Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 9 năm 2019 - 2020 PGD Giá RaiGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn hoá lớp 9 năm 2019 - 2020 PGD Giá Rai với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Câu 1: Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt nhôm và sắt? A. HCl B. Cu(NO3)2 C. NaCl D. NaOH Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với nước làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. CO2 B. N2O5 C. SO2 D. BaO Câu 3: Cho Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất khí nào sau đây? A. H2S B. H2 C. SO3 D. SO2 Câu 4: Dãy các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần? A. Mg, K, Al, Na B. K, Na, Mg, Zn C. Na, Mg, Al, K D. Al, K, Na, Mg Câu 5: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành muối và nước? A. NaOH và HCl B. NaOH và CaCl2 C. Zn và HCl D. Na2CO3 và Mg(OH)2 Câu 6: Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy chất nào sau đây? A. Al(OH)3 B. AlCl3 C. Al2O3 D. Al2(SO4)3 Câu 7: Dãy oxit nào dưới đây đều là oxit bazơ? A. CO2, SO2, N2O5 B. Na2O, N2O5, MgO C. Na2O, CaO, MgO D. CaO, CO2, Na2O Câu 8: Cho 11,2 gam canxi oxit tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric. Số mol axit clohiđric đã phản ứng là A. 0,4 mol B. 0,2 mol C. 0,5 mol D. 0,6 mol PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm). Câu 9 (1 điểm): Nêu phương pháp hóa học để nhận biết ba dung dịch không màu đựng trong ba lọ riêng biệt: H2SO4, NaOH, NaCl. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Câu 10 (2 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có). \(Al\xrightarrow{{(1)}}AlC{l_3}\xrightarrow{{(2)}}Al{(N{O_3})_3}\xrightarrow{{(3)}}Al{(OH)_3}\xrightarrow{{(4)}}A{l_2}{O_3}\) Câu 11 (3 điểm): Cho một lượng magie phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc). a. Tính khối lượng magie đã tham gia phản ứng. b. Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng. c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): Phương pháp: Dựa vào điểm khác nhau về tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt để phân biệt + Nhôm có phản ứng với kiềm + Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm chỉ có hóa trị (III), còn sắt tạo thành hợp chất, trong đó sắt có hóa trị (II) hoặc (III). Cách giải: Dùng dung dịch NaOH để phân biệt nhôm và sắt + Nhôm có phản ứng với dung dịch NaOH PTHH: \(2{\rm{A}}l + 2NaOH + 2{H_2}O \to 2NaAl{O_2} + 3{H_2}\) + Sắt không phản ứng Chọn D. Câu 2 (TH): Phương pháp: - Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ - Dung dịch muối không làm đổi màu quỳ tím - Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Cách giải: Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ® Chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ \(BaO + {H_2}O \to Ba{(OH)_2}\) Chọn D. Câu 3 (NB): Phương pháp: Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng với axit sinh ra muối và khí H2. Cách giải: \(Zn + {H_2}S{O_4} \to Zn{\rm{S}}{O_4} + {H_2}\) Chọn B. Câu 4 (TH): Phương pháp: Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. Cách giải: - Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, theo chiều từ trái sang phải, tính kim loại giảm dần - Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần là: K, Na, Mg, Zn. Chọn B. Câu 5 (TH): Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ. Cách giải: \(NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O\) NaOH + CaCl2 không phản ứng \(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}\) Na2CO3 + Mg(OH)2 không phản ứng Chọn A. Câu 6 (NB): Phương pháp: Sau khi đã làm sạch tạp chất, người ta điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit trong bể điện phân, thu được nhôm và oxi. Cách giải: Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy nhôm oxit. Chọn C. Câu 7 (NB): Phương pháp: Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Cách giải: Dãy các oxit bazơ là Na2O, CaO, MgO Chọn C. Câu 8 (NB): Phương pháp: - Viết phương trình hóa học của phản ứng - Tính số mol CaO theo công thức \(n = \dfrac{m}{M}\) - Từ phương trình, suy ra số mol HCl từ số mol CaO. Cách giải: PTHH: \(CaO + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O\) \({n_{CaO}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,\,mol\) Theo phương trình, \({n_{HCl}} = 2{n_{CaO}} = 2.0,2 = 0,4\,\,mol\) Chọn A. PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 9 (TH) Phương pháp: Dùng quỳ tím làm thuốc thử Cách giải: - Trích một lượng nhỏ vừa đủ các dung dịch vào các ống nghiệm. - Nhúng quỳ tím vào các ống nghiệm đựng sẵn mẫu nhận biết + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4 + Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH + Quỳ tím không chuyển màu: NaCl Bài 10 (TH) Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ. Cách giải: (1) \(2Al + 3C{l_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2{\text{A}}lC{l_3}\) (2) \(AlC{l_3} + 3AgN{O_3} \to 3AgCl + Al{(N{O_3})_3}\) (3) \(Al{(N{O_3})_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{(OH)_3} + 3N{H_4}N{O_3}\) (4) \(2Al{(OH)_3}\xrightarrow{{{t^0}}}A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O\) Bài 10 (TH) Phương pháp: - Tính số mol H2 theo công thức \(n = \dfrac{V}{{22,4}}\) - Viết PTHH a. - Theo phương trình, tính số mol Mg theo số mol H2 - Áp dụng công thức m = n.M b. - Theo phương trình, tính số mol MgCl2 theo số mol H2 - Áp dụng công thức m = n.M c. - Tính khối lượng H2 theo công thức m = n.M - Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd spu = mMg + mdd HCl – mH2 - Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng: \(C\% = \dfrac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \) Cách giải: \({n_{{H_2}}} = \dfrac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25\,\,mol\) PTHH: \(Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}\) a. Theo phương trình, \({n_{Mg}} = {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\) \( \to {m_{Mg}} = 0,25.24 = 6\,\,gam\) b. Theo phương trình, \({n_{MgC{l_2}}} = {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\) \( \to {m_{MgC{l_2}}} = 0,25.95 = 23,75\,\,gam\) c. \({m_{{H_2}}} = 0,25.2 = 0,5\,\,gam\) Ta có: mdd spu = mMg + mdd HCl – mH2 = 6 + 200 – 0,5 = 205,5 gam \(C{\% _{MgC{l_2}}} = \dfrac{{23,75}}{{205,5}}.100\% = 11,56\% \) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|