Thư

Buộc Kiều hầu đàn, “xem mặt hỏi trả” Thúc Sinh, “thơn thớt nói cười” khen ngợi vờ vịt, mỉa mai về lòng hiếu thảo của Thúc Sinh.

“Nham hiểu giết người không dao”; mưu toan “làm ra con ở chúa nhà đôi nơi”.

Thúc Sinh

“Chén tạc chén thù”, ngoảnh đi, chợt nói, chợt cười, cạn chén rượu mà Thúy Kiều mời như một con rối; nhất cử nhất động theo sự sai khiến của Hoạn Thư.

“Phách lạc hồn xiêu”, khi biết cả Kiều và bản thân “đã mắc vào tay” Hoạn Thư; tan nát lòng “nát ruột tan hồn”.

Thuý Kiều

hầu đàn

Hoạn Thư

“Cười nói tỉnh say, chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi”; ngợi khen, quát mắng Thúy Kiều.

“Dường đà cam tâm”; “khắp khởi mừng thầm”

Thúc Sinh

“Vội vàng gượng nói gượng cười”.

Càng “thảm thiết bồi hồi”, “gan héo ruột đầy”, “nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng”.

Nhà thơ đã tả sự đối lập, tương phản giữa hai con người bề ngoài, bên trong của Hoạn Thư và Thúc Sinh, như “đi guốc trong bụng” nhân vật:

- Hoạn Thư: Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao.

- Thúc Sinh: Người ngoài cười nụ cười trong khóc thầm.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Câu 4 (trang 51, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sóng cả có tuyền được vay? và cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi với nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy?

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

- Lênh đênh một chiếc thuyền tình 

Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu?


Phương pháp giải:

Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân và tham khảo những tài liệu, từ điển để giải nghĩa những câu ca dao. Từ đó nhận xét về những điểm gần gũi giữa cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều và các chủ thể trữ tình trong các câu ca dao. Đồng thời, lý giải sự gần gũi.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thúy Kiều và nhân vật trữ tình đều đại diện cho người phụ nữ thời kì phong kiến với số phận bị vùi dập, dẫm đạp, hành hạ bởi những hủ tục. Họ cảm thấy mình lạc lối trong con sóng đời, không biết điều gì sẽ đến và không biết phải làm sao để vượt qua những khó khăn này.

- Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.

- Theo em, xuất hiện sự gần gũi ấy bởi sự bế tắc, lạc lối và không biết điều gì sẽ đến với mình của những người phụ nữ thời phong kiến. Cả hai đều đang tìm kiếm lối thoát và hy vọng sẽ tìm được đường đi đúng đắn. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Thúy Kiều và nhân vật trữ tình đều đại diện cho người phụ nữ thời kì phong kiến với số phận bị vùi dập, dẫm đạp, hành hạ bởi những hủ tục. Họ cảm thấy mình lạc lối trong con sóng đời, không biết điều gì sẽ đến và không biết phải làm sao để vượt qua những khó khăn này.

- Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh

- Theo em, xuất hiện sự gần gũi ấy bởi sự bế tắc, lạc lối và không biết điều gì sẽ đến với mình của những người phụ nữ thời phong kiến. Cả hai đều đang tìm kiếm lối thoát và hy vọng sẽ tìm được đường đi đúng đắn. 

- Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể.

- Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trỗi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không, không biết tấp mình/ gửi mình vào đầu. Ca dao cũng dùng lời nghi vấn để thể hiện sự lo lắng, bất an.

- Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ câu nghi vấn). Nguyễn Du cũng như tác giả dân gian đều thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc đối với nàng Kiều và những người phụ nữ xưng “thân em” trong ca dao...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close