Bài 36.3; 36.4; 36.5; 36.6; 36.7 trang 88 SBT Hóa học 12Giải bài 36.3; 36.4; 36.5; 36.6; 36.7 trang 88 Sách bài tập hóa học 12 - Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 36.3. Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là A. 23,2. B. 25,2. C.27,4. D. 28,1 Phương pháp giải: Chỉ có Mg và Zn phản ứng với HCl, từ số mol HCl tính được tổng số mol Mg và Zn Suy ra số mol O trong oxit Bảo toàn khối lượng cho oxit, tìm được a. Lời giải chi tiết: Chỉ có Mg, Zn tác dụng:
Tổng số mol Mg, Zn là 0,3 mol.
Chọn B. Câu 36.4. Ngâm một bản kẽm vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1 g. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là A. 0,5M B. 1M C.0,75M D.1,5M Phương pháp giải: Áp dụng tăng giảm khối lượng suy ra số mol AgNO3, từ đó tính được nồng độ mol của AgNO3 Lời giải chi tiết:
Cứ 65g Zn chuyển vào dung dịch ⟶ 2.108 g Ag Khối lượng thanh Zn tăng 216 – 65 = 151 (g) 2 mol AgNO3 phản ứng ⟶ tăng 151 g 0,2 mol AgNO3 phản ứng tăng 15,1 gam . Chọn B. Câu 36.5. Nhận định nào dưới đây không đúng ? A. Hỗn hợp PbS, CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl B. Hỗn hợp Na, Al có thể tan hết trong dung dịch NaCl. C. Hỗn hợp Fe3O4, Cu có thể tan hết trong dung dịch loãng. D. Hỗn hợp Cu, KNO3 có thể tan hết trong dung dịch HCl. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc. Lời giải chi tiết: PbS và CuS là chất không tan ngay trong cả môi trường axít. Chọn A. Câu 36.6. Các hợp chất trong dãy nào dưới đây đều có tính lưỡng tính ? A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2 B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2. C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. D. Cr(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết về niken, kẽm, thiếc, chì Lời giải chi tiết: A. Fe(OH)2 và Mg(OH)2 không có tính lưỡng tính B. Mg(OH)2 không có tính lưỡng tính D. Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính Chọn C. Câu 36.7. Có các nhận định sau : 1. Ag, Au không bị oxi hoá trong không khí, dù ở nhiệt độ cao. 2. Ag, Au tác dụng được với axit có tính oxi hoá mạnh như HNO3 đặc nóng. 3. Zn, Ni tác dụng với không khí, nước ở nhiệt độ thường. 4. Ag, Au chỉ có số oxi hoá +1, còn Ni, Zn chỉ có số oxi hoá +2 5. Au bị tan trong nước cường toan. Những nhận định không đúng là A. 2, 3,4 B. 1,2, 3. C. 2, 4, 5 D. 3, 4, 5. Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc Lời giải chi tiết: 2. Au không tác dụng được với axit có tính oxi hóa mạnh 3. Zn và Ni tác dụng với không khí và nước ở nhiệt độ cao 4. Au có số oxi hóa +3. Chọn A. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|