Bài 11.5, 11.6, 11.7 phần bài tập bổ sung trang 30 SBT toán 7 tập 1Giải bài 11.5, 11.6, 11.7 phần bài tập bổ sung trang 30 sách bài tập toán 7 tập 1. Cho A = Căn bậc hai của 625 ... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 11.5 Cho \(A = \sqrt {x + 2} + \displaystyle {3 \over {11}};\) \(B =\displaystyle {5 \over {17}} - 3\sqrt {x - 5} \) a) Tìm giá trị nhỏ nhất của A. b) Tìm giá trị lớn nhất của B. Phương pháp giải: Với \(A \ge 0\) ta có \(\sqrt A \ge 0\). Lời giải chi tiết: a) Vì \(\sqrt {x + 2} \ge 0\) với mọi \(x\) nên \(\sqrt {x + 2} + \displaystyle {3 \over {11}}\ge \displaystyle {3 \over {11}}\) với mọi \(x\). Suy ra \(\displaystyle A \ge {3 \over {11}}\) Vậy \(A\) đạt giá trị nhỏ nhất là \(\displaystyle {3 \over {11}}\) khi và chỉ khi \(x+2=0\) hay \(x = -2\). b) Vì \(\sqrt {x - 5} \ge 0 \Rightarrow - 3\sqrt {x - 5} \le 0\) với mọi \(x\) Suy ra \( \displaystyle {5 \over {17}} - 3\sqrt {x - 5}\le {5 \over {17}} \) với mọi \(x\) Do đó \(\displaystyle B \le {5 \over {17}}\) Vậy \(B \) đạt giá trị lớn nhất là \(\displaystyle {5 \over {17}}\) khi và chỉ khi \(x-5=0\) hay \(x = 5\). Bài 11.6 Cho \(\displaystyle A = {{\sqrt x - 3} \over 2}\). Tìm \(x ∈\mathbb Z\) và \(x < 30\) để \(A\) có giá trị nguyên. Phương pháp giải: Để \(A = \displaystyle {{\sqrt x - 3} \over 2}\) có giá trị nguyên thì \((\sqrt x - 3)\, \vdots \,2\). Lời giải chi tiết: \(A = \displaystyle {{\sqrt x - 3} \over 2}\) có giá trị nguyên nên \((\sqrt x - 3)\; \vdots \;2\). Suy ra \(x\) là số chính phương lẻ. Vì \(x < 30\) nên \(x \in \left\{ {{1^2};{3^2};{5^2}} \right\}\) hay \(x \in \left\{ {1;9;25} \right\}\). Bài 11.7 Cho \(\displaystyle B = {5 \over {\sqrt x - 1}}\). Tìm \(x ∈\mathbb Z\) để \(B\) có giá trị nguyên. Phương pháp giải: Để \(\displaystyle B = {5 \over {\sqrt x - 1}}\) có giá trị nguyên thì \(\sqrt x - 1\) phải là ước của \(5\). Lời giải chi tiết: Khi \(x\) là số nguyên thì \(\sqrt x \) hoặc là số nguyên (nếu \(x\) là số chính phương) hoặc là số vô tỉ (nếu \(x\) không phải số chính phương). Để \(\displaystyle B = {5 \over {\sqrt x - 1}}\) là số nguyên thì \(\sqrt x \) không thể là số vô tỉ, do đó \(\sqrt x \) là số nguyên và \(\sqrt x - 1\) phải là ước của \(5\) tức là \(\sqrt x - 1 ∈ Ư(5)=\{-1;1;-5;5\}\). Để \(B\) có nghĩa ta phải có \(x ≥ 0\) và \(x ≠ 1\). Ta có bảng sau:
Vậy \(x \in \left\{ {4;0;36} \right\}\) (các giá trị này đều thoả mãn điều kiện \(x ≥ 0\) và \(x ≠ 1\)). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|