Giải mục 2 trang 8,9 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Nguyên hàm của một số hàm số sơ cấp

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

KP3

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 8 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

a) Giải thích tại sao \(\int {0dx = C} \) và \(\int {1dx = x + C} \)

b) Tìm đạo hàm của hàm số \(F\left( x \right) = \frac{{{x^{\alpha  + 1}}}}{{\alpha  + 1}}\) \(\left( {\alpha  \ne  - 1} \right)\). Từ đó, tìm \(\int {{x^\alpha }dx} \).

Phương pháp giải:

a) Để chứng minh \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\), ta cần chỉ ra rằng \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\), với lần lượt \(F\left( x \right) = C\) và \(F\left( x \right) = x + C\).

b) Sử dụng công thức tính đạo hàm để tính đạo hàm của \(F\left( x \right) = \frac{{{x^{\alpha  + 1}}}}{{\alpha  + 1}}\) và kết luận.

Lời giải chi tiết:

a) Do \(C' = 0\) nên hàm số \(F\left( x \right) = C\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 0\). Như vậy \(\int {0dx = C} \).

Do \(x' = 1\) nên hàm số \(F\left( x \right) = x\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 1\). Như vậy \(\int {1dx = x + C} \).

b) Ta có \(F'\left( x \right) = \left( {\frac{{{x^{\alpha  + 1}}}}{{\alpha  + 1}}} \right)' = \frac{{\left( {\alpha  + 1} \right){x^\alpha }}}{{\alpha  + 1}} = {x^\alpha }\). Vậy ta có \(F\left( x \right) = \frac{{{x^{\alpha  + 1}}}}{{\alpha  + 1}}\) \(\left( {\alpha  \ne  - 1} \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^\alpha }\). Do đó \(\int {{x^\alpha }dx}  = \frac{{{x^{\alpha  + 1}}}}{{\alpha  + 1}} + C\).

TH2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 8 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Tìm:

a) \(\int {{x^4}dx} \).

b) \(\int {\frac{1}{{{x^3}}}dx} \).

c) \(\int {\sqrt x dx} \)\(\left( {x > 0} \right)\).

Phương pháp giải:

Biến đổi các biểu thức về dạng \(\int {{x^\alpha }dx} \) và sử dụng công thức \(\int {{x^\alpha }dx}  = \frac{{{x^{\alpha  + 1}}}}{{\alpha  + 1}} + C\).

Lời giải chi tiết:

a) \(\int {{x^4}dx}  = \frac{{{x^{4 + 1}}}}{{4 + 1}} + C = \frac{{{x^5}}}{5} + C\).

b) \(\int {\frac{1}{{{x^3}}}dx}  = \int {{x^{ - 3}}dx = \frac{{{x^{ - 3 + 1}}}}{{ - 3 + 1}} + C = \frac{{{x^{ - 2}}}}{{ - 2}} + C =  - \frac{1}{{2{x^2}}} + C} \).

c) \(\int {\sqrt x dx}  = \int {{x^{\frac{1}{2}}}dx}  = \frac{{{x^{\frac{1}{2} + 1}}}}{{\frac{1}{2} + 1}} + C = \frac{{{x^{\frac{3}{2}}}}}{{\frac{3}{2}}} + C = \frac{2}{3}\sqrt {{x^3}}  + C\).

KP4

Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 8 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Cho hàm số \(F\left( x \right) = \ln \left| x \right|\) với \(x \ne 0\).

a) Tìm đạo hàm của \(F\left( x \right)\).

b) Từ đó, tìm \(\int {\frac{1}{x}dx} \).

Phương pháp giải:

a) Với \(x > 0\), ta có \(F\left( x \right) = \ln \left| x \right| = \ln x\). Với \(x < 0\), ta có \(F\left( x \right) = \ln \left| x \right| = \ln \left( { - x} \right)\), sau đó tính đạo hàm của \(F\left( x \right)\) trong từng trường hợp trên.

b) Từ câu a, rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

a) Với \(x > 0\), ta có \(F\left( x \right) = \ln \left| x \right| = \ln x\).

Đạo hàm của \(F\left( x \right)\) trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) là: \(F'\left( x \right) = \left( {\ln x} \right)' = \frac{1}{x}\).

Với \(x < 0\), ta có \(F\left( x \right) = \ln \left| x \right| = \ln \left( { - x} \right)\).

Đạo hàm của \(F\left( x \right)\) trên \(\left( { - \infty ;0} \right)\) là: \(F'\left( x \right) = \left( {\ln x} \right)' = \frac{1}{x}\).

Vậy ta có đạo hàm của \(F\left( x \right)\) trên \(\mathbb{R} \setminus \left\{ 0 \right\}\) là \(F'\left( x \right) = \frac{1}{x}\).

b) Từ câu a, ta có \(F\left( x \right) = \ln \left| x \right|\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{x}\).

Do đó \(\int {\frac{1}{x}dx = \ln \left| x \right| + C} \)

KP5

Trả lời câu hỏi Khám phá 5 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

a) Tìm đạo hàm của các hàm số \(y = \sin x\), \(y =  - \cos x\), \(y = \tan x\), \(y =  - \cot x\).

b) Từ đó, tìm \(\int {\cos xdx} \), \(\int {\sin x} dx\), \(\int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx} \), \(\int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}}dx} \)

Phương pháp giải:

a) Sử dụng các công thức đạo hàm để tính đạo hàm của các hàm số \(y = \sin x\), \(y =  - \cos x\), \(y = \tan x\), \(y =  - \cot x\).

b) Từ câu a, rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

\(\left( {\sin x} \right)' = \cos x\)

\(\left( { - \cos x} \right)' =  - \left( { - \sin x} \right) = \sin x\)

\(\left( {\tan x} \right)' = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\)

\(\left( { - \cot x} \right)' =  - \frac{{ - 1}}{{{{\sin }^2}x}} = \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}\)

b) Từ câu a, ta có:

\(\int {\cos xdx}  = \sin x + C\)

\(\int {\sin xdx}  =  - \cos x + C\)

\(\int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx = \tan x + C} \)

\(\int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}} =  - \cot x + C} \)

TH3

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Tìm nguyên hàm \(F\left( x \right)\) của hàm số \(f\left( x \right) = \cos x\) thoả mãn \(F\left( 0 \right) + F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\).

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\int {\cos xdx}  = \sin x + C\), sau đó sử dụng điều kiện \(F\left( 0 \right) + F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\) để tìm hằng số \(C\).

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right)dx}  = \int {\cos xdx}  = \sin x + C\)

Suy ra \(F\left( 0 \right) = \sin 0 + C = C\) và \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = \sin \frac{\pi }{2} + C = 1 + C\)

Do \(F\left( 0 \right) + F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\) nên \(C + \left( {1 + C} \right) = 0 \Rightarrow C =  - \frac{1}{2}\).

Vậy \(F\left( x \right) = \sin x - \frac{1}{2}\).

KP6

Trả lời câu hỏi Khám phá 6 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

a) Tìm đạo hàm của các hàm số \(y = {e^x}\), \(y = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}}\) với \(a > 0\), \(a \ne 1\).

b) Từ đó, tìm \(\int {{e^x}dx} \) và \(\int {{a^x}dx} \) (\(a > 0\), \(a \ne 1\)).

Phương pháp giải:

a) Sử dụng công thức tính đạo hàm để tính đạo hàm của các hàm số \(y = {e^x}\), \(y = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}}\)(\(a > 0\), \(a \ne 1\)).

b) Từ câu a, rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có \(\left( {{e^x}} \right)' = {e^x}\) và \(\left( {\frac{{{a^x}}}{{\ln a}}} \right)' = \frac{{{a^x}\ln a}}{{\ln a}} = {a^x}\).

b)  Từ câu a, ta có:

\(\int {{e^x}dx}  = {e^x} + C\)

\(\int {{a^x}dx}  = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C\)

TH4

Trả lời câu hỏi Thực hành 4 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Tìm

a) \(\int {{3^x}dx} \)

b) \(\int {{e^{2x}}dx} \)

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức \(\int {{e^x}dx}  = {e^x} + C\) và \(\int {{a^x}dx}  = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C\)

Lời giải chi tiết:

a) \(\int {{3^x}dx}  = \frac{{{3^x}}}{{\ln 3}} + C\)

b) \(\int {{e^{2x}}dx}  = \int {{{\left( {{e^2}} \right)}^x}dx}  = \frac{{{{\left( {{e^2}} \right)}^x}}}{{\ln \left( {{e^2}} \right)}} + C = \frac{{{e^{2x}}}}{2} + C\).

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close