Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 tập 2 - Cánh diều

Em có nhận xét gì về ý kiến sau đây (đúng/ sai/ không hoàn toàn đúng)? Vì sao? “Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến, phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống văn hóa, nghệ thuật văn học”

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 52, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Em có nhận xét gì về ý kiến sau đây (đúng/ sai/ không hoàn toàn đúng)? Vì sao?

“Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến, phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống văn hóa, nghệ thuật văn học”

Phương pháp giải:

Bày tỏ ý kiến của bản thân, sau đó dùng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tạo ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:

   Nhận định trên không hoàn toàn đúng vì hiện tượng đời sống không chỉ thu hẹp trong phạm vi văn hóa, nghệ thuật, văn học mà xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Vì thế, cần sửa lại như sau: “Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm”

Câu 2

Câu 2 (trang 52, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Yêu cầu nào dưới đây cần phải chú ý khi viết bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống:

Phương pháp giải:

Bám sát vào phần Định hướng ở mục Viết để có thể lựa chọn những yêu cầu cần phải chú ý  khi viết bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Lời giải chi tiết:

Những yêu cầu cần phải chú ý khi viết bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống:

a- Xác định đối tượng mà bài viết muốn hướng tới.

b - Xác định mục đích nghị luận.

d- Xác định các thao tác nghị luận phù hợp.

e - Xác định các phương thức hỗ trợ khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh)

h - Lựa chọn tranh, ảnh, bảng biểu, số liệu đi kèm…

i - Thu thập các tư liệu liên quan đến hiện tượng đời sống được bàn luận.

k - Tìm ý cho bài viết.

Câu 3

Câu 3 (trang 53, SBT Ngữ văn 11, tập hai)

Đề bài:

    Đọc bài viết sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Hãy chỉ ra đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới.

b) Xác định mục đích của người viết

c) Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của văn bản trên.

d) Phần mở bài nêu vấn đề gì?

e) Trong phần thân bài, tác giả đã trình bày những nội dung nào?

f) Người viết đã kết thúc bài viết ra sao?

g) Những dẫn chứng xác thực nào đã được người viết nêu ra để minh họa cho ý kiến của mình

h) Chỉ ra các câu văn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc bài viết, chú ý đến từ khóa của từng câu hỏi để có thể tìm thông tin, đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới là các bạn trẻ, nhất là những bạn đang sử dụng kiểu ngôn ngữ biến tướng, “quái dị”

b) Mục đích của người viết là gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bạn trẻ và cả xã hội về một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại - hiện tượng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu kì quái, có nguy cơ làm mất sự trong sáng của tiếng Việt.

c) Mở bài là đoạn (1), thân bài là đoạn (2) và kết bài là đoạn (3)

d) Phần mở bài nêu hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ kiểu quái dị trong các diễn đàn, tin nhắn điện thoại….đến mức báo động của một bộ phận các bạn trẻ ngày nay.

e) Trong phần thân bài, tác giả đã lần lượt trình bày các nội dung về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ quái dị của các bạn trẻ về việc sử dụng phần mềm chuyển dịch thứ ngôn ngữ ấy, chỉ ra một vài tờ báo cổ vũ cho kiểu sử dụng ngôn ngữ nêu trên và các nguyên nhân của hiện tượng ngôn ngữ này.

f) Người viết đã kết thúc bằng việc khẳng định hiện tượng trên là môt vấn nạn, đã đến mức báo động, đồng thời đề xuất một số giải pháp cần phải thực hiện để ngăn chặn tình trạng trên, trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt

g) Để minh họa cho ý kiến của mình, người viết đã nêu ra khá nhiều dẫn chứng xác thực, cụ thể về việc sử dụng ngôn ngữ quái dị của các bạn trẻ. Chẳng hạn: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!”) hoặc “Ar2 ui, hum ney em bun wa..” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá); hay “Zeu ngey moi a hong zi zau, a zhe wua trung dzon e, a zoi em wa Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em koi pai zoi”;....

h) Các câu văn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả:

- Tuy nhiên, việc quá lạm dụng ngôn ngữ kiểu quái dị trong các diễn đàn hoặc tin nhắn điện thoại,..thật sự đến mức báo động

- “...nhưng tôi thật sự sốc khi bắt gặp những dòng chữ kì quặc của một cô bạn đang là sinh viên năm nhất”

- “....nào ngờ nó lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi teen hiện nay”

- “Vậy mà thật bất ngờ khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay sử dụng vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết và gây ấn tượng đối với độc giả”

- “Có thể khẳng định vấn đề sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ như đã nêu trên hết sức nhức nhối, thậm chí có thể coi là một hiện tượng xã hội rất đáng lo ngại”

Câu 4

Câu 4 (trang 55, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn sau:

Những năm gần đây, số lượng các bạn trẻ Việt Nam đi du học gia tăng một cách đáng kể

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Phương pháp giải:

Dựa vào những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về hiện tượng Những năm gần đây, số lượng các bạn trẻ Việt Nam đi du học gia tăng một cách đáng kể để lập được dàn bài với đầy đủ phần mở bài, thân bài, kết bài

Lời giải chi tiết:

- Giới thiệu chung về hiện tượng gia tăng số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài trong những năm gần đây. Đây cũng là một hiện tượng cần được nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện.

- Khái quát tình hình và quan niệm chung của xã hội về vấn để du học:

+ Trong những năm gần đây, số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài tăng nhanh ở tất cả các bậc – từ trung học đến cao đẳng, đại học, sau đại học và với nhiều hình thức phong phú (hoặc tự túc, hoặc bằng học bổng của nhà nước, của các trường…).

+ Nhìn chung, dư luận xã hội Việt Nam đề cao chuyện du học, coi đó là cơ hội tốt cho các bạn trẻ.

- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Sự gia tăng số lượng du học sinh trước hết là một “tín hiệu” đáng mừng cho tương lai của đất nước. Vì du học mang lại cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; các bạn có điều kiện giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế. Rất nhiều du học sinh đã đạt được thành tích cao trong các trường trung học, đại học nước ngoài, làm rạng danh cho đất nước. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong đã trở về góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Họ là nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội… Vì vậy, nếu có điều kiện, các bạn trẻ rất nên lựa chọn hướng đi này.

+ Nhưng du học không phải là con đường bằng phẳng mà ai đặt chân lên đó cũng đều tới đích. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chưa được chuẩn bị tốt đã vội vã “lên đường”, khiến bản thân phải gánh những áp lực quá lớn. Cũng có nhiều bạn chỉ dựa vào tiềm lực kinh tế, hoặc coi chuyện du học như một kì nghỉ dài để tự do “hưởng thụ cuộc sống”… Rốt cuộc, bản thân họ và gia đình có thể phải nhận những hậu quả đáng tiếc…

+  Sự gia tăng số lượng du học sinh, nhìn từ một góc độ khác, cũng có thể là một hiện tượng đáng lo ngại cho nền giáo dục và kinh tế Việt Nam. Nó có thể làm tăng tình trạng “chảy máu chất xám” và làm giảm thu nhập chung của xã hội. Vì sao nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng “đầu tư” một số kinh phí lớn để cho con du học? Vì sao nhiều bạn trẻ sẵn sàng chấp nhận vất vả hơn, gian khó hơn khi quyết định học tập trong môi trường quốc tế?

+ Chúng ta cần phải làm gì để cân bằng vấn đề này và biến nó thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội?

- Bản thân anh (chị) có ý định du học không? Vì sao? Theo anh (chị), cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện đối với vấn đề du học là gì?

- Từ hiện tượng trên, có thể rút ra những kết luận gì? (Du học nước ngoài vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thử thách lớn. Mỗi bạn trẻ cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của bản thân và cần xác định cho mình mục đích đúng đắn để lựa chọn.)

Câu 5

Câu 5 (trang 55, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Dựa vào dàn ý đã thực hiện ở câu 4, hãy viết bài nghị luận xã hội bàn luận về hiện tượng gia tăng đi du học của các bạn trẻ Việt Nam trong những năm gần đây.

Phương pháp giải:

Sau khi lập dàn ý, hình thành những ý chính và viết thành đoạn văn từ phần mà mình thấy ấn tượng nhất. Viết đoạn văn cần đầy đủ ý, các quan điểm, ý kiến đưa ra cần chính xác, mang tính xác thực, thuyết phục người đọc cao.

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu chung về hiện tượng gia tăng số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài trong những năm gần đây. Đây cũng là một hiện tượng cần được nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện.

Gần đây, đã quan sát được một tăng đột phá trong số lượng học sinh Việt Nam chọn du học tại các quốc gia nước ngoài. Đây là một hiện tượng đáng chú ý và cần phải được đánh giá và nhìn nhận một cách toàn diện để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tác động của nó. Việc gia tăng số lượng học sinh Việt Nam đi du học có thể được giải thích bằng một số lý do. Thứ nhất, sự mở cửa và tiếp cận dễ dàng đến các cơ hội học tập và nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Thế giới đang dần hội nhập và cầu nguyện vọng về một bằng cấp quốc tế ngày càng tăng, đặc biệt trong thị trường lao động toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy nhiều học sinh và gia đình quan tâm đến việc du học để mở cửa tương lai và cơ hội nghề nghiệp của họ. Thứ hai, hệ thống giáo dục tại một số quốc gia nước ngoài đáng kể được đánh giá cao về chất lượng và đa dạng chương trình học. Điều này gây sự hấp dẫn đặc biệt đối với phụ huynh và học sinh, khi họ tìm kiếm môi trường học tập sôi nổi và tiên tiến để phát triển kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, việc gia tăng số lượng học sinh đi du học cũng đặt ra nhiều thách thức. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để thích nghi và học tập hiệu quả trong môi trường mới. Ngoài ra, cần xem xét tác động của hiện tượng này đến xã hội và nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt về việc giữ và phát triển nhân tài quốc nội. Nhìn nhận và đánh giá hiện tượng gia tăng số lượng học sinh Việt Nam đi du học là cần thiết để đề xuất các giải pháp hợp lý, giúp tối ưu hóa lợi ích mà du học mang lại và đồng thời giữ vững nhân tài quốc nội.

Câu 6

Câu 6 (trang 55, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Tác giả đã tiến hành việc phân tích dẫn chứng như thế nào trong đoạn văn sau?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn mà đề bài đưa ra để có thể đưa ra những nhận xét về cách tác giả tiến hành phân tích dẫn chứng.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã chia tách dẫn chứng thành các khía cạnh cụ thể để làm rõ luận điểm và lí lẽ được nêu ra

- Luận điểm: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”

- Lí lẽ 1: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”

- Dẫn chứng 1:

+ “Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”

+ “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”

+ “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”

+“Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”

- Lí lẽ 2: “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”

- Dẫn chứng 2:

+ “Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”

+ “Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng”

+“Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng”

+ "Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”

Câu 7

Câu 7 (trang 56, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Xác định từ ngữ phù hợp với mỗi chỗ trống trong các đoạn sau:

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn đề bài cung cấp, dựa vào những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để lựa chọn từ ngữ phù hợp cho từng chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

Các từ lần lượt là : sai lầm - lệch lac - thuyết phục - bác bỏ - lí lẽ - dẫn chứng - luận cứ - cái sai - luận điểm - khách quan - tất cả - quá.

Câu 8

Câu 8 (trang 56, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Trong đoạn văn sau, người viết đã bác bỏ quan điểm nào? Cách thức bác bỏ là gì?

Phương pháp giải:

   Xác định được quan điểm bị bác bỏ, từ đó xác định được cách thức mà người viết sử dụng để bác bỏ là gì

Lời giải chi tiết:

- Quan điểm bị bác bỏ: “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”

- Cách thức bác bỏ: Bằng thực tiễn (“Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?”) kết hợp với suy luận (“Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?”)

Câu 9

Câu 9 (trang 57, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Em sẽ làm gì để chuẩn bị cho bài thuyết trình theo các yêu cầu dưới đây?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Định hướng trong Hoạt động Nói và nghe cùng với kinh nghiệm của bản thân để có thể hoàn thành bài tập này

Lời giải chi tiết:

   Để chuẩn bị cho bài thuyết trình có trình chiếu bằng phần mềm Powerpoint về chủ đề: Trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam, cho đối tượng nghe là các bạn học sinh cùng lớp, trong thời gian 15 phút, cần thực hiện các việc sau:

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình

- Viết nội dung cụ thể cho bài thuyết trình

- Lựa chọn các ý chính để trình bày bằng phần mềm Powerpoint

-  Căn cứ vào nội dung thuyết trình, có thể tìm chọn các hình ảnh, đoạn văn…. để minh họa cho sinh động

- Tập trình bày, kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ và điều khiến máy tính, máy chiếu (nếu có)

Câu 10

Câu 10 (trang 57, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Nếu là người nghe bài thuyết trình về Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam, em sẽ chuẩn bị những gì để có thể tham gia trao đổi, thảo luận một cách tích cực, hiệu quả?

Phương pháp giải:

Dựa vào những thực tiễn của bản thân mình, ứng dụng vào bài tập để có thể nêu lên những chuẩn bị của bản thân để có thể tham gia trao đổi, thảo luận một cách tích cực, hiệu quả

Lời giải chi tiết:

    Với tư cách là một người nghe, để có thể tham gia trao đổi, thảo luận một cách tích cực, hiệu quả trong buổi thảo luận về chủ đề “Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam” cần làm các việc sau:

- Tìm hiểu trước một số thông tin về “Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam” thông qua Internet, sách báo và thực tiễn giao tiếp của các bạn trẻ mà bản thân đã chứng kiến

- Dự kiến một số câu hỏi, nội dung sẽ trao đổi, trong đó, cần thể hiện rõ quan điểm và cách lí giải của cá nhân

- Chuẩn bị các phương tiện (bút, giấy,...) để ghi chép các nội dung thuyết trình cũng như các câu hỏi, băn khoăn nảy sinh trong quá trình lắng nghe.

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close