Bài 1,2,3 mục I trang 135,136 Vở bài tập Sinh học 8Giải bài 1,2 mục I Nhận thức kiến thức trang 135,136 VBT Sinh học 8: Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, ví dụ nào thuộc phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và đánh dấu + vào cột tương ứng ở bảng sau Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 1. Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, ví dụ nào thuộc phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và đánh dấu + vào cột tương ứng ở bảng sau 2. Hãy tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ Phương pháp giải: - Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Lời giải chi tiết: 1. Hoàn thành bảng
2. Ví dụ về phản xạ không điều kiện: - Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra. - Gió lạnh thổi vào người, ta bị nổi da gà. Ví dụ về phản xạ có điều kiện: - Nghe thấy bạn gọi tên, ta quay đầu lại. - Thầy giáo vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào. Bài tập 2 Dựa vào hình 52 – 3 A, B SGK kết hợp với hiểu biết của em, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã được thành lập để thành lập một phản xạ có điều kiện mới qua một ví dụ tự chọn. Phương pháp giải: -sự hình thành phản xạ có điều kiện: * Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện - Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. - Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần. - Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau. * Ức chế phản xạ có điều kiện: Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố → phản xạ mất dần. Lời giải chi tiết: - Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. - Đến khi chỉ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên -> là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện. Bài tập 3 Hãy hoàn thành bảng so sánh tính chất của 2 loại phản xạ theo bảng sau: Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|