Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiếtTải vềĐề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Câu 1: Oxit axit là: A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O B. CuO C. CO D. SO2 Câu 3: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là: A. 0,378 tấn B. 0,156 tấn C. 0,126 tấn D. 0,467 tấn Câu 4: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. K2O Câu 5: Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K2CO3 và HNO3 Câu 6: Hòa tan hết 11,7 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là: A. 16,65 gam B. 15,56 gam C. 166,5 gam D. 155,6gam Câu 7: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là: A. Na2O, SO3, CO2 B. K2O, P2O5, CaO C. BaO, SO3, P2O5 D. CaO, BaO, Na2O Câu 8: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước: A. Magie và dung dịch axit sunfuric B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric C. Magie nitrat và natri hidroxit D. Magie clorua và natri clorua Câu 9 Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây: A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH Câu 10: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí: A. BaO, Fe, CaCO3 B. Al, MgO, KOH C. Na2SO3, CaCO3, Zn D. Zn, Fe2O3, Na2SO3 Câu 11: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là: A. 44,8 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít Câu 12: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là: A. Zn(NO3)2 B. NaNO3 C. AgNO3 D. Cu(NO3)2 Câu 13: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra? A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần Câu 14: Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới: A. 3 % B. 2 % C. 4 % D. 5 % Câu 15: Đốt cháy 16,8gam sắt trong khí ôxi ở nhiệt độ cao thu được 16,8gam Fe3O4. Hiệu suất phản ứng là: A. 71,4 % B. 72,4 % C. 73,4 % D. 74,4 % Câu 16: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước: A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2 Câu 17: Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau): A. CuSO4 và KOH B. CuSO4 và NaCl C. MgCl2 và Ba(NO3)2 D. AlCl3 và Mg(NO3)2 Câu 18: Trung hoà hoàn toàn 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a %. Nồng độ phần trăm của dung dịch (a%) là: A. 1,825 % B. 3,650 % C. 18,25 % D. 36,50 % Câu 19: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau: A. pH = 8 B. pH = 12 C. pH = 10 D. pH = 14 Câu 20: Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2: A. CO2, Na2O B. CO2, SO2 C. SO2, K2O D. SO2, BaO Câu 21: Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng? 1/ CaCl2 + Na2CO3 2/ CaCO3 + NaCl 3/ NaOH + HCl 4/ NaOH + KCl A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 2 và 4 Câu 22: Cho 500 ml ddịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml ddịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 143,5 gam B. 14,35 gam C. 157,85 gam D. 15,785 gam Câu 23: Muối kali nitrat KNO3: A. Không tan trong trong nước B. Tan rất ít trong nước C. Tan nhiều trong nước D. Không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao Câu 24: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2 C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl Câu 25: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là: A. 32,33 % B. 31,81 % C. 46,67 % D. 63,64 % Câu 26: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit B. Axit, sản phẩm là muối và nước C. Nước, sản phẩm là bazơ D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước Câu 27: Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là: A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3 B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2 C. CaO, FeO, Na2O, Cr2O3 D. CuO, Al2O3, K2O, SnO2 Câu 28: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6 %. Khối lượng ddịch HCl đã dùng là: A. 50 gam B. 40 gam C. 60 gam D. 73 gam Câu 29: Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: A. Màu xanh B. Không đổi màu C. Màu đỏ D. Màu vàng nhạt Câu 30: Dung dịch A có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với ddịch Bari nitrat Ba(NO3)2. Chất A là: A. HCl B. Na2SO4 C. H2SO4 D. Ca(OH)2
Đáp án
Câu 1: Oxit axit là: A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối Phương pháp giải Dựa vào khái niệm của oxit axit Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O B. CuO C. CO D. SO2 Phương pháp giải Chất tác dụng với dung dịch bazo: axit hoặc oxit axit Lời giải Đáp án D Câu 3: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là: A. 0,378 tấn B. 0,156 tấn C. 0,126 tấn D. 0,467 tấn Phương pháp giải Dùng phương pháp bảo toàn nguyên tố để tính mol Fe Lời giải chi tiết m Fe3O4 = 0,58 . 90% = 0,522 tấn n Fe3O4 = 0,00225 tấn.mol n Fe = 3 nFe3O4 = 0,00675 mol mFe = 0,378g Đáp án A Câu 4: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. K2O Phương pháp giải SO3 tác dụng với H2O tạo dung dịch H2SO4 Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 5: Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K2CO3 và HNO3 Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 6: Hòa tan hết 11,7 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là: A. 16,65 gam B. 15,56 gam C. 166,5 gam D. 155,6gam Phương pháp giải Đặt số mol của CaO và CaCO3 là a và b mol Lời giải chi tiết CaO + 2HCl \( \to \)CaCl2 + H2O a 2a CaCO3 + 2HCl \( \to \) CaCl2 + CO2 + H2O b 2b \(\left\{ \begin{array}{l}2a + 2b = 0,3\\56a + 100b = 11,7\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,075\\b = 0,075\end{array} \right. \to {m_{CaCl2}} = (0,075 + 0,075).111 = 16,65g\) Đáp án A Câu 7: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là: A. Na2O, SO3, CO2 B. K2O, P2O5, CaO C. BaO, SO3, P2O5 D. CaO, BaO, Na2O Phương pháp giải Chất tác dụng với dung dịch HCl: oxit bazo, bazo, muối Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 8: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước: A. Magie và dung dịch axit sunfuric B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric C. Magie nitrat và natri hidroxit D. Magie clorua và natri clorua Phương pháp giải Oxit bazo hoặc bazo tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 9 Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây: A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH Phương pháp giải Dùng quỳ tím để phân biệt axit và bazo Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 10: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí: A. BaO, Fe, CaCO3 B. Al, MgO, KOH C. Na2SO3, CaCO3, Zn D. Zn, Fe2O3, Na2SO3 Phương pháp giải Chất tác dụng với H2SO4 tạo khí: kim loại, muối có gốc axit yếu hơn gốc sunfat Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 11: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là: A. 44,8 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít Lời giải chi tiết n Mg = 4,8 : 24 = 0,2 mol Mg + H2SO4 \( \to \)MgSO4 + H2 0,2 0,2 V H2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít Đáp án B Câu 12: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là: A. Zn(NO3)2 B. NaNO3 C. AgNO3 D. Cu(NO3)2 Phương pháp giải Muối tác dụng với HCl: tạo kết tủa với gốc clorua hoặc gốc axit yếu hơn gốc clorua Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 13: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra? A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần Phương pháp giải Dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 14: Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới: A. 3 % B. 2 % C. 4 % D. 5 % Phương pháp giải Hàm lượng cacbon trong thép chiếm 2% Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 15: Đốt cháy 16,8gam sắt trong khí ôxi ở nhiệt độ cao thu được 16,8gam Fe3O4. Hiệu suất phản ứng là: A. 71,4 % B. 72,4 % C. 73,4 % D. 74,4 % Phương pháp giải Dựa vào công thức tính hiệu suất Lời giải chi tiết n Fe = 16,8 : 56 = 0,3 mol n Fe3O4 = 16,8 : 232 = 0,072 mol \(H\% = \frac{{nF{e_{p/u}}}}{{{n_{F{e_{bd}}}}}}.100\% = 72,4\% \) Đáp án B Câu 16: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước: A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2 Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 17: Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau): A. CuSO4 và KOH B. CuSO4 và NaCl C. MgCl2 và Ba(NO3)2 D. AlCl3 và Mg(NO3)2 Phương pháp giải Cặp chất tác dụng với nhau tạo kết tủa hoặc khí Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 18: Trung hoà hoàn toàn 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a %. Nồng độ phần trăm của dung dịch (a%) là: A. 1,825 % B. 3,650 % C. 18,25 % D. 36,50 % Phương pháp giải Dựa vào số mol của KOH Lời giải chi tiết KOH + HCl \( \to \) KCl + H2O 0,1 0,1 C% = \(\frac{{{m_{HCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% = \frac{{0,1.36,5}}{{200}}.100\% = 1,825\% \) Đáp án A Câu 19: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau: A. pH = 8 B. pH = 12 C. pH = 10 D. pH = 14 Phương pháp giải Giá trị pH càng cao thì dung dịch bazo càng mạnh Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 20: Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2: A. CO2, Na2O B. CO2, SO2 C. SO2, K2O D. SO2, BaO Phương pháp giải CO2, SO2 làm đục nước vôi trong Ca(OH)2 Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 21: Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng? 1/ CaCl2 + Na2CO3 2/ CaCO3 + NaCl 3/ NaOH + HCl 4/ NaOH + KCl A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 2 và 4 Phương pháp giải Chất không phản ứng với nhau khi không tạo ra kết tủa hoặc bay hơi Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 22: Cho 500 ml ddịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml ddịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 143,5 gam B. 14,35 gam C. 157,85 gam D. 15,785 gam Phương pháp giải Xét chất hết chất dư để tính được số mol AgCl Lời giải chi tiết n NaCl = 0,5.2 = 1 mol; n AgNO3 = 0,6.2 = 1,2mol NaCl + AgNO3 \( \to \)AgCl + NaNO3 1 1,2 1 m AgCl = 1 . 143,5 = 143,5g Đáp án A Câu 23: Muối kali nitrat KNO3: A. Không tan trong trong nước B. Tan rất ít trong nước C. Tan nhiều trong nước D. Không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao Phương pháp giải Dựa vào tính chất vật lí của KNO3 Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 24: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2 C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl Phương pháp giải Phân bón đơn chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng là phân bón đơn Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 25: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là: A. 32,33 % B. 31,81 % C. 46,67 % D. 63,64 % Phương pháp giải Dựa vào công thức tính khối lượng nguyên tố trong hợp chất Lời giải chi tiết \({\% _N} = \frac{{2.14}}{{60}}.100\% = 46,67\% \) Đáp án C Câu 26: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit B. Axit, sản phẩm là muối và nước C. Nước, sản phẩm là bazơ D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước Phương pháp giải Fe2O3 là oxit bazo không tan trong nước, tác dụng được với dung dịch axit Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 27: Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là: A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3 B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2 C. CaO, FeO, Na2O, Cr2O3 D. CuO, Al2O3, K2O, SnO2 Phương pháp giải Các oxit vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm là oxit lưỡng tính Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 28: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6 %. Khối lượng ddịch HCl đã dùng là: A. 50 gam B. 40 gam C. 60 gam D. 73 gam Phương pháp giải Dựa vào phản ứng của CaO tác dụng với HCl Lời giải chi tiết n CaO = 5,6 : 56 = 0,1 mol CaO + 2HCl \( \to \)CaCl2 + H2O 0,1 0,2 m dung dịch HCl = 0,2. 36,5 : 14,6% = 50g Đáp án A Câu 29: Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: A. Màu xanh B. Không đổi màu C. Màu đỏ D. Màu vàng nhạt Phương pháp giải Tính số mol của HCl và NaOH, sau đó xét chất hết chất dư Lời giải chi tiết n HCl = 0,3 mol; n NaOH = 0,15 mol NaOH + HCl \( \to \) NaCl + H2O 0, 15 0,3 Dung dịch HCl còn dư sau phản ứng, dung dịch đổi màu đỏ khi nhúng giấy quỳ tím Đáp án C Câu 30: Dung dịch A có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với ddịch Bari nitrat Ba(NO3)2. Chất A là: A. HCl B. Na2SO4 C. H2SO4 D. Ca(OH)2 Phương pháp giải Dung dịch có pH < 7 là dung dịch axit và tạo kết tủa với Ba(NO3)2 là H2SO4 Lời giải chi tiết Đáp án C
Quảng cáo
|