Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Hóa học 9 Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm) Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch axit axetic A. Na, CuO, BaCl2, KOH B. Mg, KNO3 ,Cu, KOH C. Zn, NaOH, CaCO3, MgO. D. Na2SO4, Ag, Cu(OH)2, MgCl2. Câu 2: Trong các chất có công thức hóa học sau. Chất nào là Este của chất béo: A. CH3COOC2H5. B. CH3COONa. C. C17H35COOH. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 3: Pha 4 lít rượu etylic 500 với 6 lít nước ta được A. Rượu 50. B. Rượu 500 C. Rượu 100. D. Rượu 150 Câu 4: Chất nào sau đây vừa tham gia phản ứng thế, vừa tham gia phản ứng công: A. Metan B. Benzen. C. Etilen. D. Axetilen. Câu 5: Cho m gam rượu etylic tác dụng hết với kim loại Na. Thể tích khí H2 thu được (đktc) 1,12 lít, thì khối lượng rượu etylic đã dùng là: A. 10 g. B. 9,2 g. C. 4,6 g. D. 2,3 g Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 6,72 lít khí CO2 ở đktc và 5,4 g H2O. Công thức hóa học của X là: A. C2H4. B. C2H2. C. C2H6. D. C6H6 II. TỰ LUẬN : ( 7,0 điểm) Câu 1: Trình bày tính chất hóa học của etylen? Viết các PTHH minh họa? Câu 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất lngr sau: Rượu etylic, nước cất, axit axetic đựng trong các lọ mất nhãn. Viết PTHH Câu 3: Cho 9,2g rượu etylic tác dụng hết với Na a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc ? b.Tính thể tích rượu etylic đã dùng ? Biết Dr = 0,8 g/ml c. Tính thể tích không khí ( chứa 20% thể tích O2) cần để đốt cháy hết rượu trên ? d. Nếu pha rượu trên với 34,5 ml nước thì thu được rượu bao nhiêu độ? Lời giải chi tiết Hướng dẫn giải chi tiết I. Trắc nghiệm Câu 1: Phương pháp: Ghi nhớ tính chất hóa học của CH3COOH Hướng dẫn giải: A. Loại BaCl2 B. Loại Cu vì Cu là kim loại đứng sau H nên không có phản ứng với axit C. Đúng D. Loại Ag vì Ag là kim loại đứng sau H nên không có phản ứng với axit Đáp án C Câu 2: Este của chất béo là este tạo bởi các axit béo ( từ 12 Cacbon trở nên) với glixerol ( C3H5(OH)3) => este có dạng: (RCOO)3C3H5. => (C17H35COO)3C3H5 thỏa mãn Đáp án D Câu 3: Phương pháp: Công thức tính độ rượu: \({{D}^{0}}=\frac{Vr}{V\,hh\,r}{{.100}^{0}}\) Hướng dẫn giải: Thể tích rượu C2H5OH có trong 4 lít rượu 500C là: \({{D}^{0}}=\frac{Vr}{V\,hh\,r}{{.100}^{0}}=>{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{{{50}^{0}}.4}{{{100}^{0}}}=2\,(lit)\) Sau khi pha thêm 6 lít nước vào => Vhh rượu = 4 + 6 = 10 (lít) \(=>{{D}^{0}}=\frac{Vr}{V\,hh\,r}{{.100}^{0}}=\frac{2}{10}{{.100}^{0}}={{20}^{0}}\) Đáp án B Câu 4: Hướng dẫn giải: Chất vừa tham gia phản ứng thế, vừa tham gia phản ứng cộng là benzen VD: Phản ứng thế: C6H6 + Br2 \(\xrightarrow[{}]{Fe,{{t}^{0}}}\)C6H5Br + HBr Phản ứng cộng C6H6 + 3H2 → C6H12 C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 Đáp án B Câu 5: Phương pháp: Đổi số mol H2 Viết PTHH xảy ra: C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2↑ Tính số mol C2H5OH theo số mol của H2 Hướng dẫn giải: nH2 = 1,12: 22,4 = 0,05 (mol) PTHH: C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2↑ 0,1 ← 0,05 (mol) => mC2H5OH = 0,1.46 = 4,6 (g) Đáp án C Câu 6: Phương pháp: Gọi công thức của hidrocacbon X là: CxHy Đổi số mol nCO2 = VCO2: 22,4 = ? (mol) => nC = nCO2 = ? (mol) Đổi số mol nH2O = mH2O: 18 = ? (mol) => nH = 2nH2O =?(mol) => x : y = nC : nH => Công thức đơn giản nhất của hidrocacbon, từ đó suy ra CTPT của H-C Hướng dẫn giải: Gọi công thức của hidrocacbon X là: CxHy nCO2 = 6,72: 22,4 = 0,3 (mol) => nC = nCO2 = 0,3 (mol) nH2O = 5,4: 18 = 0,3 (mol) => nH = 2nH2O = 2.0,3 =0, 6 (mol) => x : y = nC : nH = 0,3 : 0,6 = 1: 2 => Công thức đơn giản nhất của hidrocacbon là: (CH2)n Khi n = 2 => CTPT là C2H4 => thấy đáp án A thỏa mãn Khi n = 6 => CTPT là C6H12 Đáp án A II. Tự luận Câu 1: Phương pháp: Kể tính chất hóa học của C2H4 sau đó viết PTHH minh họa xảy ra + phản ứng cộng + phản ứng trùng hợp + phản ứng cháy Hướng dẫn giải: Tính chất hóa học của C2H4 + Phản ứng cộng: ( + H2, dd Br2) C2H4 + Br2 → C2H4Br2 C2H4 + H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{0}}}\)C2H6 + Phản ứng trùng hợp nCH2=CH2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},p,xt}\) (-CH2-CH2-)n + phản ứng cháy C2H4 + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)2CO2 + 2H2O Câu 2: Phương pháp: Dùng quỳ tím để nhận biết các chất trên Hướng dẫn giải: Phân biệt: C2H5OH, H2O, CH3COOH Bước 1: Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thư stuwj tương ứng Bước 2: Cho quỳ tím vào từng ống nghiệm trên + quỳ tím chuyển sang màu đỏ: CH3COOH + quỳ tím không chuyển màu là: C2H5OH và H2O Bước 3: 2 chất còn lại là C2H5OH và H2O ta đem đốt + Chất nào cháy là C2H5OH C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 3H2O + Chất còn lại không cháy là H2O Câu 3: Phương pháp: Đổi số mol của nC2H5OH = mC2H5OH : 46 = ? (mol) a) Viết PTHH xảy ra: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑ Tính theo PTHH số mol của H2 theo số mol của C2H5OH đã biết b) Ghi nhớ công thức chuyển đổi giữa các đại lượng: c) Viết PTHH xảy ra: C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 3H2O Tính theo PTHH: nO2 = 3nC2H5OH = ? (mol) => VO2 (đktc) = nO2 . 22,4 = ? (lít) Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => \(Vkk=\frac{{{V}_{{{O}_{2}}}}.100%}{20%}=?\,(lit)\) d) Thể tích hỗn hợp sau khi pha là: Vhh = Vr + Vnước = ? (ml) \(Dr=\frac{Vr}{Vdd\,r}{{.100}^{0}}=?\) Hướng dẫn giải: nC2H5OH = 9,2 : 46 = 0,2 (mol) a) PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑ Theo PTHH: nH2 = ½ nC2H5OH = ½. 0,2 = 0,1 (mol) => VH2 (đktc) = 0,1.22,4 = 2,24 (lít) b) 1 ml C2H5OH có mr = Dr. Vr = 0,8× 1= 0,8 (g) x (ml) C2H5OH có mr = 9,2 (g) => \(Vr=\frac{9,2\times 1}{0,8}=11,5\,(ml)\) c) PTHH: C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 3H2O Theo PTHH: nO2 = 3nC2H5OH = 3. 0,2 = 0,6 (mol) => VO2 (đktc) = 0,6. 22,4 = 13,44 (lít) Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => \(Vkk=\frac{{{V}_{{{O}_{2}}}}.100%}{20%}=\frac{13,44.100%}{20%}=67,2\,(lit)\) d) Thể tích hỗn hợp sau khi pha là: Vhh = Vr + Vnước = 11,5 + 34,5= 46 (ml) \(Dr=\frac{Vr}{Vdd\,r}{{.100}^{0}}=\frac{11,5}{46}{{.100}^{0}}={{25}^{0}}\) Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|