Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 1: Sự điện li - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M thì nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được là

  • A

    0,33M

  • B

    0,66M

  • C

    0,44M

  • D

    1,1M

Câu 2 :

Khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy cho tác dụng với 47 gam K2O để thu được dung dịch KOH 21% là

  • A

    354,85 gam 

  • B

    250 gam

  • C

    320 gam 

  • D

    400 gam

Câu 3 :

Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit đã cho là

  • A

    10 ml

  • B

    15 ml

  • C

    20 ml

  • D

    25 ml

Câu 4 :

Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    1,5

Câu 5 :

Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

  • A

    100 ml

  • B

    150 ml

  • C

    200 ml 

  • D

    250 ml

Câu 6 :

Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

  • A

    dung dịch NaOH

  • B

    dung dịch AgNO3

  • C

    dung dịch BaCl2

  • D

    dung dịch quỳ tím

Câu 7 :

Dung dịch A chứa Mg2+, Ca2+, 0,2 mol Cl-, 0,3 mol \(NO_3^ - \). Thêm dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại. Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào dung dịch là

  • A

    150 ml

  • B

    250 ml

  • C

    300 ml 

  • D

    200 ml

Câu 8 :

Có 4 lọ đựng 4 dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử thì có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 3 lọ trên?

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch K2SO4

  • C

    CaCO3 

  • D

    dung dịch H2SO4

Câu 9 :

Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a

  • A

    1,98 gam

  • B

    1,89 gam

  • C

    18,9 gam 

  • D

    19,8 gam        

Câu 10 :

Cho 30 ml dung dịch H2SO4 0,002M vào 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,008M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. pH của dung dịch X bằng

  • A

    7

  • B

    10,33

  • C

    1,39

  • D

    11,6

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M thì nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được là

  • A

    0,33M

  • B

    0,66M

  • C

    0,44M

  • D

    1,1M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét tỷ lệ \(\dfrac{{{n_{K{\rm{O}}H}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} \to \) muối tạo thành

Tính theo phương trình \( \to \) số mol muối \( \to \) nồng độ muối

Lời giải chi tiết :

\({n_{K{\rm{O}}H}} = 0,1.1 = 0,1\,\,mol\)

\({n_{{H_3}P{O_4}}} = 0,05.1 = 0,05\,\,mol\)

\( \to \dfrac{{{n_{K{\rm{O}}H}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \dfrac{{0,1}}{{0,05}} = 2 \to \)muối tạo thành là K2HPO4

PTHH: \(2K{\rm{O}}H + {H_3}P{O_4} \to {K_2}HP{O_4} + 2{H_2}O\)

Theo phương trình, \({n_{{K_2}HP{O_4}}} = {n_{{H_3}P{O_4}}} = 0,05\,\,mol\)

\( \to {C_{M({K_2}HP{O_4})}} = \dfrac{{0,05}}{{0,1 + 0,05}} = 0,33\,\,M\)

Câu 2 :

Khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy cho tác dụng với 47 gam K2O để thu được dung dịch KOH 21% là

  • A

    354,85 gam 

  • B

    250 gam

  • C

    320 gam 

  • D

    400 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy là m gam

Suy ra khối lượng KOH có trong dung dịch KOH 8%

Tính số mol K2O, suy ra khối lượng KOH tạo thành của K2O

Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Suy ra nồng độ dung dịch KOH, giải phương trình ra m

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng dung dịch KOH 8% cần lấy là m gam

\( \to {m_{K{\rm{O}}H(8\% )}} = \dfrac{{8\% .m}}{{100}} = 0,08m\,\,gam\)

\({n_{{K_2}O}} = \dfrac{{47}}{{94}} = 0,5\,\,mol\)

PTHH:

\({K_2}O + {H_2}O \to 2K{\rm{O}}H\)

Theo phương trình hóa học: \({n_{K{\rm{O}}H}} = 2{n_{{K_2}O}} = 1\,\,mol\)

\( \to \sum {{m_{K{\rm{O}}H}}}  = 0,08m + 1.56 = 0,08m + 56\,\,(gam)\)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = m + 47 (gam)

\( \to C{\% _{K{\rm{O}}H(21\% )}} = \dfrac{{0,08m + 56}}{{m + 47}}.100\%  = 21\%  \to m = 354,85\,\,gam\)

Câu 3 :

Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit đã cho là

  • A

    10 ml

  • B

    15 ml

  • C

    20 ml

  • D

    25 ml

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính \({n_{{H^ + }}} \to {n_{O{H^ - }}} \to {n_{NaOH}} \to V\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{HCl}} = 0,01.1 = 0,01\,\,mol;{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,01.0,5 = 0,005\,\,mol \to {n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,01 + 2.0,005 = 0,02\,\,mol\)

PTHH:

\({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)

Theo phương trình: \({n_{O{H^ - }}} = {n_{{H^ + }}} = 0,02\,\,mol\)

\( \to {n_{NaOH}} = {n_{O{H^ - }}} = 0,02\,\,mol \to {V_{NaOH}} = \dfrac{{0,02}}{1} = 0,02\) lít = 20 ml

Câu 4 :

Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    1,5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol H+

\({n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}}\)

Bước 2: Tính pH = -log(H+)

\({\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}} = \dfrac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{V_{HCl}} + {V_{{H_2}S{O_4}}}}} \)

Lời giải chi tiết :

\({n_{HCl}} = 0,02.0,05 = 0,001\,\,mol;{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,02.0,075 = 0,0015\,\,mol \to {n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,001 + 2.0,0015 = 0,004\,\,mol\)

\( \to {\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}} = \dfrac{{0,004}}{{0,02 + 0,02}} = 0,1\,\,M\)

\( \to pH =  - \log 0,1 = 1\)

Câu 5 :

Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

  • A

    100 ml

  • B

    150 ml

  • C

    200 ml 

  • D

    250 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol OH-

\({n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}} + 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} \)

Bước 2: Tính số mol H+ dựa vào phương trình trung hoà

\({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)

Bước 3: Tính VHCl

\({n_{{H^ + }}} \to {n_{HCl}} \to {V_{HCl}}\)

Lời giải chi tiết :

\( +{n_{NaOH}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol \to {n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}} + 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,01 + 2.0,01 = 0,03\,\,mol\)

+ PTHH:

\({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)

Theo phương trình: \({n_{{H^ + }}} = {n_{O{H^ - }}} = 0,03\,\,mol\)

+Ta có:

\( {n_{HCl}} = {n_{{H^ + }}} = 0,03\,\,mol\to {V_{HCl}} = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\) lít = 100 ml

Câu 6 :

Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

  • A

    dung dịch NaOH

  • B

    dung dịch AgNO3

  • C

    dung dịch BaCl2

  • D

    dung dịch quỳ tím

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sử dụng thuốc thử là dung dịch NaOH

+ Xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan: AlCl3

+ Xuất hiện kết tủa trắng, không tan khi NaOH dư: MgCl2

+ Không có hiện tượng: NaCl, H2SO4

Tách lấy kết tủa của phản ứng NaOH với MgCl2 làm thuốc thử nhận biết 2 chất còn lại

+ Kết tủa tan: H2SO4

+ Không hiện tượng: NaCl

Câu 7 :

Dung dịch A chứa Mg2+, Ca2+, 0,2 mol Cl-, 0,3 mol \(NO_3^ - \). Thêm dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại. Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào dung dịch là

  • A

    150 ml

  • B

    250 ml

  • C

    300 ml 

  • D

    200 ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì cả 2 ion Mg2+ và Ca2+ đều tạo kết tủa với \(CO_3^{2 - }\) nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl- và \(NO_3^ - \)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: \({n_{N{a^ + }}} = {n_{C{l^ - }}} + {n_{NO_3^ - }}\)

Lời giải chi tiết :

Vì cả 2 ion Mg2+ và Ca2+ đều tạo kết tủa với \(CO_3^{2 - }\) nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl- và \(NO_3^ - \)

Gọi số mol Na2CO3 là x mol \( \to {n_{N{a^ + }}} = 2{\rm{x}}\,\,mol\)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có

\({n_ + } = {n_ - } \to 2{\rm{x}}.1 = 0,2.1 + 0,3.1 \to x = 0,25\)

\( \to {V_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25\) lít = 250 ml

Câu 8 :

Có 4 lọ đựng 4 dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử thì có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 3 lọ trên?

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch K2SO4

  • C

    CaCO3 

  • D

    dung dịch H2SO4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dùng H2SO4 làm thuốc thử

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: Na2CO3

+ Không có hiện tượng: Al(NO3)3, NaNO3

Dùng Na2CO3 vừa nhận biết được để phân biệt Al(NO3)3 và NaNO3

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra và kết tủa keo: Al(NO3)3

+ Không có hiện tượng: NaNO3

Câu 9 :

Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a

  • A

    1,98 gam

  • B

    1,89 gam

  • C

    18,9 gam 

  • D

    19,8 gam        

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol của N2O và NO lần lượt là x và y

Từ tổng số mol hỗn hợp X và tỷ khối của X so với hiđro để tìm ra x, y

Áp dụng BTE, suy ra số mol Al.

Từ đó tính được giá trị của a

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của N2O và NO lần lượt là x và y

\( \to x + y = \dfrac{{0,896}}{{22,4}} \to x + y = 0,04\) (1)

Tỷ khối của hỗn hợp khí X so với hiđro bằng 18,5 \( \to {M_X} = 18,5.2 = 37\)

\( \to \dfrac{{44{\rm{x}} + 30y}}{{x + y}} = 37\) (2)

Từ (1) và (2) \( \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\y = 0,02\end{array} \right.\)

Quá trình trao đổi e:

\(A{l^0} \to A{l^{ + 3}} + 3{\rm{e}}\)                        \(2{N^{ + 5}} + 8{\rm{e}} \to {\rm{N}}_2^{ + 1}\)

                                                                \({N^{ + 5}} + 3{\rm{e}} \to {N^{ + 2}}\)

BTE: \(3{n_{Al}} = 8{n_{{N_2}O}} + 3{n_{NO}}\)

\( \to {n_{Al}} = \dfrac{{8.0,02 + 3.0,02}}{3} = \dfrac{{11}}{{150}}\,\,mol \to a = {m_{Al}} = \dfrac{{11}}{{150}}.27 = 1,98\,\,gam\)

Câu 10 :

Cho 30 ml dung dịch H2SO4 0,002M vào 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,008M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. pH của dung dịch X bằng

  • A

    7

  • B

    10,33

  • C

    1,39

  • D

    11,6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính \({n_{{H^ + }}},{n_{O{H^ - }}}\)

PTHH: \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)

So sánh dư hết \( \to {n_{O{H^ - }(du)}} \to {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} \to pH = 14 + \log {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}}\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,03.0,002 = 0,00006\,\,mol \to {n_{{H^ + }}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,00012\,\,mol\)

\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,02.0,008 = 0,00016\,\,mol \to {n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,00032\,\,mol\)

PTHH: \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)

Ta thấy \(\dfrac{{{n_{{H^ + }}}}}{1} < \dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{1} \to \) OH-

\({n_{O{H^ - }(phan\,\,ung)}} = {n_{{H^ + }}} = 0,00012\,\,mol \to {n_{O{H^ - }(du)}} = 0,00032 - 0,00012 = 0,0002\,\,mol\)

\( \to {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \dfrac{{0,0002}}{{0,03 + 0,02}} = 0,004\,\,M \to pH = 14 + \log 0,004 = 11,6\)

close