TUYENSINH247 KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC LỚP 1-9 NĂM MỚI 2025-2026

GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN

XEM NGAY
Xem chi tiết

Lý thuyết nhiên liệu

1. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

Quảng cáo

 

I. Nhiên liệu

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ:

+ Than củi, dầu hỏa, khí gas…

+ Điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và tỏa nhiệt nhưng không phải là một loại nhiên liệu.

- Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

II. Phân loại nhiên liệu

Căn cứ vào trạng thái chia nhiên liệu thành 3 nhóm: nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí

1. Nhiên liệu rắn

- Than:

+ Than gầy: là loại than già nhất, chứa trên 90%  cacbon, khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Dùng để làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp.

+ Than mỡ và than non: chứa ít cacbon hơn than gầy. Dùng để luyện than cốc.

+ Than bùn là loại than trẻ nhất, được hình thành ở các đáy đầm lầy. Dùng làm chất đốt, phân bón tại chỗ

- Gỗ:

- Chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng và sản xuất giấy.

- Khi sử dụng nhiên liệu rắn có thể gây ô nhiễm môi trường do các loại nhiên liệu cháy không hết.

2. Nhiên liệu lỏng

- Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (như xăng, dầu hỏa) và rượu.

- Được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, 1 phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.

- Năng suất tỏa nhiệt cao hơn  nhiên liệu rắn.

- Cháy không hết sẽ gây ô nhiễm môi trường.

3. Nhiên liệu khí

- Các loại nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ, khí lò cốc, khí lò cao, khí than…

- Năng suất tỏa nhiệt cao

- Dùng làm nhiên liệu

- Dễ cháy hoàn toàn, vì vậy ít độc hại, không gây ô nhiễm môi trường

- Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp

III. Sử dụng nhiên liệu

1. Tại sao phải sử dụng nhiên liệu có hiệu quả

- Để tránh lãng phí và không gây ô nhiễm môi trường

- Làm nhiên liệu cháy hoàn hoàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trính cháy tạo ra

2. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả

- Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy

- Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.

Sơ đồ tư duy: Nhiên liệu

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close