Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3Đề bài
Câu 1 :
Cho các chất sau: axetilen; but-2-en; vinylaxetilen; phenylaxetilen; propin; but-1-in; ; buta-1,3-điin. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa ?
Câu 2 :
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của
Câu 3 :
Công thức phân tử tổng quát của ankin là
Câu 4 :
Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :
Câu 5 :
Công thức tổng quát của anken là
Câu 6 :
Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?
Câu 7 :
Cho iso-pentan tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là
Câu 8 :
Đime hóa axetilen trong điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây ?
Câu 9 :
Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là
Câu 10 :
Công thức tổng quát của ankađien là
Câu 11 :
Cho mô hình thí nghiệp điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình khí trên ?
Câu 12 :
Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
Câu 13 :
Cho các phản ứng sau: (1) CH4 + O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2O + H2O (2) 2C4H10 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 4C2H4O2 + 2H2O (3) 2C2H6 + 12O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3C + 9CO2 + 6H2O (4) C3H8 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4H2O Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là
Câu 14 :
Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
Câu 15 :
Khi clo hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 53,25. Tên của ankan X là :
Câu 16 :
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là :
Câu 17 :
Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp A qua bình nước brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi B so với hiđro bằng 117/7 . Giá trị của m là:
Câu 18 :
Từ CH4 (các chất vô cơ và điều kiện có đủ) có thể điều chế các chất nào sau đây?
Câu 19 :
Hợp chất X có thành phần % khối lượng C là 85,5% và % khối lượng H là 14,5%. Hợp chất X là
Câu 20 :
2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
Câu 21 :
Khi cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ 1 : 1 thu được bao nhiêu dẫn xuất monobrom là đồng phân cấu tạo của nhau ?
Câu 22 :
Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch không thay đổi. Vậy công thức của 2 ankin là:
Câu 23 :
Cho 21,2 gam chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của X là
Câu 24 :
Cho hỗn hợp X gồm x mol Al4C3 và y mol CaC2 vào nước dư thu được dung dịch A; a gam kết tủa B và hỗn hợp khí C. Lọc bỏ kết tủa B. Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch A thu được thêm a gam kết tủa B nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y là
Câu 25 :
Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Cho các chất sau: axetilen; but-2-en; vinylaxetilen; phenylaxetilen; propin; but-1-in; ; buta-1,3-điin. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa là: axetilen; propin; but-1-in; buta-1,3-điin, vinylaxetilen; phenylaxetilen.
Câu 2 :
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
X thuộc dãy đồng đẳng của ankan.
Câu 3 :
Công thức phân tử tổng quát của ankin là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Công thức phân tử tổng quát của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 4 :
Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan Lời giải chi tiết :
Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế
Câu 5 :
Công thức tổng quát của anken là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Công thức tổng quát của anken là CnH2n (n ≥ 2).
Câu 6 :
Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được dùng trong phản ứng cộng HX và anken bất đối xứng (xem ưu tiên X vào C nào…)
Câu 7 :
Cho iso-pentan tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan Lời giải chi tiết :
Sản phẩm chính ưu tiên thế C bậc cao => thế vào C bậc III CH3CH2CH(CH3)2 + Br2 → CH3CH2CBr(CH3)2 + HBr
Câu 8 :
Đime hóa axetilen trong điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Phản ứng đime hóa: 2CH≡CH $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2=CH–C≡CH => thu được vinylaxetilen
Câu 9 :
Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Phương trình trùng hợp but-2-en: nCH3-CH=CH-CH3 → (-CH(CH3)-CH(CH2)-)n
Câu 10 :
Công thức tổng quát của ankađien là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Công thức tổng quát của ankađien là CnH2n-2 (n ≥ 3)
Câu 11 :
Cho mô hình thí nghiệp điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình khí trên ?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
B sai vì đây là phản ứng vôi tôi xút, dùng NaOH và CH3COONa rắn C sai vì khí CO2 sục vào NaOH sẽ bị giữ lại D sai vì NH4Cl và NaNO2 đều ở dạng dung dịch Đáp án đúng là A Để điều chế 1 lượng nhỏ C2H2 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng đất đèn tác dụng với nước. Phản ứng này sinh nhiệt rất nhiều (có thể làm chín 1 quả trứng gà), làm C2H2 bay hơi cùng với nước và đất đèn sẽ lẫn 1 số tạp như H2S, NH3,... Do đó, để loại các khí này cũng như hơi nước, người ta sẽ dẫn hỗn hợp khí thoát ra qua bình đựng NaOH loãng. Thu khí bằng phương pháp đẩy nước vì C2H2 không tan trong nước.
Câu 12 :
Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Các ankan có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử. Lời giải chi tiết :
Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan vì có khối lượng phân tử nhỏ nhất.
Câu 13 :
Cho các phản ứng sau: (1) CH4 + O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2O + H2O (2) 2C4H10 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 4C2H4O2 + 2H2O (3) 2C2H6 + 12O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3C + 9CO2 + 6H2O (4) C3H8 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4H2O Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Các phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là (1), (2) và (3) vì số oxi hóa của C trong sản phẩm chưa đạt tối đa
Câu 14 :
Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết anken Lời giải chi tiết :
=> những chất đồng phân của nhau là những chất có cùng CTPT : (2), (3), (4)
Câu 15 :
Khi clo hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 53,25. Tên của ankan X là :
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Đặt CTPT của ankan là CnH2n+2 => CTPT của dẫn xuất monoclo +) Từ tỉ khối hơi đối với hiđro của dẫn xuất => tính n +) Vì phản ứng chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất => CTPT ankan X Lời giải chi tiết :
Đặt CTPT của ankan là CnH2n+2 Phản ứng của CnH2n+2 với clo tạo ra dẫn xuất monoclo : ${{C}_{n}}{{H}_{2n+2}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,\,C{{l}_{2}}\,\,\xrightarrow{\text{as}}\,\,\,{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}Cl\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,HCl$ (1) Theo giả thiết ${{M}_{{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}Cl}}=53,25.2=106,5\,$=> 14n + 36,5 = 106,5 => n = 5 =>CTPT của ankan là C5H12 Vì phản ứng chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất nên ankan X là 2,2-đimetylpropan. Phương trình phản ứng :
Câu 16 :
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là :
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) nH2O > nCO2 => X là ankan => nX = nH2O – nCO2 +) số C trong X = $\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}{{{n}_{ankan}}}$ Lời giải chi tiết :
Vì đốt cháy hiđrocacbon X thu được nH2O > nCO2 => X là ankan nX = nH2O – nCO2 = 0,132 – 0,11 = 0,022 mol => số C trong X = $\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}{{{n}_{ankan}}}$ = 5 => X là C5H12 C5H12 + Cl2 → 4 sản phẩm monoclo => X có CTCT: (CH3)2CH-CH2-CH3 (2-metylbutan)
Câu 17 :
Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp A qua bình nước brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi B so với hiđro bằng 117/7 . Giá trị của m là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Từ \(\bar{M}\)hh khí xét xem khí ra khỏi dung dịch brom là những khí nào +) nC3H6 phản ứng = nBr2 +) Bảo toàn khối lượng ta có: mC4H10 = mC3H6 phản ứng + mhh khí Lời giải chi tiết :
nBr2 = 0,04 mol; nhh khí = 0,21 mol Khi dẫn hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon qua dung dịch brom, brom bị mất màu hết => anken trong hỗn hợp A có thể còn dư. \(\bar{M}\)hh khí = $\frac{117}{7}$.2 = $\frac{234}{7}$ ≈ 33,43 < MC3H6 = 42 => khí đi ra khỏi dung dịch brom có C3H6 => nC3H6 phản ứng = nBr2 = 0,04 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mC4H10 = mC3H6 phản ứng + mhh khí = 0,04.42 + $\frac{234}{7}$.0,21 = 8,7 (g)
Câu 18 :
Từ CH4 (các chất vô cơ và điều kiện có đủ) có thể điều chế các chất nào sau đây?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại phương pháp điều chế và ứng dụng của metan Lời giải chi tiết :
$C{H_4} + C{l_2}\xrightarrow{{as}}C{H_3}Cl + HCl$ $C{H_4}\xrightarrow{{1500^\circ C,\,xt}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{ + {H_2}(Ni,t^\circ )}}{C_2}{H_6}$ $C{H_4}\xrightarrow{{1500^\circ C,\,xt}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{đime{\text{ }}hóa}}{C_4}{H_4}\xrightarrow{{ + {H_2}(Ni,t^\circ )}}{C_4}{H_{10}}\xrightarrow{{crackinh}}{C_3}{H_6}\xrightarrow{{ + {H_2}(Ni,t^\circ )}}{C_3}{H_8}$
Câu 19 :
Hợp chất X có thành phần % khối lượng C là 85,5% và % khối lượng H là 14,5%. Hợp chất X là
Đáp án : C Phương pháp giải :
\({n_C}:{n_H} = \frac{{\% {m_C}}}{{12}}:\frac{{\% {m_H}}}{1} = \frac{{85,5\% }}{{12}}:\frac{{14,5\% }}{1} \) => CTPTTQ của X, dựa vào 4 đáp án => X Lời giải chi tiết :
\({n_C}:{n_H} = \frac{{\% {m_C}}}{{12}}:\frac{{\% {m_H}}}{1} = \frac{{85,5\% }}{{12}}:\frac{{14,5\% }}{1} = 7,125:14,5 = 1:2\) => CTPT của X có dạng (CH2)n Dựa vào 4 đáp án chỉ có C4H8 có dạng CTPT (CH2)n
Câu 20 :
2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) nanken = nBr2 => Manken => CTPT của anken +) Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => CTCT của anken Lời giải chi tiết :
nBr2 = 0,05 mol => nanken = nBr2 = 0,05 mol => Manken = 2,8 / 0,05 = 56 => anken có CTPT là C4H8 Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => A là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)
Câu 21 :
Khi cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ 1 : 1 thu được bao nhiêu dẫn xuất monobrom là đồng phân cấu tạo của nhau ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
isopren: CH2=C(CH3)-CH=CH2 + kiểu cộng 1,2: 1. CH3-CBr(CH3)-CH=CH2 2. CH2Br-CH(CH3)-CH=CH2 3. CH2=C(CH3)-CHBr-CH3 4. CH2=C(CH3)-CH2-CH2Br + kiểu cộng 1,4: 1. CH3 - C(CH3)=CH-CH2Br 2. CH2Br-C(CH3)=CH-CH3 Vậy có tất cả 6 đồng phân cấu tạo
Câu 22 :
Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch không thay đổi. Vậy công thức của 2 ankin là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Khối lượng dung dịch không thay đổi => mCaCO3 = mCO2 + mH2O TH1: Thu được 1 muối CaCO3 => nCO2 = nCaCO3 => 100a = 44a + 18nH2O => nH2O = 28a/9 > nCO2 => loại TH2: Thu được 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3 +) nankin = nCO2 – nH2O +) mCaCO3 = mCO2 + mH2O Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(HCO3)2 + nCaCO3 Lời giải chi tiết :
nCa(OH)2 = 0,3 mol Khối lượng dung dịch không thay đổi => mCaCO3 = mCO2 + mH2O TH1: Thu được 1 muối CaCO3 => nCO2 = nCaCO3 = a mol => 100a = 44a + 18nH2O => nH2O = 28a/9 > nCO2 => loại vì đốt cháy ankin thu được nCO2 > nH2O TH2: Thu được 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3 Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol => nankin = nCO2 – nH2O => a – b = 0,1 mCaCO3 = mCO2 + mH2O => mCaCO3 = 44a + 18b => nCaCO3 = 0,44a + 0,18b Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 => nCa(HCO3)2 = (a – 0,44a – 0,18b) / 2 = 0,28a – 0,09b Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(HCO3)2 + nCaCO3 => 0,3 = 0,28a – 0,09b + 0,44a + 0,18b (2) Từ (1) và (2) => a = 103/270 và b = 38/135 mol => số C trung bình = nCO2 / nankin = 3,81 => 2 ankin là C3H4 và C4H6
Câu 23 :
Cho 21,2 gam chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của X là
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) ${n_ \downarrow }\,\, = \,\,{n_X}\,\,\, \to \,\,{M_ \downarrow }\,$ +) Tính số liên kết ba đầu mạch của X +) Tính độ bất bão hòa của X Lời giải chi tiết :
${n_ \downarrow }\,\, = \,\,{n_X}\,\, = \,\,\dfrac{{21,2}}{{12.8\,\, + \,\,10}}\,\, = \,\,0,2\,\,mol\,\, \to \,\,{M_ \downarrow }\,\, = \,\,\dfrac{{64}}{{0,2}}\,\, = \,\,320$ X tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa → X có liên kết ba đầu mạch Trong X số liên kết ba đầu mạch là $\dfrac{{320\,\, - \,\,106}}{{107}}\,\, = \,\,2$ Độ bất bão hòa của X: $k\,\, = \,\,\dfrac{{2.8\,\, - \,\,10\,\, + \,\,2}}{2}\,\, = \,\,4$ → X mạch hở, không no, chứa 2 liên kết ba đầu mạch, còn lại là các liên kết đơn → Các đồng phân cấu tạo của X: 1) CH≡ C-CH2-CH2-CH2-CH2-C≡CH 2) CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH2-C≡CH 3) CH≡C-CH2-CH(CH3)-CH2-C≡CH 4) CH≡C-C(CH3)2-CH2-C≡CH 5) CH≡C-C(C2H5)-C≡CH
Câu 24 :
Cho hỗn hợp X gồm x mol Al4C3 và y mol CaC2 vào nước dư thu được dung dịch A; a gam kết tủa B và hỗn hợp khí C. Lọc bỏ kết tủa B. Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch A thu được thêm a gam kết tủa B nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y là
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Kết tủa B là Al(OH)3 => trong dung dịch A chỉ chứa Ca(AlO2)2 +) Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(AlO2)2 +) Bảo toàn nguyên tố Al: 4.nAl4C3 = nAl(OH)3 (1) + 2.nCa(AlO2)2 +) Đốt cháy khí C (C2H2 và CH4) thu được CO2 => bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 3.nAl4C3 + 2.nCaC2 +) Sục CO2 vào dung dịch A : Ca(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + Ca(HCO3)2 Vì ${n_{Ca\left( {AlO2} \right)2}} < {\rm{ }}\frac{{{n_{CO2}}}}{2}$ => phản ứng tính theo Ca(AlO2)2 => nAl(OH)3 (2) = 2.nCa(AlO2)2 Vì lượng kết tủa lần 1 thu được bằng lượng kết tủa lần 2 => nAl(OH)3 (1) = nAl(OH)3 (2) Lời giải chi tiết :
(1) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 (2) CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 (3) 2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O Kết tủa B là Al(OH)3 => trong dung dịch A chỉ chứa Ca(AlO2)2 Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(AlO2)2 = y mol Bảo toàn nguyên tố Al: 4.nAl4C3 = nAl(OH)3 (1) + 2.nCa(AlO2)2 => nAl(OH)3 (1) = 4x – 2y Đốt cháy khí C (C2H2 và CH4) thu được CO2 => bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 3.nAl4C3 + 2.nCaC2 = 3x + 2y Sục CO2 vào dung dịch A : Ca(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + Ca(HCO3)2 Vì ${n_{Ca\left( {AlO2} \right)2}} = {\rm{ }}y{\rm{ }} < {\rm{ }}\frac{{{n_{CO2}}}}{2} = {\rm{ }}\frac{{3x{\rm{ }} + {\rm{ }}2y}}{2} = 1,5x + y$ => phản ứng tính theo Ca(AlO2)2 => nAl(OH)3 (2) = 2.nCa(AlO2)2 = 2y Vì lượng kết tủa lần 1 thu được bằng lượng kết tủa lần 2 => nAl(OH)3 (1) = nAl(OH)3 (2) => 4x – 2y = 2y => x = y => tỉ lệ x : y = 1 : 1
Câu 25 :
Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất => loại B và C +) \({\bar M_Y} = {M_{{H_2}}}.{d_{Y/{H_2}}} = 26\) => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan +) Gọi anken là CnH2n (n ≥ 2) +) Đặt nX = 1 mol; do mX = mY +) n = nX - nY = nanken +) mX = mH2 + mX Lời giải chi tiết :
Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất Quan sát đáp án => có A và D thỏa mãn vì anken đối xứng cộng HBr thu được sản phẩm duy nhất => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan => Mankan > 26 (do MH2 < 26) Gọi anken là CnH2n (n ≥ 2) Đặt nX = 1 mol; do mX = mY \( = > \,\,\dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}}\,\, = > \,\,{n_Y} = 1.\dfrac{{9,1.2}}{{26}} = 0,7\,\,mol\) => n = nX - nY = nanken = 1 – 0,7 = 0,3 mol => nH2 (X) = 0,7 mX = 1.9,1.2 = mH2 + mX => n = 4 Vậy anken là CH3CH=CHCH3 |