Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuThế nào là văn bản thuyết minh tổng hợp? Để làm bài văn theo kiểu thuyết minh này, em cần chú ý điều gì? Từ các văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở (Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), hãy chứng minh đây đều là các bài thuyết minh tổng hợp. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 52, SBT Ngữ Văn 11, tập một): Thế nào là văn bản thuyết minh tổng hợp? Để làm bài văn theo kiểu thuyết minh này, em cần chú ý điều gì? Phương pháp giải: Xem lại mục 1. Định hướng trong phần Viết bài thuyết minh tổng hợp ở SGK (trang 118). Trong đó có nội dung: Thế nào là thuyết minh tổng hợp và để làm bài thuyết minh như thế em cần chú ý điều gì? Lời giải chi tiết: - Văn bản thuyết minh tổng hợp là văn bản có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Để làm bài văn theo kiểu thuyết minh tổng hợp, cần chú ý: + Xác định đề tài cho bài viết. + Xem xét cách thức triển khai, trình bày nội dung thông tin như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả. + Suy nghĩ cách kết hợp các yếu tố (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, kênh chữ, kênh hình) trong bài viết sao cho hợp lí. + Tìm hiểu nội dung các yêu cầu thực hành viết qua bốn bước. Câu 2 Câu 2 (trang 52, SBT Ngữ Văn 11, tập một): Từ các văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở (Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), hãy chứng minh đây đều là các bài thuyết minh tổng hợp. Phương pháp giải: Dựa vào tìm hiểu và nội dung cũng như hình thức của ba văn bản để chứng minh đây đều là các bài thuyết minh tổng hợp. Lời giải chi tiết: Chứng minh các văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. - HS dựa vào các đặc điểm của bài thuyết minh tổng hợp để đối chiếu với nội dung và hình thức của ba văn bản trên. - Chỉ ra ba văn bản trên đều kết hợp các phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện, trình bày,... Câu 3 Câu 3 (trang 52, SBT Ngữ Văn 11, tập một): Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba cách: diễn dịch, quy nạp, phối hợp. Phương pháp giải: Xem lại khái niệm và cách triển khai mỗi đoạn văn ở phần rèn luyện kĩ năng viết ở Bài 4 để vận dụng vào bài tập này Lời giải chi tiết: Diễn dịch: Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái. Ở nước ta có câu nói: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng”, đây là lời dạy, lời khuyên đã được truyền lại từ bao đời cha ông. Lòng nhân ái vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp của nước ta từ ngàn đời nay. Truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy “nhân ái” là gì? Nếu ta giải thích từng nghĩa thì “nhân” có nghĩa là người còn “ái” có nghĩa là yêu. Và “nhân ái” chính là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Từ trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết dẫn tới thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương đất nước. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, thiên tai, dịch bệnh…thực sự cần sự quan tâm từ cả cộng đồng. Không nói đâu xa, bão lũ lụt triền Trung năm qua thật đáng sợ. Khổng chỉ kéo dài hơn mọi năm mà hậu quả nó đem lại là vô cùng nặng nề. Nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân, những chiến sĩ cứu nạn lại hy sinh giữa thời bình. Vì vậy, sống trên đời cần phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Dù như vậy thì cuộc sống của chúng ta có thể sẽ khó khăn hơn, nhưng như thế mới sống có ý nghĩa. Câu 4 Câu 4 (trang 52, SBT Ngữ Văn 11, tập một): Lập dàn ý cho bài nói: Giới thiệu về một người Việt có phẩm chất cao đẹp mà em quen biết hoặc đọc qua sách báo. Phương pháp giải: Bằng những kiến thức đã được học cùng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, tự hình thành và lập dàn ý cho bài nói mà đề bài đưa ra yêu cầu Lời giải chi tiết: Giới thiệu về một người Việt có phẩm chất cao đẹp mà em quen biết hoặc đọc qua sách báo. Các em tham khảo cách lập dàn ý sau: - Xác định người mình sẽ giới thiệu; tên, tuổi, quê quán,... khái quát về phẩm chất chính. - Nêu các biểu hiện cho phẩm chất chính đã nêu ở phần đầu. - Phân tích ý nghĩa của các phẩm chất ấy. - Phát biểu suy nghĩ và tình cảm của mình đối với con người có phẩm chất cao
Quảng cáo
|