Lý thuyết về sắt

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Quảng cáo

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: 

- Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm

- Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút)

- Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng 7,86g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 15390C

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

Sắt là kim loại có hai hóa trị là II và III.

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi.

3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4 (oxit sắt từ, là oxit hỗn hợp: FeO.Fe2O3)

b) Tác dụng với phi kim khác.

- Tác dụng với Cl2 tạo muối sắt (III): 2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2FeCl3

- Tác dụng với S tạo muối sắt (II): Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS

Ngoài oxi và lưu huỳnh, sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối

2. Tác dụng với dung dịch axit

- Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc nguội và axit H2SO4 đặc nguội do tạo ra lớp oxit bảo vệ, ngăn cản kim loại tác dụng với axit

- Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III, không giải phóng H2

    Fe + H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

    Fe + 6HNO3 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe(NO3)3 + 3NO2 + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 

Sơ đồ tư duy: Sắt


 

 

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close