Giải bài Sóng trang 8 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ Sóng? Nhịp điêu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào? Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ có gợi lên nhịp điệu, âm điệu của “sóng” không? Vì sao?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 8, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ Sóng? Nhịp điêu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Đọc Sóng và chú ý đến nhịp điêu, âm điệu xuyên suốt bài thơ để đưa ra những nhận xét và chỉ ra những yếu tố gợi âm điệu đó.

Lời giải chi tiết:

- Nhịp điệu dòng thơ đều đặn với sự nối tiếp của những dòng thơ năm chữ, âm điệu của bài thơ khi trầm khi bổng với sự đáp đối luân phiên thanh bằng và thanh trắc của những chữ cuối dòng thơ

- Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ gợi lên từ các yếu tố:

+ Khổ thơ năm chữ: Các dòng thơ đêù năm chữ nối tiếp nhau.

+ Thanh điệu của chữ cuối dòng thơ: Cứ một dòng thơ chữ cuối vần bằng lại đan xen dòng thơ chữ cuối vần tắc, cứ thế tiếp nối suối bài thơ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

             Sông không hiểu nổi mình

Sông tìm ra tận bể 

Câu 2

Câu 2 (trang 8, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ có gợi lên nhịp điệu, âm điệu của “sóng” không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và chú trọng đến nhịp điệu, âm điệu của bài thơ để trả lời câu hỏi mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết:

Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ gợi lên nhịp điệu, âm điệu và hình tượng sóng:

-  Những dòng thơ năm chữ như những con sóng với những bước sóng đều đặn tiếp nối nhau.

- Sự đan xen chữ cuối dòng thơ mang thanh bằng với chữ cuối dòng thơ mang thanh trắc tiếp nối nhau làm cho âm điệu những dòng thơ năm tiếng khí giáng (thanh bằng) khi thăng (thanh trắc), khi trầm (thanh bằng) khí bổng (thanh trắc) nhịp nhàng như những đợt sóng vỗ suốt chiều dài bài thơ.

- Sự đan xen thanh bằng và thanh trắc: chữ cuối dòng thơ trên thanh bằng, chữ cuối dòng thơ dưới thanh trắc đan xen tiếp nối nhau tạo hình ảnh những con sóng nhấp nhô. Dòng thơ này vừa lướt qua, dòng thơ khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên.

Câu 3

Câu 3  (trang 8, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Hoàn thành các nội dung theo yêu cầu ở cột bên phải trong bảng dưới đây:

Phương pháp giải:

Dựa vào những phân tích nội dung bài thơ Sóng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu trong bảng mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ

Cảm xúc của nhân vật trữ tình

Hai khổ thơ đầu

Những trạng thái trái ngược trong tình cảm, người phụ nữ thời trẻ không hiểu nổi tâm trạng của mình trong tuổi yêu, khát khao hướng tới những chân trời mới của tình yêu

Khổ thơ 5

Nỗi nhớ trong tình yêu, bao trùm cả không gian, thời gian, cả trong ý thức và trong tiềm thức.

Khổ thơ 6

Sự thủy chung trong tình yêu, người phụ nữ dù ở nơi nào, trong hoàn cảnh nào cũng hướng về người yêu.

Hai khổ thơ cuối

Nhận thức về sự hữu hạn của cuộc đời và khát vọng hóa thân trong tình yêu để đạt tới sự vĩnh hằng trong tình yêu, trong cuộc sống.

Câu 4

Câu 4 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ


Phương pháp giải:

Từ nội dung phân tích bài thơ, chỉ ra những điểm tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ Sóng có sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng sóng và em. Sóng là sự hoá thân của em và ngược lại mỗi trạng thái tâm hồn em lại phù hợp với một trạng thái của sóng.

“Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ”: Sóng và “em” mang vẻ đẹp tình yêu mới, vừa đắm say, vừa tỉnh táo, vừa dè dặt vừa cuồng nhiệt; vừa hoài nghi vừa tin tưởng,…

“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”: Vẻ đẹp mới, mang dấu ấn thời đại. Những cơn sóng ấy hay chính là “em” người con gái đang yêu, dám mạnh dạn, chủ động bày tỏ những rung động rạo rự, những khát khao tình yêu.

-“Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đầu từ đâu”: Người con gái ấy miệt mài đi tìm lời giải đáp về nguồn gốc của tình yêu nhưng không thể, bởi nguồn gốc tình yêu đều bí ẩn, kì diệu.

“Con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được”: Tình yêu của người con gái ấy da diết, chung thủy, son sắt “Cả trong mơ còn thức”.

-“Trăm ngàn con sóng đó / Con nào chẳng tới bờ / Dù muôn vời cách trở”: Thuỷ chung, son sắt, vượt qua mọi thử thách, trở ngại trong tình yêu.

“Tan ra thành trăm con sóng nhỏ / Ngàn năm còn vỗ”: Khao khát sống hết mình, hóa thân trong tình yêu, bất tử hóa tình yêu

→ Có thể thấy, tâm hồn người phụ nữ đang yêu mang vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại nhưng đồng thời là vẻ đẹp mang tính truyền thống, có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.

Câu 5

Câu 5 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Phân tích, cảm nhận bài thơ để thấy được tác giả đã khéo léo dùng những biện pháp tu từ nào trong bài. Đồng thời kết hợp với việc cảm thụ, phân tích ý thơ để chỉ ra tác dụng của những biên pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu tượng được sử dụng trong toàn bài:

+ Nghĩa tả thực: Hình tượng sóng được diễn tả chân thực, sinh động với những trạng thái phong phú, đa dạng: khi dữ dội, lúc dịu êm; khi ồn ào, lúc lặng lẽ; sóng vỗ bờ ngày đêm, con sóng hướng tới bờ,...

+ Nghĩa ẩn dụ, biểu tượng: Mọi tính chất của sóng đều được quy chiếu về vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn người phụ nữ, hướng tới cắt nghĩa bản chất tình yêu, tạo nên cấu trúc song hành giữa sóng và em.

Hình tượng sóng gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu: vừa đắm say vừa tỉnh táo; vừa dè dặt vừa cuồng nhiệt; vừa âu lo vừa tin tưởng.

Hình tượng sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: mạnh dạn, chủ động, khát khao mãnh liệt nhưng vẫn giàu nữ tính, dịu dàng, đằm thắm yêu thương, thuỷ chung, trong sáng.

Câu 6

Câu 6 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Có ý kiến cho rằng: Trong ca dao, người phụ nữ thường ở vào vị thế không chủ động trong tình yêu, còn trong bài thơ Sóng, người phụ nữ ở vị thế chủ động trong tình yêu. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?      

Phương pháp giải:

Tìm đọc một số bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, chú ý những hình tượng nói về người phụ nữ, qua đó thấy được vị thế của họ trong tình yêu.

Lời giải chi tiết:

    Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến mà đề bài đã đưa ra. Trong ca dao, người phụ nữ thường ở vị thế bị động; tấm lụa đào phụ thuộc vào người mua, hạt mưa may rủi, mảnh cau khô phụ thuộc vào sở thích của người đời,...

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài cát, hạt ra rãnh cày

Thân em như mảnh cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày 

Còn trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, người phụ nữ được miêu tả với sự mạnh mẽ, táo bạo và quyết tâm. Người con gái trong bài thơ không ngần ngại thể hiện tình cảm và đòi hỏi tình yêu của mình một cách chủ động và tự tin. Điều này có thể thể hiện một sự thay đổi trong cách nhìn về vai trò của phụ nữ trong xã hội và tình yêu, tạo nên một góc nhìn mới và độc đáo trong thơ ca.

Câu 7

Câu 7 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Cảm nhận của em về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng?

Phương pháp giải:

    Từ việc đọc, cảm nhận và phân tích nội dung bài thơ Sóng và hình ảnh người con gái trong tình yêu, bản thân em đã có những suy nghĩ, tình cảm, thái độ như thế nào, hãy bày tỏ với cô và các bạn trong lớp cùng lắng nghe.

Lời giải chi tiết:

Bài làm:

Tình yêu- một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ tìm đến 1 cách biểu hiện khác nhau:một tình yêu mang yếu tố triết lí trong thơ Tago, một ình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta bắt gặp 1 cảm xúc tình yêu đầy trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân . Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng . Và có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa

Cảm xúc chính là điệu hồn của bài thơ, vậy nên “thơ hay là thơ chín đỏ cảm xúc” (Xuân Diệu). Ở hai khổ thơ năm và sáu, Xuân Quỳnh đã phổ cả điệu hát của tâm hồn mình vào đó, rồi mang nỗi nhớ trong tình yêu lên một tầng cảm xúc mới. Đồng thời, cũng khẳng định nét đẹp tâm hồn bao đời nay của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

“Con sóng dưới dòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ là cung bậc cảm xúc muôn thuở trong tình yêu, nhưng nỗi nhớ ấy qua màng lọc tâm hồn của mỗi nhà thơ lại được tái hiện một cách riêng, độc đáo và mang đậm phong cách của người nghệ sĩ ấy. Ca dao mang nỗi nhớ vào bằng cách diễn đạt giản dị, giống như tâm hồn mộc mạc của người dân xưa “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”? Cái ngẩn ngơ ấy, đến thơ trung đại được diễn đạt bằng những hình ảnh hàm súc, cô đọng hơn, nỗi nhớ làm hao huyết cả thời gian, mà cũng như đang giằng xé con người trong niềm cô đơn đợi chờ mòn mỏi “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”. Đến thơ mới, Nguyễn Bính mang nỗi niềm tương tư ấy của mình giăng mắc khắp các miền không gian, nỗi nhớ của con người chuyển dịch thành không gian nhớ nhau, cái nhớ trong thơ Nguyễn mới thật đậm chất của một nhà thơ chân quê. Đến Xuân Quỳnh nỗi nhớ vẫn là cảm xúc da diết, bổi hồi bồi hồi ấy trong tình yêu, nhưng được biểu đạt qua hình tượng sóng nên càng mang sức gợi mới mẻ, hấp dẫn, hiện đại. Con sóng dào dạt, đại dương mênh mông, vì thế mà vừa gợi nỗi nhớ, vừa gợi cơn khát mong cồn xé của trái tim. Nỗi nhớ ấy không được ngoại hiện, nhưng lại nhấn chìm thời gian vượt mọi không gian, xâm chiếm cả trong tiềm thức ý thức, vô thức, để đạt đến đường biên của khả giải, bất khả giải. Tưởng chừng như trái tim yêu tha thiết mà cũng mãnh liệt đấy đang tự hát lên điệu hồn mình, đang mang nỗi nhớ lấp đầy pháp trường trắng cô đơn cô độc ấy. Nỗi nhớ một lần nữa xuất hiện, và đến Xuân Quỳnh thực sự đã mang một sắc thái biểu đạt mới 

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”.

 

Thế giới trong trái tim em, chỉ có một phương anh duy nhất. lời khẳng định chắc nịch ấy của một trái tim yêu vừa tha thiết mà cũng thật mãnh liệt biết bao. Đó chẳng phải là tấm lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam muôn thuở trong tình yêu ư? Do đó, ta thấy ở đây, Xuân Quỳnh đã đi vào hồn mình, tự hát điệu hồn mình, nhưng lại chạm đến hồn muôn người, muôn nẻo, khơi gợi sự đồng cảm mãnh liệt trong tâm hồn người đọc

Thơ Xuân Quỳnh xưa nay vẫn vậy, vẫn nhỏ nhẹ, khiêm nhường, để lắng lòng cùng ta về những tâm tình đã cũ, về những câu chuyện tưởng như đã phai màu trong cuộc sống hiện tại, nhưng đó mới chính là những giá trị vĩnh hằng mà nhân loại hướng đến, do đó mà có sức trường cửu mãnh liệt trong tâm hồn người đọc.

Câu 8

Câu 8 (trang 9, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm một số câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu tài liệu, sách báo, mạng Internet để sưu tầm một số câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu.

Lời giải chi tiết:

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ Sóng biển (Quốc Phương):

Sóng bạc đầu...nhưng vẫn còn rất trẻ

Cả muôn đời...luôn mạnh mẽ khát khao

Giữa khơi xa…sóng chẳng thể khi nào

Quên tình nghĩa...không vào bên bờ cát

 Cứ như thế…vẫn rì rào sóng hát

Bản tình ca...khao khát được yêu thương

Giữa khơi xa…thăm thẳm đến vô thường

Lòng biển nhớ...những canh trường trăn trở

Và như thế…bình minh đầy duyên nợ

Sóng dâng trào...như sợ mất tình xưa

Ôm vào lòng...chẳng biết thiếu hay thừa

Mà mải miết…sớm trưa và vội vã

Bờ cát vẫn..dành tình thương tất cả

Dẫu muôn đời..sóng nghiêng ngả nơi đâu

Từ bình minh..và những lúc đêm thâu

Bờ với sóng..dẫu bạc đầu vẫn thế.

- Điểm khác biệt:

+ Nhân vật trữ tình: Trong hầu hết các bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu đều là lời của chàng trai nói với người mình yêu. Chàng trai bộc lộ hết nỗi lòng, tình cảm của mình với người con gái. Còn trong thơ Xuân Quỳnh đó là tâm trạng, nỗi nhớ của người con gái với người mình yêu.

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân.

 

+ Hình ảnh ẩn dụ: Nếu ở các bài thơ khác, hình tượng “sóng” là tượng trưng cho con trai – cuộc đời đầy những phiêu lưu, tìm kiếm đến tự do, khát vọng to lớn còn hình tượng “biển” là đại diện cho cô gái chung thủy, dịu dàng. Nhưng với Xuân Quỳnh thì vị trí được đảo ngược lại. Người con gái sẽ là những con sóng vươn mình từ sông ra biển để tìm đến tự do, đến với hạnh phúc, người con trai sẽ là biển, là tình yêu vĩnh cửu, là hạnh phúc mãi mãi.

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân, vươn mình đến những khát khao hạnh phúc, không còn bị bó hẹp trong không gian nhỏ bé. 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close