Đề thi học kì 2 Hóa 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

CTTQ của anđehit no, mạch hở, 2 chức là

  • A

    CnH2nO2 (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n-2O(n ≥ 2)

  • C

    CnH2n-4O4 (n ≥ 2)

  • D

    CnH2n+2O2 (n > 0)

Câu 2 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Câu 3 :

Chất nào sau đây không thể là ancol

  • A

    CH4O

  • B

    C2H4O

  • C

    C3H6O

  • D

    C4H8O

Câu 4 :

Cho ancol etylic phản ứng với HNO3 thu được hợp chất có công thức:

  • A

    C2H5ONO3

  • B

    C2H5ONO2

  • C

    C2H5ON2O2

  • D

    C2H5OC2H5

Câu 5 :

Hiđrocacbon X có tỷ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. X là

  • A

    benzen

  • B

    etylbenzen

  • C

    toluen

  • D

    stiren

Câu 6 :

Công thức phân tử của ancol không no có 2 liên kết π, mạch hở, 3 chức là

  • A

    CnH2n-2O3

  • B

    CnH2n-3mO3m

  • C

    CnH2n-3O3

  • D

    CnH2n-6O3

Câu 7 :

A là ancol đơn chức no hở, B là axit cacboxylic no hở đơn chức. Biết MA=MB. Phát biểu đúng là

  • A

    A, B là đồng phân

  • B

    A, B có cùng số cacbon trong phân tử

  • C

    A hơn B một nguyên tử cacbon. 

  • D

    B hơn A một nguyên tử cacbon.

Câu 8 :

Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken ?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 9 :

Thực hiện phản ứng để hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là:

  • A

    propilen.

  • B

    axetilen.

  • C

    isobutilen.

  • D

    Etilen

Câu 10 :

Công thức tổng quát của hiđrocacbon là CnH2n+2-2a. Đối với naphtalen (C10H8), giá trị của n và a lần lượt là

  • A

    10 và 5

  • B

    10 và 6

  • C

    10 và 7

  • D

    10 và 8

Câu 11 :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?

  • A

    CH3CHO.      

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH4.

  • D

    C2H5OH.

Câu 12 :

Phản ứng điều chế axit axetic nào sau đây là sai.

  • A
    1. C2H5OH + O2 \[\xrightarrow{\text{men giấm }\!\!\hat{\mathrm{}}\!\!\text{}}\] CH3COOH + H2O
  • B

    2CH3CHO  + O2 \[\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}\] 2CH3COOH

  • C

    CH3OH + CO \[\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}\] CH3COOH.

  • D

    2C2H6 + 3O2 \[\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}\] 2CH3COOH + 2H2O

Câu 13 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A

    \(CH \equiv CH + HCl \to C{H_2} = CHCl\)

  • B

    \(CH \equiv C - C{H_3} + HCl \to C{H_2} = CCl - C{H_3}\)

  • C

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + HCl \to C{H_3}CH = CClC{H_3}\)

  • D

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + 2{H_2} \to C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_3}\)

Câu 14 :

Tên gọi đúng của hợp chất : (CH3)2CH-C≡CH là

  • A

    Isopren.

  • B

    3-metylbut-1-in.

  • C

    2-metylbut-3-in.

  • D

    3-metylbut-3-in.

Câu 15 :

Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là :

  • A
    X, Z, T.
  • B
    Y, T.
  • C
    Y, Z.
  • D
    X, Z.
Câu 16 :

Trong các chất dư­ới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A

    Butan.          

  • B

    Etan.               

  • C

    Metan.       

  • D

    Propan.

Câu 17 :

Phản ứng nào sau đây điều chế được CH4 tinh khiết hơn ?

\(A{l_4}{C_3} + 12{H_2}O\xrightarrow{{}}4Al{(OH)_3} + 3C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\)

\({C_4}{H_{10}}\xrightarrow{{Crackinh}}{C_3}{H_6} \uparrow  + C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\)

\(C{H_3}COON{a_r} + NaO{H_r}\xrightarrow{{CaO,\,\,{t^o}}}N{a_2}C{O_3} + C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)\)

\(C{H_2}{(COONa)_2}_{\,\,r} + 2NaO{H_r}\xrightarrow{{CaO,\,\,{t^o}}}2N{a_2}C{O_3} + C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,(4)\)

\(C + 2{H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(5)\)

 

  • A

    (1), (2), (3), (5), (4).            

  • B

    (3), (4), (5).          

  • C

    (1), (3), (4).            

  • D

    (3), (4).

Câu 18 :

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là

  • A

    cứ 1 lít nước  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

  • B

    cứ 1 kg dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • C

    cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • D

    cứ 1 lít dung dịch  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

Câu 19 :

Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ

  • A

    CH3OH, CH3COOH.

  • B

    (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH.

  • C

    C2H5COOH, C2H5OH.         

  • D

    CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH.

Câu 20 :

Cho các chất: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), (CH3)2CHCHO (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) thu được cùng một sản phẩm là

  • A

    (2), (3), (4).    

  • B

    (1), (2), (4).    

  • C

    (1), (2), (3).    

  • D

    (1), (3), (4).

Câu 21 :

Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là :

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    2.

  • D

    1.

Câu 22 :

Chất C8H8O2 có mấy đồng phân là axit, chứa vòng benzen:      

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H6, C4H6 trong đó CH4 và C4H6 có cùng số mol . Đốt cháy m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm 7,6g. Giá trị của  m là :

  • A

    4,2g

  • B

    2,8g

  • C

    3,6g

  • D

    3,2g

Câu 24 :

Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là :

  • A

    6,3.                        

  • B

    13,5.       

  • C

    18,0.        

  • D

    19,8.

Câu 25 :

$A{l_4}{C_3} \to X \to Y \to {C_2}{H_6}.$ X, Y lần lượt là:

  • A

    CH4, C2H2

  • B

    CH4, CH3Cl

  • C

    C3H8, C2H4

  • D

    Cả A và B đều đúng

Câu 26 :

Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Công thức phân tử và thành phần % khối lượng tương ứng của hai hiđrocacbon là

  • A

    52,94% C3H6 và 47,06% C4H8

  • B

    43,43% C3H6 và 56,57% C4H8

  • C

    30,77% C2H4 và 69,23% C3H6

  • D

    14,29% C2H4 và 85,71% C3H6

Câu 27 :

Cho a gam ankađien X qua dung dịch Br2 dư thấy có 16 gam brom phản ứng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 7,84 lít O2 (đktc). Công thức của X là

  • A

    C3H4.

  • B

    C5H8.

  • C

    C6H10.

  • D

    C4H6.

Câu 28 :

Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỷ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

  • A

    8

  • B

    5

  • C

    7

  • D

    6

Câu 29 :

Đime hóa 6,72 lít axetilen (nhiệt độ, xúc tác cần thiết) thu được 4,48 lít hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Cho toàn bộ X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị m là

  • A

    24,0.

  • B

    39,9    

  • C

    72,0    

  • D

    15,9

Câu 30 :

Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

  • A

    14 gam.

  • B

    16 gam.

  • C

    18 gam.

  • D

    20 gam.

Câu 31 :

Đốt X thu được ${m_{C{O_2}}}:\,\,{m_{{H_2}O}}\,\, = \,\,44\,\,:\,\,9$ . Biết X làm mất màu dung dịch brom. X là :

  • A

    C6H5–C2H3.

  • B

    CH$ \equiv$CCH=CH2.

  • C

    CH$ \equiv$CH

  • D

    A hoặc B hoặc C

Câu 32 :

Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol, thu được 336 ml khí H2 (đktc). Khối lượng muối natri thu được là:

  • A
    2,5 gam
  • B
    1,56 gam
  • C
    1,9 gam
  • D
    4,2 gam
Câu 33 :

Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Câu 34 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

  • A

    7,0

  • B

    21,0

  • C

    14,0

  • D

    10,5

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp thu dược 8,064lít CO2 (dktc) và 4,68g H2O. CTCT của 2 anđehit là:

  • A
    HCHO, CH3CHO       
  • B
    CH3CHO, CH3CH2CHO
  • C
    C2H3CHO, C3H5CHO            
  • D
    Kết quả khác
Câu 36 :

Cho sơ đồ sau: $Axetilen\xrightarrow{+{{H}_{2}},P\text{d},{{t}^{o}}}{{X}_{1}}\xrightarrow{dd\,\,KMn{{O}_{4}}}{{X}_{2}}\xrightarrow{CuO,{{t}^{o}}}$ anđehit X3. CTPT của X3

  • A

    C2H4O.

  • B

    CH2O.

  • C

    C2H2O2.         

  • D

     C3H6O

Câu 37 :

Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

  • A

    0,56 gam.

  • B

    1,44 gam.

  • C

    0,72 gam.

  • D

    2,88 gam.

Câu 38 :

Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là

  • A

    40%.       

  • B

    20%.       

  • C

    25%       

  • D

    50%.

Câu 39 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    86,4.

  • B

    97,2.

  • C

    108,0.

  • D

    129,6.

Câu 40 :

Một hỗn hợp X gồm a mol axetilen; 2a mol etilen và 5a mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Đặt k là tỉ khối của hỗn hợp Y so với hỗn hợp X. Hãy cho biết khoảng giá trị của k.

  • A

    1,6 ≥ k > 1

  • B

    2 ≥ k ≥ 1

  • C

    1,6 > k > 1        

  • D

    2 > k > 1

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

CTTQ của anđehit no, mạch hở, 2 chức là

  • A

    CnH2nO2 (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n-2O(n ≥ 2)

  • C

    CnH2n-4O4 (n ≥ 2)

  • D

    CnH2n+2O2 (n > 0)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CTTQ của anđehit no, mạch hở, 2 chức là CnH2n-2O(n ≥ 2)

Câu 2 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Ở điều kiện thường, các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- HCHO là những chất khí tan tốt trong nước

- CH3OH và C2H5HO là những chất lỏng

Câu 3 :

Chất nào sau đây không thể là ancol

  • A

    CH4O

  • B

    C2H4O

  • C

    C3H6O

  • D

    C4H8O

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất không thể là ancol là C2H4O vì độ không no k = (2.2 + 2 – 4)/2 = 1 => giữa 2C có nối đôi mà nhóm OH không đính được vào C không no

Câu 4 :

Cho ancol etylic phản ứng với HNO3 thu được hợp chất có công thức:

  • A

    C2H5ONO3

  • B

    C2H5ONO2

  • C

    C2H5ON2O2

  • D

    C2H5OC2H5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

C2H5OH + HNO­3­ →C2H5ONO2 + H2O

Câu 5 :

Hiđrocacbon X có tỷ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. X là

  • A

    benzen

  • B

    etylbenzen

  • C

    toluen

  • D

    stiren

Đáp án : C

Phương pháp giải :

dX/kk= 3,173=> MX = 29. 3,173 = 92 (C7H8)

Biện luận để tìm chất X

Lời giải chi tiết :

dX/kk= 3,173=> MX = 29. 3,173 = 92 (C7H8)

Do nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4 nên X là Toluen

Câu 6 :

Công thức phân tử của ancol không no có 2 liên kết π, mạch hở, 3 chức là

  • A

    CnH2n-2O3

  • B

    CnH2n-3mO3m

  • C

    CnH2n-3O3

  • D

    CnH2n-6O3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

ancol không no có 2 liên kết π, mạch hở => độ không no k = 2 => hụt 4H

ancol có 3 chức => có 3O trong phân tử CnH2n-2O3

Câu 7 :

A là ancol đơn chức no hở, B là axit cacboxylic no hở đơn chức. Biết MA=MB. Phát biểu đúng là

  • A

    A, B là đồng phân

  • B

    A, B có cùng số cacbon trong phân tử

  • C

    A hơn B một nguyên tử cacbon. 

  • D

    B hơn A một nguyên tử cacbon.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức chung của A là CnH2n+2O và B là CmH2mO2

+ Từ MA= MB tìm quan hệ giữa n và m

=> Nhận định đúng

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của A là CnH2n+2O

                               B là CmH2mO2

Vì MA= MB nên 14n + 18 = 14m + 32

→ 14n = 14m + 14→ n = m + 1

A sai vì m và n khác nhau

B sai vì m ≠ n

C đúng

D sai vì m = n - 1

Câu 8 :

Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken ?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số đồng phân anken bao gồm đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học

Các đồng phân của C5H10

  1. H2C=CH-CH2-CH2-CH3

2,3. H2C-CH=CH-CH2-CH3 (có đồng phân hình học)

  1. H2C=C(CH3)-CH2-CH3
  2. (CH3)2C=CH-CH3
  3. (CH3)2CH-CH=CH2
Câu 9 :

Thực hiện phản ứng để hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là:

  • A

    propilen.

  • B

    axetilen.

  • C

    isobutilen.

  • D

    Etilen

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

H3C-CH2-OH  →  CH2=CH2  +  H2O

Sản phẩm của phản ứng đề hidrat hóa ancol etylic là Etilen.

Câu 10 :

Công thức tổng quát của hiđrocacbon là CnH2n+2-2a. Đối với naphtalen (C10H8), giá trị của n và a lần lượt là

  • A

    10 và 5

  • B

    10 và 6

  • C

    10 và 7

  • D

    10 và 8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

lập phương trình cho 2 ẩn n và a.

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{array}{l}n = 10\\2n + 2 - 2a = 8\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}n = 10\\a = 7\end{array} \right.\)

Câu 11 :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?

  • A

    CH3CHO.      

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH4.

  • D

    C2H5OH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ CH4 hoặc CH3OH

Câu 12 :

Phản ứng điều chế axit axetic nào sau đây là sai.

  • A
    1. C2H5OH + O2 \[\xrightarrow{\text{men giấm }\!\!\hat{\mathrm{}}\!\!\text{}}\] CH3COOH + H2O
  • B

    2CH3CHO  + O2 \[\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}\] 2CH3COOH

  • C

    CH3OH + CO \[\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}\] CH3COOH.

  • D

    2C2H6 + 3O2 \[\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}\] 2CH3COOH + 2H2O

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương pháp điều chế không đúng là: 2C2H6 + 3O2 $\xrightarrow{xt,\text{ }{{\text{t}}^{\text{o}}}}$ 2CH3COOH + 2H2O

Câu 13 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A

    \(CH \equiv CH + HCl \to C{H_2} = CHCl\)

  • B

    \(CH \equiv C - C{H_3} + HCl \to C{H_2} = CCl - C{H_3}\)

  • C

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + HCl \to C{H_3}CH = CClC{H_3}\)

  • D

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + 2{H_2} \to C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_3}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CH2=CHCl; CH2=CCl-CH3 không có đphh vì a và b giống nhau ( đều là H)

CH3CH2CH2CH3 không có liên kết đôi => không có đphh

Câu 14 :

Tên gọi đúng của hợp chất : (CH3)2CH-C≡CH là

  • A

    Isopren.

  • B

    3-metylbut-1-in.

  • C

    2-metylbut-3-in.

  • D

    3-metylbut-3-in.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

(CH3)2CH-C≡CH : 3-metylbut-1-in.

Câu 15 :

Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là :

  • A
    X, Z, T.
  • B
    Y, T.
  • C
    Y, Z.
  • D
    X, Z.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Đồng đẳng là các chất hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm –CH2 trong phân tử và có tính chất hóa học tương tự nhau.

Lời giải chi tiết :

C6H5CH2OH (Y); C6H5CH2CH2OH (T) cùng thuộc dãy đồng đẳng của ancol thơm

Câu 16 :

Trong các chất dư­ới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A

    Butan.          

  • B

    Etan.               

  • C

    Metan.       

  • D

    Propan.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các ankan có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử.

Lời giải chi tiết :

Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan vì có khối lượng phân tử nhỏ nhất.

Câu 17 :

Phản ứng nào sau đây điều chế được CH4 tinh khiết hơn ?

\(A{l_4}{C_3} + 12{H_2}O\xrightarrow{{}}4Al{(OH)_3} + 3C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\)

\({C_4}{H_{10}}\xrightarrow{{Crackinh}}{C_3}{H_6} \uparrow  + C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\)

\(C{H_3}COON{a_r} + NaO{H_r}\xrightarrow{{CaO,\,\,{t^o}}}N{a_2}C{O_3} + C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)\)

\(C{H_2}{(COONa)_2}_{\,\,r} + 2NaO{H_r}\xrightarrow{{CaO,\,\,{t^o}}}2N{a_2}C{O_3} + C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,(4)\)

\(C + 2{H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{H_4} \uparrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(5)\)

 

  • A

    (1), (2), (3), (5), (4).            

  • B

    (3), (4), (5).          

  • C

    (1), (3), (4).            

  • D

    (3), (4).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng điều chế được CH4 tinh khiết hơn là (1)(3)(4)

Câu 18 :

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là

  • A

    cứ 1 lít nước  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

  • B

    cứ 1 kg dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • C

    cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • D

    cứ 1 lít dung dịch  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 lít ancol nguyên chất.

Câu 19 :

Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ

  • A

    CH3OH, CH3COOH.

  • B

    (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH.

  • C

    C2H5COOH, C2H5OH.         

  • D

    CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng este hóa

Lời giải chi tiết :

Dầu chuối có CTCT: CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)2

=> được điều chế từ CH3COOH và (CH3)2CH-CH2-CH2OH.

Câu 20 :

Cho các chất: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), (CH3)2CHCHO (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) thu được cùng một sản phẩm là

  • A

    (2), (3), (4).    

  • B

    (1), (2), (4).    

  • C

    (1), (2), (3).    

  • D

    (1), (3), (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng của anđehit

Lời giải chi tiết :

Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) thu được cùng một sản phẩm là CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), CH2=CHCH2OH (4). 

Câu 21 :

Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là :

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    2.

  • D

    1.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những chất có đồng phân là CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH

Câu 22 :

Chất C8H8O2 có mấy đồng phân là axit, chứa vòng benzen:      

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vẽ vòng benzen sau đó thay đổi vị trí các nhóm thế

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân là

1. C6H5CH2COOH

2. o-CH3C6H4COOH

3. p- CH3C6H4COOH

4. m- CH3C6H4COOH

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H6, C4H6 trong đó CH4 và C4H6 có cùng số mol . Đốt cháy m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm 7,6g. Giá trị của  m là :

  • A

    4,2g

  • B

    2,8g

  • C

    3,6g

  • D

    3,2g

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Qui đổi hỗn hợp thành C2H4 và C3H6

Lời giải chi tiết :

Do CH4 và C4H6 có cùng số mol nên qui đổi hỗn hợp thành C2H4 và C3H6

Khi đốt cháy nCO2 = nH2O = a mol

BTNT C: nCO2 = nCaCO3

Mặt khác mCO2 + mH2O = mCaCO3 – 7,6

=> 44a+18a= 100a – 7,6 <=> a = 0,2 mol

mX = mC +mH = 12.nCO2 + 1. 2nH2O= 2,8 gam

Câu 24 :

Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là :

  • A

    6,3.                        

  • B

    13,5.       

  • C

    18,0.        

  • D

    19,8.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức : nankan = nH2O – nCO2

Lời giải chi tiết :

nankan = 0,35 mol ; nCO2 = 0,75 mol

Áp dụng công thức : nankan = nH2O – nCO2 => nH2O = 0,75 + 0,35 = 1,1 mol

=> mH2O = 1,1.18 = 19,8 gam

Câu 25 :

$A{l_4}{C_3} \to X \to Y \to {C_2}{H_6}.$ X, Y lần lượt là:

  • A

    CH4, C2H2

  • B

    CH4, CH3Cl

  • C

    C3H8, C2H4

  • D

    Cả A và B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phương pháp điều chế và ứng dụng của metan

Lời giải chi tiết :

$A{l_4}{C_3} \to C{H_4} \to {C_2}{H_2} \to {C_2}{H_6}$

$A{l_4}{C_3} \to C{H_4} \to {C}{H_3}{Cl} \to {C_2}{H_6}$

Câu 26 :

Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Công thức phân tử và thành phần % khối lượng tương ứng của hai hiđrocacbon là

  • A

    52,94% C3H6 và 47,06% C4H8

  • B

    43,43% C3H6 và 56,57% C4H8

  • C

    30,77% C2H4 và 69,23% C3H6

  • D

    14,29% C2H4 và 85,71% C3H6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nCO2 = nH2O = 1,3 mol => Gọi công thức của 2 hiđrocacbon là: 

\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}\)

+) \(\overline n  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \dfrac{{1,3}}{{0,5}} = 2,6\)

+) Gọi số mol C2H4 và C3H6  là a, b (mol)

+) Ta có: 

Lời giải chi tiết :

nCO2 = nH2O = 1,3 mol => Gọi công thức của 2 hiđrocacbon là:

\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}\)

\(\overline n  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \dfrac{{1,3}}{{0,5}} = 2,6\)=> CTPT của 2 chất là C2H4 và C3H6 

Gọi số mol C2H4 và C3H6  là a, b (mol)

Ta có: 

Câu 27 :

Cho a gam ankađien X qua dung dịch Br2 dư thấy có 16 gam brom phản ứng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 7,84 lít O2 (đktc). Công thức của X là

  • A

    C3H4.

  • B

    C5H8.

  • C

    C6H10.

  • D

    C4H6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Ankađien X phản ứng với Br2 dư => phản ứng theo tỉ lệ 1:2 => nX 

Gọi công thức phân tử của X là CnH2n-2

+) Từ số mol X và số mol O2 => n 

Lời giải chi tiết :

nBr2 = 0,1 mol;  nO2 = 0,35 mol

Ankađien X phản ứng với Br2 dư => phản ứng theo tỉ lệ 1:2

=> nX = 0,5.nBr2 = 0,05 mol

Gọi công thức phân tử của X là CnH2n-2

CnH2n-2 + (3n – 1)/2 O2  → CO2 + (n – 1)H2O

0,05           0,35 mol

=> 0,05.(3n – 1)/2 = 0,35 => n = 5

Vậy CTPT của X là C5H8

Câu 28 :

Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỷ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

  • A

    8

  • B

    5

  • C

    7

  • D

    6

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

\({H_2}C = C\left( {C{H_3}} \right) - CH = C{H_2} + HBr \to \left\{ \begin{array}{l}C{H_3} - CBr(C{H_3}) - CH = C{H_2}\\C{H_2}Br - CH(C{H_3}) - CH = C{H_2}\\C{H_2} = C(C{H_3}) - C{H_2} - C{H_2}Br\\C{H_2} = C\left( {C{H_3}} \right) - CHBr - C{H_3}\\C{H_3} - C\left( {C{H_3}} \right) = CH - C{H_2}Br\\C{H_2}Br - C(C{H_3}) = CH - C{H_3}(hình học)\end{array} \right.\)

Có 7 sản phẩm cộng

Câu 29 :

Đime hóa 6,72 lít axetilen (nhiệt độ, xúc tác cần thiết) thu được 4,48 lít hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Cho toàn bộ X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị m là

  • A

    24,0.

  • B

    39,9    

  • C

    72,0    

  • D

    15,9

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Đặt số mol của C4H4 trong hỗn hợp X là x mol

+) Từ PT: 2CH ≡ CH → CH ≡ C – CH = CH2

=> tính số mol của C2H2 phản ứng => số mol C2H

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,\frac{{6,72}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,3\,\,mol$

Đặt số mol của C4H4 trong hỗn hợp X là x mol

2CH ≡ CH → CH ≡ C – CH = CH2

        2x        ←               x

$\begin{array}{l}{n_{{C_2}{H_2}(X)}} = 0,3 - 2{\rm{x}}mol\\{n_X}= \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,mol \to {n_{{C_2}{H_2}(X)}} + {n_{{C_4}{H_4}(X)}} = 0,2 \to 0,3 - 2{\rm{x}}+ x = 0,2 \to x =0,1\\ \to {n_{{C_2}{H_2}(X)}}= 0,3 - 2.0,1= 0,1\,mol;\,{n_{{C_4}{H_4}(X)}} = 0,1\,mol\end{array}$

CH ≡ CH → CAg ≡ CAg

     0,1      →        0,1

CH ≡ C – CH = CH2 → CAg ≡ C – CH = CH2

    0,1                 →                 0,1

m = 0,1.240 + 0,1.159 = 39,9 gam

Câu 30 :

Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

  • A

    14 gam.

  • B

    16 gam.

  • C

    18 gam.

  • D

    20 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo PT: C6H+ Cl2   $\xrightarrow{{{t^o},\,\,Fe}}$ C6H5Cl + HCl   (1)

 

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_6}{H_6}\,(pư)}} = \frac{{15,6}}{{78}}.80\% = 0,16\,\,mol.$

Phương trình phản ứng :

           C6H+ Cl2   $\xrightarrow{{{t^o},\,\,Fe}}$   C6H5Cl +  HCl  (1)

mol:    0,16                             0,16

Vậy khối lượng clobenzen thu được là : 0,16.112,5= 18 gam.

Câu 31 :

Đốt X thu được ${m_{C{O_2}}}:\,\,{m_{{H_2}O}}\,\, = \,\,44\,\,:\,\,9$ . Biết X làm mất màu dung dịch brom. X là :

  • A

    C6H5–C2H3.

  • B

    CH$ \equiv$CCH=CH2.

  • C

    CH$ \equiv$CH

  • D

    A hoặc B hoặc C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

${m_{C{O_2}}}:{\text{ }}{m_{{H_2}O}} = {\text{ }}44{\text{ }}:{\text{ }}9{\text{ }} = > {\text{ }}{n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = \frac{{44}}{{44}}:\frac{9}{{18}} $

Lời giải chi tiết :

${m_{C{O_2}}}:{\text{ }}{m_{{H_2}O}} = {\text{ }}44{\text{ }}:{\text{ }}9{\text{ }} = > {\text{ }}{n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = \frac{{44}}{{44}}:\frac{9}{{18}} = 1:0,5$

=> nC : nH = 1 : 1 => CTĐGN của X là CH

Vì X làm mất màu dung dịch brom => X có liên kết đôi hoặc liên kết 3

Câu 32 :

Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol, thu được 336 ml khí H2 (đktc). Khối lượng muối natri thu được là:

  • A
    2,5 gam
  • B
    1,56 gam
  • C
    1,9 gam
  • D
    4,2 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng để xác định khối lượng muối natri thu được.

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của 3 ancol là R(OH)x

R(OH)x + x Na  → R(ONa)x + x/2 H2

Theo PTHH: nNa = 2.nH2 = 2. 0,336 : 22,4 = 0,03 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmuối natri  = mancol + mNa – mH2 = 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9 gam

Câu 33 :

Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X bị tách nước tạo 1 anken => X là ancol no, đơn chức và chỉ có 1 hướng tách

+) nancol = nH2O – nCO2

+) n =$\frac{{0,25}}{{0,05}}$ = 5

Lời giải chi tiết :

X bị tách nước tạo 1 anken => X là ancol no, đơn chức và chỉ có 1 hướng tách

Công thức phân tử của X là CnH2n+1OH ;

Có nancol = nH2O – nCO2 = $\frac{{5,4}}{{18}} - \frac{{5,6}}{{22,4}} = {\text{ }}0,05{\text{ }}mol$

Và n = $\frac{{0,25}}{{0,05}}$= 5 . Nên công thức phân tử của X là C5H11OH

Công thức cấu tạo của X là

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2OH ; CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2OH

CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH2OH .

Câu 34 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

  • A

    7,0

  • B

    21,0

  • C

    14,0

  • D

    10,5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

${n_{{C_6}{H_5}OH}}\, + \,{n_{{C_2}{H_5}OH}}\, = \,2{n_{{H_2}}}$

C6H5OH + NaOH $ \to $ C6H5ONa + H2O

Từ số mol NaOH => số mol C6H5OH

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,mol$, nNaOH = 1.0,1 = 0,1 mol

C6H5OH + Na $ \to $ C6H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2

C2H5OH + Na $ \to $ C2H5ONa +  $\frac{1}{2}$ H2

→ ${n_{{C_6}{H_5}OH}}\, + \,{n_{{C_2}{H_5}OH}}\, = \,2{n_{{H_2}}} = \,2.0,1 = 0,2\,mol$

C6H5OH + NaOH $ \to $ C6H5ONa + H2O

0,1 mol  ←  0,1 mol

→ ${n_{{C_2}{H_5}OH}} = \,0,2 - {n_{{C_6}{H_5}OH}}\, = \,0,2 - 0,1 = 0,1\,mol$

→ $m = {m_{{C_6}{H_5}OH}} + {m_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,1.94 + 0,1.46 = 14\,\,gam$

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp thu dược 8,064lít CO2 (dktc) và 4,68g H2O. CTCT của 2 anđehit là:

  • A
    HCHO, CH3CHO       
  • B
    CH3CHO, CH3CH2CHO
  • C
    C2H3CHO, C3H5CHO            
  • D
    Kết quả khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp nhanh nhất là loại trừ đáp án. Từ số mol CO2 > số mol H2O suy ra anđehit không no hoặc anđehit 2 chức. Từ số mol CO2, số mol H2O và số mol của hỗn hợp suy ra số nguyên tử C và H trung bình. Từ đó tìm ra công thức phù hợp.

Lời giải chi tiết :

nCO­2=0,36mol, nH2O=0,26mol.

nCO2>nH2O suy ra X,Y là anđehit không no có 1 liên kết đôi hoặc anđehit đa chức.

\(n\overline C  = \frac{{0,36}}{{0,1}} = 3,6{\text{   n}}\overline H  = \frac{{0,26.2}}{{0,1}} = 5,2\)  suy ra C2H3CHO, C3H5CHO thỏa mãn

Câu 36 :

Cho sơ đồ sau: $Axetilen\xrightarrow{+{{H}_{2}},P\text{d},{{t}^{o}}}{{X}_{1}}\xrightarrow{dd\,\,KMn{{O}_{4}}}{{X}_{2}}\xrightarrow{CuO,{{t}^{o}}}$ anđehit X3. CTPT của X3

  • A

    C2H4O.

  • B

    CH2O.

  • C

    C2H2O2.         

  • D

     C3H6O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết điều chế và ứng dụng của anđehit

Lời giải chi tiết :

$CH\equiv CH\xrightarrow{+{{H}_{2}},P\text{d},{{t}^{o}}}C{{H}_{2}}=C{{H}_{2}}\xrightarrow{dd\,\,KMn{{O}_{4}}}C{{H}_{2}}OH-C{{H}_{2}}OH\xrightarrow{CuO,{{t}^{o}}}OHC-CHO$

=> CTPT của X3 là C2H2O2.

Câu 37 :

Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

  • A

    0,56 gam.

  • B

    1,44 gam.

  • C

    0,72 gam.

  • D

    2,88 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol Br2 => nBr2 = nCH2=CH-COOH + 2.nCH2=CH-CHO

+) nNaOH = nCH2=CH-COOH + nCH3COOH

Lời giải chi tiết :

Gọi n CH2=CH-COOH = x mol;  n CH3COOH = y mol và n CH2=CH-CHO = z mol

=> x + y + z = 0,04   (1)

X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol Br2 => nBr2 = nCH2=CH-COOH + 2.nCH2=CH-CHO => x + 2z = 0,04  (2)

nNaOH = nCH2=CH-COOH + nCH3COOH => x + y = 0,03 mol  (3)

Từ (1), (2) và (3) => x = 0,02; y = 0,01; z = 0,01

=> m CH2=CH-COOH = 0,02.72 = 1,44 gam

Câu 38 :

Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là

  • A

    40%.       

  • B

    20%.       

  • C

    25%       

  • D

    50%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong 8,6g X chứa a mol C2H4; b mol C2H2; c mol CH4

+) mhh X = PT(1)

+) nBr2 phản ứng = nπ trong X = nC2H4 + 2.nC2H2 => PT(2)

+) nC2Ag2 = nC2H2  => %nC2H2 trong X 

=> trong 8,6 gam X % số mol C2H2 cũng là 25% => PT(3)

Lời giải chi tiết :

Trong 8,6g X chứa a mol C2H4; b mol C2H2; c mol CH4 

mhh X = 28a + 26b + 16c = 8,6  (1)

nBr2 phản ứng = nπ trong X = nC2H4 + 2.nC2H2 => a + 2b = 0,3  (2)

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 + 2NH4NO3

nC2Ag2 = 0,15 (mol) => nC2H2 = 0,15 (mol)

=> %nC2H2 trong X = 0,15/0,6 = 25%

=> trong 8,6 gam X % số mol C2H2 cũng là 25% => b = 25%.(a + b + c)  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,1; b = 0,1; c = 0,2

==>%n CH4 trong X = 50%

Câu 39 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    86,4.

  • B

    97,2.

  • C

    108,0.

  • D

    129,6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Từ nH2 => nNa phản ứng => nNa dư

+) ∑nNa ban đầu = nNa phản ứng + nNa dư

+) Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2}$

+) Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}}$

Y có dạng: R(OH)a ($\dfrac{1}{a}$ mol) => số C trong Y

+) Biện các ancol trong Y => anđehit trong Z

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,5 mol => nNa phản ứng = 1 mol

=> nNa dư = 0,25 mol

=> ∑nNa ban đầu = 1 + 0,25 = 1,25 mol

Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2} = 0,625{\text{ }}mol$

Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}} = 1$

Y có dạng: R(OH)a (($\dfrac{1}{a}$  mol)

=> số C $ = \dfrac{{{n_C}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{1}{a}}} = a$

Vậy Y chứa các ancol có số C = số mol OH

Mặt khác, Y tạo ra từ anđehit nên các ancol đều bậc 1

=> CH3OH và C2H4(OH)2

=> X gồm HCHO và (CHO)2

=> nAg = 4.nX = 1,2

=> mAg = 129,6

Câu 40 :

Một hỗn hợp X gồm a mol axetilen; 2a mol etilen và 5a mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Đặt k là tỉ khối của hỗn hợp Y so với hỗn hợp X. Hãy cho biết khoảng giá trị của k.

  • A

    1,6 ≥ k > 1

  • B

    2 ≥ k ≥ 1

  • C

    1,6 > k > 1        

  • D

    2 > k > 1

Đáp án : D

Phương pháp giải :

4 chất ở đây là ankan, anken, ankin và H2 nên số mol Y < 8a

Nếu Y có 2 chất (ankan và H2) thì nY = 4a

+) Từ mX = mY => xét khoảng giá trị của l

Lời giải chi tiết :

4 chất ở đây là ankan, anken, ankin và H2 nên số mol Y < 8a

Nếu Y có 2 chất (ankan và H2) thì nY = 4a

Vậy ta có:

\({m_X} = {m_Y} \to \frac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \frac{{{M_Y}}}{{{M_X}}} \to \frac{{8{\rm{a}}}}{{8{\rm{a}}}} = 1 < \frac{{{M_Y}}}{{{M_X}}} < \frac{{8{\rm{a}}}}{{4{\rm{a}}}} = 2\)

=> 1 < k < 2 hay 2 > k > 1

close