Giải bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng trang 18 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề nào dưới đây? Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 18, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề nào dưới đây?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung giới thiệu ở phần I. Chuẩn bị của đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng để nắm được nội dung chính, từ đó chọn được đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Nội dung đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng nói về việc Thúy Kiều gặp Từ Hải, sau đó được Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán

→ Đáp án đúng: C. Khát vọng tự do, công lí.

Câu 2

Câu 2 (trang 18, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Phương pháp giải:

Đọc và phân tích đoạn trích, từ đó tìm ra những nội dung chính của từng phần và chia thành những phần phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm hai phần với nội dung chính của từng phần:

- 18 câu thơ đầu là những lời đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải, qua đó thể hiện tấm lòng của Kiều đối với Từ, đồng thời bộc lộ phẩm cách của Từ Hải,

- 14 câu còn lại dựng lên những kì tích của Từ Hải, thể hiện khát vọng, lí tưởng của người anh hùng.

Câu 3

Câu 3 (trang 18, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm những từ ngữ thể hiện cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải. Qua đó, em thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc và tìm ra những từ ngữ thể hiện cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải. Qua cách xưng hô đó, em có thể nêu nhận xét về con người Thúy Kiều.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Câu 4 (trang 18, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Những từ ngữ của Từ Hải khi nói về Thuý Kiều có gì khác so với những từ ngữ của Thuý Kiều khi nói về mình? Vì sao có sự khác nhau đó?

Phương pháp giải:

Tìm và chỉ ra những từ ngữ của Từ Hải khi nói về Thúy Kiều và so sánh với những từ ngữ Thúy Kiều nói về mình (đã phân tích ở câu 3) để nhận xét và chỉ ra những điểm khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau giữa từ ngữ của Từ Hải khi nói về Thuý Kiều so với những từ ngữ của Thuý Kiều khi nói về mình, qua đó thấy được tấm lòng của Từ Hải đối với Kiều.

- Thuý Kiều dùng những từ ngữ thể hiện sự thấp bé, yếu đuối, sự biết ơn khi nói về mình và những từ ngữ tôn xưng, ngoa dụ để nói về Từ Hải. Trong khi đó Từ Hải dùng từ ngữ nói về Thuý Kiều với sự trân trọng, đồng cảm: người tri kỉ, việc cũng việc nhà.

- Nguyên nhân của sự khác nhau đó: Thuý Kiều mặc cảm với quá khứ của mình, bộc lộ lòng biết ơn sâu nặng đối với người đã cứu giúp mình. Từ Hải gọi Thuý Kiều là người tri kỉ để xoá đi mặc cảm về thân phận “thanh lâu hai lượt” của Kiều, xóa đi khoảng cách kẻ dưới người trên giữa hai người. Từ Hải đã nâng Kiều lên ngang hàng với mình trong quan hệ “gái thuyền quyên” sánh với “trai anh hùng”. Từ Hải không coi việc của Thuý Kiều là “tấc riêng” của nàng. Từ Hải gọi việc Thuỷ Kiều nhờ mình là việc nhà chứng tỏ Từ không chỉ hiểu Kiều mà còn có tấm lòng đồng cảm sâu sắc, có trách nhiệm đối với Kiều.

Câu 5

Câu 5 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Thông qua nội dung đoạn trích và gợi ý của đề bài, phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải theo cảm nhận của bản thân và nêu những nhận xét về tính cách nhân vật này.

Lời giải chi tiết:

    Trong đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng, hình tượng người anh hùng Từ Hải được khắc hoạ qua lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích. Từ đó, thấy được tính cách của nhân vật này

- Lí tưởng của Từ Hải vừa bắt nguồn từ lí tưởng anh hùng theo quan niệm của Khổng Tử “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng vậy) vừa mang tinh thần chuộng nghĩa, vì sự công bằng theo quan niệm của nhân dân: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng / Giữa đường đầu thấy bất bằng mà tha” (HS có thể so sánh mở rộng với lí tưởng anh hùng của Lục Vân Tiên trong Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): “Thấy cấu kiến ngãi bất vi/ Làm người thể ấy cũng phi anh hùng”).

- Lời nói của Từ Hải thể hiện sự tự tin, có ý thức về tài năng và nhân cách của bậc anh hùng khi tự xưng mình là “quốc sĩ”. Từ Hải xem thường những “phường giá áo, túi cơm” coi đó là những kẻ vô dụng. Trong khi đó, Từ Hải lại dành những lời tôn trọng và đồng cảm đối với Thuý Kiều.

- Hành động của Từ Hải mang sức mạnh phi thường, thể hiện qua những động từ: “che”, “rạch”, “quét”, “đạp”, qua những hình ảnh mang sức mạnh của thiên nhiên, những hình ảnh mang vẻ đẹp sử thi: “trúc chẻ ngói tan”, “sấm ran trong ngoài”, “gió quét mưa sa”.

- Kì tích của Từ Hải cũng là phi thường, xuất chúng: “Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, “Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam”, “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”, “Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Kì tích của Từ Hải được dựng lên bằng những hình ảnh mang tầm vóc non sông, vũ trụ: “góc trời”, “sơn hà”, “biên thuỳ”, “hải tần”.

- Tính cách của Từ Hải có sự kết hợp giữa phẩm chất cao đẹp của người anh hùng mang lí tưởng, ý chí, sức mạnh lớn lao với con người mang phẩm chất trung hậu, bình dị.

Câu 6

Câu 6 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằngTrao duyên.

Phương pháp giải:

Xem lại nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đoạn trích Trao duyên và đối chiếu với nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Lời giải chi tiết:

 Đoạn trích Trao duyên

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

-  Khắc hoạ nhân vật Thuý Kiều chủ yếu qua diễn biến nội tâm.

 

- Sử dụng các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ đối thoại.

+ Lời độc thoại nội tâm (chủ yếu).

+ Ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhân vật).

- Sử dụng bút pháp trữ tình.

- Khắc hoạ nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải qua những biểu hiện bên ngoài: ngôn ngữ đối thoại, hành động, cử chỉ.

-  Sử dụng các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ gián tiếp: lời kể của tác giả.

 

 

 

- Kết hợp bút pháp trữ tình và bút pháp sử thi.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close