Giải bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 14 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Theo em, câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” là lời của ai? Em hiểu thế nào về hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” ?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo em, câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” là lời của ai?

Phương pháp giải:

    Cần xác định chủ thể lời nói cho câu hỏi mở đầu tác phẩm. Để trả lời cần bám sát vào hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Hàn Mặc Tử có thầm yêu Hoàng Thị Kim Cúc (chị họ của Hoàng Tùng Ngâm - một thân hữu của Hàn). Năm 1939, khi Hàn bị bệnh, để an ủi bạn, Hoàng Tùng Ngâm có nhờ Kim Cúc viết thư động viên Hàn. Kim Cúc đã gửi thư hỏi thăm kèm một bưu ảnh trong đó có cảnh người con gái Huế chèo đò. Tình yêu và trí tưởng tưởng đã khiến Hàn Mặc Tử hình dung đó là thôn Vĩ và hình ảnh của người con gái mà ông thầm yêu. Đây là hoàn cảnh trực tiếp dẫn đến sự ra đời của bài thơ.

- Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vì thế có thể hiểu là lời của Kim Cúc trong tưởng tương của Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu là lời của Hàn Mặc Tử khi tự hỏi chính mình. Trong phân tích thơ, sự mơ hồ của chủ thể lời nói là một trong những lí do tạo nên sự đa nghĩa cho lời thơ. Câu thơ của Hàn Mặc Tử là một vị trí tiêu biểu cho  đặc điểm trên.

Câu 2

Câu 2 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Em hiểu thế nào về hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” ?

Phương pháp giải:

Theo ý hiểu của bản thân cũng như những tham khảo từ sách báo, tài liệu phân tích để từ đó làm sáng tỏ hình ảnh  “mặt chữ điền” trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Lời giải chi tiết:

- “Mặt chữ điền” trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” là một hình ảnh thơ gợi nhiều cách hiểu khác nhau:

+ Có người cho rằng “mặt chữ điền” ở đây là gương mặt của cô gái Huế (lấy từ một câu ca dao Huế “Mặt em vuông tựa chữ điền”)

+ Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ, có người lại cho rằng đó là gương mặt của Kim Cúc (người mà Hàn Mặc Tử thầm yêu trước đó)

+ Một cách hiểu khác: “mặt chữ điền” là những ngôi nhà xứ Huế ẩn mình sau những rặng trúc.

+ Nhưng lại cũng có thể hiểu: đó là gương mặt đẹp đẽ tinh khôi của Hàn Mặc Tử trong quá khứ (Hàn đang từ hiện tại ngắm hình ảnh của mình trong quá khứ)

- Cách hiểu nào cũng có lí, tùy thuộc vào cách tiếp cận và lí giải của người đọc. Đây cũng là một đặc điểm thường thấy trong tiếp nhận văn học. Tuy nhiên, có lẽ cần thấy rằng: không nhất thiểu phải truy nguyên đến cùng “mặt chữ điền” ở đây là gì, của ai. Điều quan trọng là mối quan hệ giữa “lá trúc” và “mặt chữ điền”, làm nên chiều sâu cho bức tranh phong cảnh đồng thời gợi lên một vẻ đẹp thanh nhã, kín đáo, có đôi chút bí ẩn rất Huế. Thường thức câu thơ trong trường hợp này là thường thức cái đẹp trong tính chỉnh thể của nó chứ không sa vào những chi tiết cụ thể.

Câu 3

Câu 3 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác so với khổ 1? Sự khác biệt cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc và phân tích dựa vào những hình ảnh, chi tiết nổi bật đặc sắc của khổ thơ 1 và 2. Đồng thời từ đó chỉ ra sự khác biệt trong tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên ở trong khổ thơ 1

Thiên nhiên ở trong khổ thơ 2

Quá khứ

Hiện tại

Tràn ngập ánh sáng: ấm áp thanh tân

Chuyển sang tối dần với khắc khoải về trăng (khắc khoải về ánh sáng).

Cảnh vật gắn quyện, hài hòa: nắng của câu thơ 2 rọi xuống câu 3 làm nên màu xanh như ngọc (trong, mát) của vườn tược, sự hài hòa giữa “lá trúc” và “mặt chữ điền”

Cảnh vật chia lìa: gió mây vốn phải gắn kết với nhau bỗng thành thực thể chia lìa. Sông trăng đẹp dễ nhưng xa cách trong sự ngóng trông, khắc khoải của chủ thể trữ tình (“Có chở trăng về kịp tối nay?”)

Tâm trạng, tình cảm của chủ thể trữ tình vì thế cũng có sự biến đổi. Ở khổ thơ 1, đó là tâm trạng hạnh phúc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thôn Vĩ. Tuy nhiên, vì đây là vẻ đẹp của thôn Vĩ trong quá khứ, trong kí ức của chủ thể trữ tình nên ẩn sâu trong đó lai là nỗi buồn tiếc kín đáo về sự cách xa, về cái đẹp đã nằm ngoài tầm với. Sang khổ thơ 2, nét chủ đạo là cái nhì u buồn, cái nhìn đó khiến cho bức tranh thiên nhiên trở thành chia lìa. Vẫn có thế giới của cái đẹp nhưng đầy cách xa (sông trăng đó) khiến chủ thể trữ tình chỉ có thể ngóng trông khắc khỏa (“Có chở trăng về kịp tối nay?”)

Câu 4

Câu 4 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm những câu hỏi có trong ba khổ thơ, từ đó liên hệ nội dung với những câu thơ trước và sau để nhận xét về cách cấu tứ của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ đều xuất hiện câu hỏi:

- Khổ thơ 1: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.

- Khổ thơ 2: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”

- Khổ thơ 3: “Ai biết tình ai có đậm đà?”

Từ “ai” trong tiếng Việt là từ hỏi về người, ngụ ý đó là một người xa lạ, không biết rõ. Chữ “ai” trong “vườn ai” khiến chủ thể trữ tình trở thành người xa la. Cảnh đẹp mà thiếu đi sự gắn bó. Tương tự như thế, chữ “ai’ trong “thuyền ai” khiến con thuyền chở trăng (con thuyền của sự cứu rỗi) càng trở nên xa cách, thiếu gắn bó và vì thế nỗi khắc khoải càng được tô đậm. Như vậy, hai từ “ai” trong hai khổ đầu gắn với sự khắc khoải về không gian, về khoảng cách.

Từ “ai” trong khổ thơ 3 lại gắn với “tình ai’’. Đây mới là nỗi khắc khoải ám ảnh lớn nhất của chủ thể trữ tình. Khoảng cách về không gian có thể khắc phục nhưng nếu “tình ai” không đậm đà thì sẽ mãi mãi là cách xa, đổ vỡ.

Ba câu hỏi vừa có sự lặp lại (sự khắc khoải) vừa có sự tăng cấp. Đó là cách cấu từ độc đáo của bài thơ.

Câu 5

Câu 5 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc họa tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”:

                                                Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa

                                                Trời ở trong đây chẳng có mùa

                                                Không có niềm trăng và ý nhạc                     

                                                Có người cung nữ nhớ thương vua

Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?

Phương pháp giải:

Để thấy được sự đối lập trong không gian giữa hai bài thơ, trước hết cần chú ý tới hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tiếp đó là phân tích nội dung, chủ thể trữ tình…

Lời giải chi tiết:

Khi sáng tác tập Thơ Điên cũng như Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đang mang trọng bệnh, hoàn toàn cách biệt với bè bạn, người thân. Điều này khiến hình dung về thế giới trong Hàn có sự phân chia giữa ở đây (nơi nhà thơ đang sống) và ngoài kia (thế giới của những con người bình thường).

Trong Đây thôn Vĩ Dạ, sự đối lập không gian hiện diện trong cả ba khổ thơ. Ở khổ thơ 1: hàm ẩn trong lời mời về chơi thôn Vĩ. Lời mời này cho thấy thôn Vĩ đẹp đẽ, tinh khôi là hoàn toàn xa xôi với chủ thể trữ tình. Đến khổ thơ 2: từ đó tạo ra đối lập ngầm ẩn giữa “ở đó” (sông trăng đẹp  đẽ) và “ở đây”. Đến khổ thơ 3: từ “ở đây” mới hiện diện trực tiếp. Lưu ý là “ở đó” (thôn Vĩ và sông trăng) đều là không gian của ánh sáng còn “ở đây” lại là không gian mờ nhòe (sương khói mờ nhân ảnh). Những đối lập này tô đậm thân phận bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề cuộc sống của chủ thể trữ tình.

Câu 6

Câu 6 (trang 14, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo em, hình ảnh “khách đường xa” trong khổ kết của bài thơ là hình ảnh của ai?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung ý thơ truớc và sau hình ảnh “khách đường xa” trong khổ kết để có thể lập luận, phân tích chỉ ra hình ảnh đó là ai.

Lời giải chi tiết:

Đây là câu thơ đem lại nhiều cách hiểu khác nhau:

- Có người hiểu “khách đường xa” là “em”, là đối tượng cho sự mơ mộng của chủ thể trữ tình.

- Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử cũng thường tự nhận mình là khách xa (“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín” - Mùa xuân chín). Nếu hiểu như thế thì “khách đường xa” ở đây lại chỉ chủ thể trữ tình.

Dù hiểu theo cách nào thì vẫn luôn có một khoảng cách giữa chủ thể trữ tình và “em” - điều làm nên sự khắc khoải đặc biệt trong bài thơ.

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close