Giải bài Tấm lòng người mẹ trang 32 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào? Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?


Phương pháp giải:

Đọc phần Kiến thức Ngữ Văn trong SGK (trang 64-65) kết hợp cùng hiểu biết của bản thân để xác định ngôi kể và điểm nhìn trong truyện Tấm lòng người mẹ.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ là lời của nhân vật trong truyện tự kể với người đọc, xưng “tôi”, nhân vật “tôi” giấu mặt và kể chuyện thông qua điểm nhìn bao quát của mình cũng như thông qua nhân vật Phăng-tin

→ Đáp án đúng: C.Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật Phăng-tin.


Câu 2

Câu 2 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?


Phương pháp giải:

Đọc đoạn trích để tìm ra những từ khóa và nội dung chính nói lên hoàn cảnh của Phăng-tin và hành động, việc làm của nhân vật ấy trong hoàn cảnh này.


Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh / cảnh ngộ của Phăng-tin: khốn khổ, bi đát, bất hạnh (nghèo, ốm đau, xa cách con gái, bị chủ nợ giày vò, bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa gạt, bị nhân tình hành hạ,...)

- Phăng-tin phải bán tóc, bán răng và bán thân để gửi tiền nuôi con.

- Những việc làm ấy cho thấy nàng rất thương con, hi sinh tất cả vì con. Phăng-tin là một trong “những người khốn khổ” nhất mà tác phẩm khắc hoạ.

Câu 3

Câu 3 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.


Phương pháp giải:

Dựa vào việc xây dựng nội dung truyện cùng việc khắc họa các nhân vật và tình huống truyện để thấy được những quan điểm, tư tưởng tác giả muốn gửi gắm


Lời giải chi tiết:

Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả: 

- Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho hoàn cảnh của Phăng-tin; ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử ở người phụ nữ này.

- Phê phán xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái (qua các nhân vật vợ chồng Tê-nác-đi-ê, chủ nợ,...).

Câu 4

Câu 4 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này.

Phương pháp giải:

Cần nhận thấy các nhân vật giống nhau về cảnh ngộ bất hạnh, về khát vọng sống lương thiện, về kết cục của số phận; khác nhau về những biểu hiện cụ thể ở mỗi khía cạnh đó.

Lời giải chi tiết:

 

Nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao

 Nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô

Điểm giống nhau

Đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, mang trong mình nỗi thống khổ, số phận đầy bất hạnh. Cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người.

Điểm khác nhau

- Chịu đựng những định kiến và bất công của cuộc đời. Tuy nhiên, sức mạnh của tình yêu thương và lòng nhân ái vẫn sáng chói.

- Chí Phèo đã chọn cái chết để giải thoát cho bản thân

- Phăng-tin là một người phụ nữ kiên cường, xinh đẹp và sẵn sàng hy sinh tất cả để gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ chăm sóc con của mình. Dù cô đã cắt bỏ mái tóc, răng và trở thành gái bán hoa, nhưng càng về sau cô càng trở nên sa đọa hơn.

- Cuối cùng, cô đã không thể thoát khỏi con đường làm "gái điếm"

Câu 5

Câu 5 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích Tấm lòng người mẹ.

Phương pháp giải:

     Từ những hiểu biết, quan sát và phân tích của bản thân đối với nội dung của đoạn văn bản, đúc kết được chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích 

Lời giải chi tiết:

Chủ đề chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ: Thể hiện sự thấu hiểu, cảm, thương xót của tác giả đối với hoàn cảnh của Phăng-tin, ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử ở người phụ nữ này; phê phán xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái.

Câu 6

Câu 6 (trang 33-34-35-36-37 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?

b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?

d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?

e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích đề bài đã cho,xác định yêu cầu chính và từ khóa quan trọng trong các câu hỏi mà đề bài đưa ra từ đó tìm kiếm thông tin, câu trả lời trong đoạn trích để hoàn thành yêu cầu đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết:

a. Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng: giới thiệu về nhân vật trung tâm của bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ là Giăng Van-giăng (xuất thân tính cách, những nỗi thống khổ mà Giăng Van-giăng đã từng trải qua,...) để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện.

b.

– Các chi tiết nói về không gian: nơi Giăng Van-giăng sinh ra và lớn lên (xứ Bờ-ri, Pha-vơ-rôn), nơi anh làm việc và nơi anh bị giam cầm,...

- Các chi tiết nói về thời gian: lúc Giăng Van-giăng còn nhỏ và khi lớn lên; năm 1795, khi Giăng bị đưa ra toà truy tố về tội ăn trộm, sự kiện chính trị xảy ra năm 1796,...

→ Tất cả các chi tiết đó góp phần thể hiện hoàn cảnh và tính cách của Giăng Van-giăng: một người nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, bị tù đày cũng chỉ vì “đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì” để mang về cho các cháu đang đối khát. Anh khao khát được tự do nhưng không may mắn, bị tù khổ sai trong một thời gian rất dài.

c.

– Nhân vật Giăng Van-giăng là người giàu tình yêu thương và trách nhiệm; chịu nhiều nỗi thống khổ (tù khổ sai). Tù đày đã làm thay đổi Giăng: “Lúc vào tù, Giăng Van-giăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thản nhiên, trợ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối.”.

- Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn: Nhà văn giới thiệu trực tiếp về nguồn gốc xuất thân của nhân vật; miêu tả và kể các sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhân vật; để nhân vật thể hiện mình qua các hành động; bày tỏ cảm nghĩ về nhận vật. Đây là cách giới thiệu nhân vật mang tính truyền thống.

– Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng qua việc xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng: tương phản giữa xã hội đầy những bất công, hoàn cảnh sống nghèo khổ với tính cách của Giăng Van-giăng.

d.

– Điểm nhìn của người kể chuyện (tác giả) và nhân vật (Giăng Van-giăng).

→  Tác dụng: Từ điểm nhìn của người kể chuyện và cả nhân vật Giăng Văn-giăng sẽ giúp cho độc giả có thể thấy được nội dung câu chuyện cả bao quát lẫn chi tiết. Bằng việc thay đổi đa dạng điểm nhìn sẽ giúp cho nội dung câu chuyện hiện lên chân thực, rõ ràng và thu hút, hấp dẫn người đọc hơn. Người đọc không chỉ giống như một người được nghe thuật lại sự việc mà còn là người được trải nghiệm câu chuyện.

e.

Xã hội Pháp đang có những biến động dữ dội, vẫn có nhiều bất công ngang trái, pháp luật cứng nhắc (một người chỉ vì lấy trộm một chiếc bánh mì cho các cháu đang bị đói phải đi tù tổng cộng 19 năm).

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close