Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnBạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản? Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản và chọn lọc những chi tiết nổi bật về hình ảnh người vợ, từ đó đưa ra những suy nghĩ về hình ảnh người vợ trong văn bản. Lời giải chi tiết: Trong văn bản, người vợ hiện lên với tấm lòng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng con. Dì là hiện thân cho người phụ nữ gia đình, giàu đức hi sinh, tình yêu thương vô bờ bến, hết lòng tận tụy chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, dì ngày ngày ngồi trước hiên nhà, hoài niệm về một thời quá khứ đã qua. Câu 2 Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản, dựa vào nội dung của văn bản, tìm và chỉ ra những chi tiết tiêu biểu thể hiện niềm khát khao đoàn tụ của dì Bảy. Lời giải chi tiết: - “Năm dượng đi,..... Suốt hai mươi năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.” - “Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.” Câu 3 Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại. Phương pháp giải: Dựa vào những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân; chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống với các bạn cùng lớp. Lời giải chi tiết: Trong đại dịch Covid-19, đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp: bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân nguy kịch, thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế….đã có rất nhiều “anh hùng áo trắng” đã xung phong được lên tuyến đầu, điều trị và cứu chữa cho các bệnh nhân nguy kịch. Các y, bác sĩ ở tuyến quan trọng cũng đồng nghĩa với ở nơi nguy hiểm nhất, ngày ngày tiếp xúc với dịch bệnh; cho nên việc trở về nhà bên gia đình thường xuyên là không thể; họ phải ở lại bệnh viện hàng ngày, hàng tuần thậm chí là hàng tháng. Gia đình, vợ chồng, con cái của những y bác sĩ ấy cũng vì thế mà không thể gặp mặt họ, bị chia ly và xa cách bởi tình hình dịch. Khát vọng đoàn tụ, sự lo lắng về sức khỏe của người thân vẫn luôn thường trực trong mỗi người ở nhà. Con cái không thể gặp cha mẹ, chỉ có thể nhìn qua chiếc màn hình điện thoại, thậm chí là không cả có thời gian để liên lạc về nhà. Có đôi khi, qua chiếc màn hình ấy, chỉ vang lên tiếng khóc nấc vỡ òa của đứa con vì nhớ bố mẹ, của người vợ/ chồng vì lo cho bạn đời hay của cha mẹ vì thương con cái mình phải vất vả. Ở bên này, những y bác sĩ chỉ biết lặng lẽ che giấu cảm xúc, tiếp tục vững lòng, mặc “áo giáp”, tiếp tục vật lộn, đấu tranh vì sự sống cho bệnh nhân. Giờ đây, khi dịch bệnh đã qua đi nhưng những câu chuyện về ngày tháng xa cách vì đại dịch ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí không chỉ những y, bác sĩ và gia đình họ mà còn hằn rõ trong tâm trí những người chứng kiến khoảnh khắc chia li ấy, khắc khoải cả trong tim mỗi người con Việt Nam.
Quảng cáo
|