Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ - Đề số 1Đề bài
Câu 1 :
Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?
Câu 2 :
Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
Câu 3 :
Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :
Câu 4 :
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
Câu 5 :
Hợp chất CH3CH2Cl có tên gốc – chức là
Câu 6 :
Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
Câu 7 :
Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây:
Câu 8 :
Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau : C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là
Câu 9 :
Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:
Câu 10 :
Đồng phân là những chất:
Câu 11 :
Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi vừa đủ, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
Câu 12 :
Cấu tạo hoá học là
Câu 13 :
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Nhóm các ý đúng là:
Câu 14 :
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
Câu 15 :
Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?
Câu 16 :
Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
Câu 17 :
Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhớm metylen (-CH2-) được gọi là
Câu 18 :
Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:
Câu 19 :
Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất
Câu 20 :
Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?
Câu 21 :
Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
Câu 22 :
Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
Câu 23 :
Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
Câu 24 :
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
Câu 25 :
Phân tích x gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. CTPT của X là :
Câu 26 :
Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
Câu 27 :
Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.
Câu 28 :
Cho các chất: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là
Câu 29 :
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Câu 30 :
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nhận xét đúng là: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn. - Tính chất vật lý của hợp chất hữu cơ + Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. + Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 2 :
Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
Câu 3 :
Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…). Do đó hóa học hữu cơ là hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua.
Câu 4 :
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
Câu 5 :
Hợp chất CH3CH2Cl có tên gốc – chức là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tên gốc – chức = tên phần gốc + tên định chức CH3CH2Cl : etyl clorua
Câu 6 :
Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
+ Thuộc tính không phải là của các hợp chất hữu cơ là: liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion. + Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị
Câu 7 :
Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố Cacbon
Câu 8 :
Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau : C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết cấu trúc phân tử HCHC Lời giải chi tiết :
Các chất là đồng đẳng của C2H4 là C3H6; C4H8; C5H10
Câu 9 :
Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
Câu 10 :
Đồng phân là những chất:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đồng phân là những chất có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.
Câu 11 :
Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi vừa đủ, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Vì sau phản ứng thu được CO2, H2O và N2 => chắc chắn trong X chứa C, H và N X có thể có O
Câu 12 :
Cấu tạo hoá học là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học.
Câu 13 :
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Nhóm các ý đúng là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết mở đầu về hóa hữu cơ Lời giải chi tiết :
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
Câu 14 :
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Công thức đơn giản nhất của axetilen: CH Công thức đơn giản nhất của benzen: CH => 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
Câu 15 :
Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Trong hợp chất hữu cơ C có hóa trị 4; H có hóa trị 1; O có hóa trị 2. Lời giải chi tiết :
B sai vì khi đó C có hóa trị 5
Câu 16 :
Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. Lời giải chi tiết :
Công thức phân tử của các chất trong đáp án lần lượt là Đáp án A là C2H6O và C2H6O Đáp án B là C2H6O và C2H4O Đáp án C là C3H8O và C2H6O Đáp án D là C4H10 và C6H6 Các chất trong đáp án A có cùng công thức phân tử nên là đồng phân của nhau
Câu 17 :
Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhớm metylen (-CH2-) được gọi là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng.
Câu 18 :
Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm 1 liên kết s và 2 liên kết p
Câu 19 :
Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất không no
Câu 20 :
Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức cấu tạo
Câu 21 :
Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Chọn phương pháp tách phù hợp với sự chênh lệch nhiệt độ sôi Lời giải chi tiết :
Vì nhiệt độ sôi của các chất chênh lệch nhau đáng kể và cao dần nên ta có thể dùng phương pháp chưng cất để tách các chất.
Câu 22 :
Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
Đáp án : A Phương pháp giải :
CO2 được hấp thụ bởi KOH => ${{V}_{C{{O}_{2}}}}$ ; O2 tác dụng với P =>${{V}_{{{O}_{2}}}}$(dư) ; Khí còn lại là N2 =>${{V}_{{{N}_{2}}}}$ =>${{V}_{{{O}_{2}}}}$(ban đầu) +) Bảo toàn nguyên tố C, H, O ta có : ${{n}_{C}}~={{n}_{C{{O}_{2}}}};~{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}};\text{ }{{n}_{N}}=2.{{n}_{N}}$ Lời giải chi tiết :
Theo giả thiết, ta có : ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=2$ lít ; ${{V}_{{{O}_{2}}}}$(dư) = 0,5 lít ; ${{V}_{{{N}_{2}}}}=16$ lít =>${{V}_{{{O}_{2}}}}$(ban đầu) = 4 lít. Sơ đồ phản ứng : CxHy + O2 → CO2 + H2O + O2 dư lít: 1 4 2 a 0,5 Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với các nguyên tố C, H, O ta có : $\left\{ \begin{gathered}1.x = 2.1 \hfill \\1.y = a.2 \hfill \\ 4.2 = 2.2 + a + 0.5.2 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} x = 2 \hfill \\ y = 6 \hfill \\ a = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => Công thức của hiđrocacbon là C2H6.
Câu 23 :
Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n ∈ N*). +) Từ độ bất bão hòa của phân tử k => tìm n Lời giải chi tiết :
Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n \( \in \) N*). Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{8n-10n+2}{2}=\frac{2-2n}{2}=1-n\ge 0$ => n = 1 Vậy công thức phân tử của X là C4H9OCl
Câu 24 :
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$ +) Bảo toàn nguyên tố H: $\,\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$ +) Bảo toàn nguyên tố O: ${{n}_{{{O}_{2}}\,(kk)}}=\frac{2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}$ Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiết 20% thể tích không khí $\Rightarrow {{n}_{{{N}_{2}}\,(kk)}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}$ +) Tính số mol N trong HCHC => tỉ lệ nC : nH : nO Lời giải chi tiết :
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,6}{44}=0,4\,\,mol$ Bảo toàn nguyên tố H: $\,\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{12,6}{18}=1,4\,\,mol$ Bảo toàn nguyên tố O: ${{n}_{{{O}_{2}}\,(kk)}}=\frac{2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,75\,\,mol$ Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiết 20% thể tích không khí $\Rightarrow {{n}_{{{N}_{2}}\,(kk)}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,75.4=3\,\,mol$ Do đó : ${{n}_{N\,(hchc)}}=2.(\frac{69,44}{22,4}-3)=0,2\,mol\,\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,4:1,4:0,2=2:7:1$ Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2
Câu 25 :
Phân tích x gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. CTPT của X là :
Đáp án : B Phương pháp giải :
Để đơn giản cho việc tính toán ta chọn : b = 18 gam; a = 66 gam, x = 36 gam. +) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$ +) Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$ +) Biện luận xét trong A chứa O hay không => mO (trong A) = mA – mC – mH +) Tính nC : nH : nO => CTPT Lời giải chi tiết :
Để đơn giản cho việc tính toán ta chọn : b = 18 gama = 66 gam, x = 36 gam. Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{66}{44}=1,5\,\,mol$ Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{18}{18}=2\,\,mol$ Ta thấy: mC + mH = 1,5.12 + 2 = 20 gam < mA => trong A chứa O => mO (trong A) = 36 – 20 = 16 gam => nO = 1 mol => nC : nH : nO = 1,5 : 2 : 1 = 3 : 4 : 2 Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H4O2
Câu 26 :
Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n với \(n \in N^*\) +) Từ điều kiện độ bất bão hòa của phân tử k ≥ 0 => tìm n Lời giải chi tiết :
Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n với \(n \in N^*\). Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{2n-3n+2}{2}=\frac{2-n}{2}\ge 0$=> n = 2 Vậy công thức phân tử của A là C2H6O2.
Câu 27 :
Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}$ +) Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$ +) Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$ $\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}$ +) ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}$ => CTĐGN của X +) Xét khoảng giá trị của n => CTPT của X Lời giải chi tiết :
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,882\,gam$ Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{2,156}{44}=0,049\,\,mol$ Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{0,882}{18}=0,098\,\,mol$ $\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}=\frac{1,47-0,049.12-0,098}{16}=0,049\,\,mol$ ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}=0,049:0,098:0,049=1:2:1$CTĐGN của X là : CH2O Đặt công thức phân tử của X là (CH2O)n. Theo giả thiết ta có : 3.29 < 30n < 4.29 suy ra 2,9 < n < 3,87 nên n =3 Vậy CTPT của X là C3H6O3
Câu 28 :
Cho các chất: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các chất có đồng phân hình học là CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH.
Câu 29 :
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
2-clopropen: CH2=CCl-CH3 => không có đồng phân hình học but-2-en: CH3-CH=CH-CH3 => có đồng phân hình học 1,2-đicloetan: CHCl2-CHCl2 => không có đồng phân hình học But-2-in: CH≡C-CH-CH3 => không có đphh
Câu 30 :
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tính nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 0,55 mol X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X chức chức este hay axit. Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol *Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2: Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau: - TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1) - TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2) Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1 Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2 Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol) BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol) + nCO2 + H2O =>(1) + BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => (2) + m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => (3) Giải hệ (1) (2) (3) thu được x, y, z *Phản ứng đốt X: BTNT: nC = nCO2 ; nH = 2nH2O BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 Lập tỉ lệ C : H : O và suy ra CTPT của X Dựa vào các dữ kiện đề bài viết CTCT thỏa mãn của X. Lời giải chi tiết :
nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 12,32/22,4 = 0,55 mol X mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X là este hoặc axit. Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O => nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol *Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2: Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau: - TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1) - TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH- : nCO2 < 2) Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 => loại TH1 Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2 Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol) BTNT "Ba" => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 - nBaCO3 = 0,2 - z (mol) + nCO2 + H2O = x + y = 0,55 (1) + BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 => x = z + 2(0,2 - z) (2) + m dd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) => 197z - (44x +18y) = 2 (3) Giải hệ (1) (2) (3) thu được x = 0,3; y = 0,25; z = 0,1 *Phản ứng đốt X: nC = nCO2 = 0,3 mol nH = 2nH2O = 0,5 mol BTNT "O": nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.0,3 + 0,25 - 2.0,3 = 0,25 mol => C : H : O = 0,3 : 0,5 : 0,25 = 6 : 10 : 5 Do CTPT của X trùng với CTĐGN nên CTPT X là C6H10O5 nX = 0,3 : 6 = 0,05 mol Tỉ lệ: nNaOH : nX = 0,1 : 0,05 = 2 và nX : nH2O = 0,05 : 0,05 = 1:1 (X có 1 nhóm -COOH) X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành 1 mol H2O và 1 chất hữu cơ Y nên có 2 trường hợp thỏa mãn là: TH1: (X) HO-CH2-CH2-COOCH2-CH2-COOH; (Y) HO-CH2-CH2-COONa TH2: (X) HO-CH(CH3)-COOCH(CH3)-COOH; (Y) HO-CH(CH3)-COONa A đúng vì đốt HO-CH2-CH2-COONa hay đốt HO-CH(CH3)-COONa ta đều thu được số mol CO2 bằng H2O B sai vì có 2 công thức phù hợp với X C đúng vì tách nước HO-CH2-CH2-COONa hay HO-CH(CH3)-COONa đều thu được CH2=CH-COONa không có đồng phân hình học D đúng vì X chứa nhóm -COOH có thể phản ứng với NH3 |