Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 7: Hidrocacbon thơm - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Câu 2 :

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là

  • A

    cứ 1 lít nước  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

  • B

    cứ 1 kg dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • C

    cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • D

    cứ 1 lít dung dịch  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

Câu 3 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Câu 4 :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là

  • A

    CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n+2On (n ≥ 1)       

  • C

    CnH2n+2O (n ≥ 1)

  • D

    CnH2nO (n ≥ 2)

Câu 5 :

Phản ứng của ancol metylic với axit HCl thuộc tính chất nào của ancol

  • A

    phản ứng thế nguyên tử H của ancol

  • B

    phản ứng ete hóa

  • C

    phản ứng thế nhóm OH của ancol

  • D

    phản ứng tách nước

Câu 6 :

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

  • A

    CH3CH(OH)CH2CH3                       

  • B

    (CH3)3COH

  • C

    CH3OCH2CHCH3

  • D

    CH3CH(CH3)CH2OH

Câu 7 :

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 8 :

Có bao nhiêu ancol thơm có CTPT C8H10O?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    3

  • D

    2

Câu 9 :

Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức X. Cho 40,6 gam A tác dụng hết với Na dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. CTPT của ancol đơn chức trên là

  • A

    C4H10O.

  • B

    C3H8O.

  • C

    C2H5O.

  • D

    CH4O.

Câu 10 :

Hoá hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no A và B ở 81,90C và 1,3 atm thì thu được 1,568 lít hơi ancol. Nếu cho hỗn hợp ancol này tác dụng với Na dư thì thu được 1,232 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol đó thì thu được 7,48 gam CO2. Giá trị của m là

  • A

    3,49

  • B

    2,57

  • C

    4,28

  • D

    2,91

Câu 11 :

Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Câu 12 :

Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là

  • A

    18,4 gam

  • B

    16,8 gam

  • C

    16,4 gam

  • D

    17,4 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin)

Lời giải chi tiết :

nH2O > 1,5.nCO2 => ancol đốt cháy là CH3OH

Câu 2 :

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là

  • A

    cứ 1 lít nước  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

  • B

    cứ 1 kg dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • C

    cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

  • D

    cứ 1 lít dung dịch  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 lít ancol nguyên chất.

Câu 3 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức.

Câu 4 :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là

  • A

    CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n+2On (n ≥ 1)       

  • C

    CnH2n+2O (n ≥ 1)

  • D

    CnH2nO (n ≥ 2)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2n+2O (n ≥ 1)

Câu 5 :

Phản ứng của ancol metylic với axit HCl thuộc tính chất nào của ancol

  • A

    phản ứng thế nguyên tử H của ancol

  • B

    phản ứng ete hóa

  • C

    phản ứng thế nhóm OH của ancol

  • D

    phản ứng tách nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

Phản ứng của ancol metylic với axit HCl thuộc phản ứng thế nhóm OH của ancol.

Câu 6 :

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

  • A

    CH3CH(OH)CH2CH3                       

  • B

    (CH3)3COH

  • C

    CH3OCH2CHCH3

  • D

    CH3CH(CH3)CH2OH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Loại dần đáp án không phù hợp; Loại B và C vì B, C không bị tách nước

Loại D do D chỉ có một hướng tách nên không thể tạo ra 3 anken

A đúng vì CH3CH(OH)CH2CH3 có 2 hướng tách và tạo đồng phân hình học

Câu 7 :

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D không phải là phenol mà là ancol thơm vì trong phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen

Câu 8 :

Có bao nhiêu ancol thơm có CTPT C8H10O?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

k = (2.8 + 2 – 10) / 2 = 4 => ngoài vòng benzen là các nhánh no

CTCT:

1) C6H5-CH2-CH2-OH

2) C6H5-CH(OH)-CH3

3) CH3-C6H4-CH2OH (có 3 đồng phân o-, p-, m-)

Vậy có tất cả 5 đồng phân

Câu 9 :

Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức X. Cho 40,6 gam A tác dụng hết với Na dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. CTPT của ancol đơn chức trên là

  • A

    C4H10O.

  • B

    C3H8O.

  • C

    C2H5O.

  • D

    CH4O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong 8,12 gam A có 0,02.2 = 0,04 mol glixerol → trong 40,6 gam A có 0,2 mol glixerol

+) ${n_{{H_2}}}$= $\frac{3}{2}$nglixerol + $\frac{1}{2}$nX

Lời giải chi tiết :

${n_{Cu{{(OH)}_2}}}$ = 0,02 mol → trong 8,12 gam A có 0,02.2 = 0,04 mol glixerol

→ trong 40,6 gam A có 0,2 mol glixerol → mX = 40,6 – 0,2.92 = 22,2 gam

${n_{{H_2}}}$= 0,45 mol  →$\frac{3}{2}$ nglixerol +$\frac{1}{2}$nX = 0,45  → nX  = 0,3 mol

→ MX = $\frac{{22,2}}{{0,3}}$ = 74 → X là C4H10

Câu 10 :

Hoá hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no A và B ở 81,90C và 1,3 atm thì thu được 1,568 lít hơi ancol. Nếu cho hỗn hợp ancol này tác dụng với Na dư thì thu được 1,232 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol đó thì thu được 7,48 gam CO2. Giá trị của m là

  • A

    3,49

  • B

    2,57

  • C

    4,28

  • D

    2,91

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt CTPT 2 ancol: ${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2 - \bar a}}{(OH)_{\bar a}}\,\,\, \to \,\,\frac{{\bar a}}{2}{H_2}$ 

+) $0,07.\frac{{\bar a}}{2} = 0,055\,\, = > \,\,\bar a = 11/7$ 

Bảo toàn nguyên tố C: ${n_{CO2}} = \bar n.{n_{ancol}}\,\, = > \,\,\bar n = 0,17/0,07 = 17/7$

Lời giải chi tiết :

Đặt CTPT 2 ancol: ${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2 - \bar a}}{(OH)_{\bar a}}\,\,\, \to \,\,\frac{{\bar a}}{2}{H_2}$ 

nA,B = 0,07 mol và nH2 = 0,055 mol

+) $0,07.\frac{{\bar a}}{2} = 0,055\,\, = > \,\,\bar a = 11/7$ 

Bảo toàn nguyên tố C: ${n_{CO2}} = \bar n.{n_{ancol}}\,\, = > \,\,\bar n = 0,17/0,07 = 17/7$

=> m = 0,07(14.17/7 + 2 + 16.11/7) = 4,28 gam

Câu 11 :

Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X bị tách nước tạo 1 anken => X là ancol no, đơn chức và chỉ có 1 hướng tách

+) nancol = nH2O – nCO2

+) n =$\frac{{0,25}}{{0,05}}$ = 5

Lời giải chi tiết :

X bị tách nước tạo 1 anken => X là ancol no, đơn chức và chỉ có 1 hướng tách

Công thức phân tử của X là CnH2n+1OH ;

Có nancol = nH2O – nCO2 = $\frac{{5,4}}{{18}} - \frac{{5,6}}{{22,4}} = {\text{ }}0,05{\text{ }}mol$

Và n = $\frac{{0,25}}{{0,05}}$= 5 . Nên công thức phân tử của X là C5H11OH

Công thức cấu tạo của X là

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2OH ; CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2OH

CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH2OH .

Câu 12 :

Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là

  • A

    18,4 gam

  • B

    16,8 gam

  • C

    16,4 gam

  • D

    17,4 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ${{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}$

+) nCO2 = nrượu 

Lời giải chi tiết :

Ta có: ${{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=\frac{40}{100}=0,4\,mol$

\({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\xrightarrow{men\text{ ruou}}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+2C{{O}_{2}}\)

Theo PTHH: nCO2 = nrượu => mrượu = 0,4 . 46 = 18,4

close