Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 2: Cacbon - Silic - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu trả lời đúng: Trong các phản ứng hoá học, cacbon

  • A

    chỉ thể hiện tính khử.                                      

  • B

    vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

  • C

    chỉ thể hiện tính oxi hoá.                                

  • D

    không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Câu 2 :

Có các axit sau:  HCl, H2SiO3, H2CO3.Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên

  • A

    HCl, H2CO3, H2SiO3

  • B

    H2SiO3, H2CO3, HCl

  • C

    HCl, H2SiO3, H2CO3

  • D

    H2CO3, H2SiO3, HCl

Câu 3 :

Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là

  • A

    N2.      

  • B

    O2.      

  • C

    H2.

  • D

    CO2.

Câu 4 :

Thành phần chính của khí than khô là

  • A

    \(CO,C{O_2},{H_2},N{O_2}\)                                    

  • B

    \(C{H_4},CO,C{O_2},{N_2}\)

  • C

    \(CO,C{O_2},{N_2}\)                                   

  • D

    \(CO,C{O_2},N{H_3},{N_2}\)

Câu 5 :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

  • A

    than chì

  • B

    than muội

  • C

    than gỗ

  • D

    than cốc

Câu 6 :

Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là :

  • A

    1s22s22p1  

  • B

    1s22s22p2  

  • C

    1s22s22p3    

  • D

    1s22s22p4

Câu 7 :

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

  • A

    Na2SiO3 và K2SiO3

  • B

    SiO2 và K2SiO3

  • C

    NaOH và Na2SiO3

  • D

    KOH và K2SiO3

Câu 8 :

Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường

  • A

    O2

  • B

    F2

  • C

    Cl2

  • D

    Br2

Câu 9 :

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với:

  • A

    H2SO4

  • B

    HCl

  • C

    HNO3

  • D

    HF

Câu 10 :

Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là

  • A
    silic. 
  • B
    kim cương.      
  • C
    than chì.           
  • D
    thạch anh.
Câu 11 :

Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)

  • A

    1 lít.

  • B

    1,5 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    2 lít.

Câu 12 :

Cho các chất: O2 (1), NaOH (2), Mg (3), Na2CO3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), Al (8), ZnO (9), H2O (10), NaHCO3 (11), KMnO4 (12), HNO3 (13), Na2O (14). Cacbon đioxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

  • A

    5 .               

  • B

    6.                     

  • C

    7.                

  • D

     8.

Câu 13 :

Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3; CuO; MgO; Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

  • D

    Al2O3, Cu; MgO; Fe.

Câu 14 :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp

  • A
    KNO3, C và S. 
  • B
    KNO3 và S. 
  • C
    KClO3, C và S.           
  • D
    KClO3 và S.
Câu 15 :

Kim cương và than chì là các dạng

  • A
    đồng hình của cacbon.            
  • B
    đồng vị của cacbon.
  • C
    thù hình của cacbon.
  • D
    đồng phân của cacbon.
Câu 16 :

 Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

  • A

    Dung dịch NaOH đặc.                                     

  • B

    Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

  • C

    Dung dịch H2SO4 đặc.                                      

  • D

    Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.                     

Câu 17 :

Oxit nào sau đây không tạo muối?

  • A
    CO2
  • B
    Mn2O7
  • C
    CO. 
  • D
    SiO2
Câu 18 :

Một chất Y có tính chất sau:

- Không màu, rất độc.

- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:

  • A
    H2
  • B
    CO. 
  • C
    Cl2
  • D
    CO2.
Câu 19 :

Thành phần chính của khí than ướt là

  • A

    \(CO,C{O_2},{H_2},{N_2}\)                                     

  • B

    \(C{H_4},CO,C{O_2},{N_2}\)

  • C

    \(CO,C{O_2},{H_2},N{O_2}\)                                   

  • D

    \(CO,C{O_2},N{H_3},{N_2}\)

Câu 20 :

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

  • A

    SiO2

  • B

    SiF4

  • C

    SiH4

  • D

    A, B đúng

Câu 21 :

Cho 3,60 gam cacbon tác dụng với 8,10 gam nhôm. Khối lượng nhôm cacbua tạo thành nếu hiệu suất của phản ứng 70% là

  • A

    5,76 gam

  • B

    7,56 gam

  • C

    10,08 gam

  • D

    10,80 gam

Câu 22 :

Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí ngiệm sau

TN1: cho (a + b) mol CaCl2 vào dd X

TN2: cho (a + b) mol Ca(OH)2 vào dd X

Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là

  • A

    Bằng nhau.    

  • B

    Ở TN1 < ở TN2. 

  • C

    Ở TN1 > ở TN2.

  • D

    Không so sánh được.

Câu 23 :

Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 24 :

Cho 3,36 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của  MgO trong X là

  • A

    80%.

  • B

    60%.

  • C

    20%.

  • D

    40%.

Câu 25 :

Sục từ từ khí CO2 vào 100,0 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M và BaCl2 0,7M. Thể tích khí CO2 cần sục vào (đktc) để kết tủa thu được là lớn nhất là

  • A

    2,8 lít

  • B

    2,24 lít

  • C

    3,136 lít          

  • D

    2,688 lít

Câu 26 :

Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?

  • A

    8 gam

  • B

    10 gam

  • C

    12 gam

  • D

    6 gam

Câu 27 :

Nhỏ rất từ từ đến hết 200ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là:

  • A

    0,4

  • B

    0,1

  • C

    0,3      

  • D

    0,2

Câu 28 :

Một loại thủy tinh có chứa 13% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được viết dưới dạng hợp chất các oxit là

  • A

    Na2O.CaO.6SiO2

  • B

    2Na2O.6CaO.6SiO2   

  • C

    2Na2O.CaO.6SiO2

  • D

    Na2O.6CaO.SiO2

Câu 29 :

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là:

  • A

    FeO;  75%      

  • B

    Fe3O4; 75%    

  • C

    Fe2O3; 65%    

  • D

    Fe2O3; 75%

Câu 30 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Các chất trong dung dịch G và kết tủa F là

  • A

    NaOH và Al(OH)3.          

  • B

    NaOH, NaAlO2 và Al(OH)3.

  • C

    NaAlO2 và BaCO3.              

  • D

    Ba(OH)2, NaOH và BaCO3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu trả lời đúng: Trong các phản ứng hoá học, cacbon

  • A

    chỉ thể hiện tính khử.                                      

  • B

    vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

  • C

    chỉ thể hiện tính oxi hoá.                                

  • D

    không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong các phản ứng hoá học, cacbon vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

Câu 2 :

Có các axit sau:  HCl, H2SiO3, H2CO3.Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên

  • A

    HCl, H2CO3, H2SiO3

  • B

    H2SiO3, H2CO3, HCl

  • C

    HCl, H2SiO3, H2CO3

  • D

    H2CO3, H2SiO3, HCl

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên là: H2SiO3, H2CO3, HCl        

Câu 3 :

Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là

  • A

    N2.      

  • B

    O2.      

  • C

    H2.

  • D

    CO2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CO2 được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu, tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là nguyên nhân làm trái đất nóng lên.

Câu 4 :

Thành phần chính của khí than khô là

  • A

    \(CO,C{O_2},{H_2},N{O_2}\)                                    

  • B

    \(C{H_4},CO,C{O_2},{N_2}\)

  • C

    \(CO,C{O_2},{N_2}\)                                   

  • D

    \(CO,C{O_2},N{H_3},{N_2}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của khí than than khô là CO, CO2, N2

Câu 5 :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

  • A

    than chì

  • B

    than muội

  • C

    than gỗ

  • D

    than cốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là than muội.

Câu 6 :

Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là :

  • A

    1s22s22p1  

  • B

    1s22s22p2  

  • C

    1s22s22p3    

  • D

    1s22s22p4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C (Z = 6) có cấu hình e: 1s22s22p2 

Câu 7 :

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

  • A

    Na2SiO3 và K2SiO3

  • B

    SiO2 và K2SiO3

  • C

    NaOH và Na2SiO3

  • D

    KOH và K2SiO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3        

Câu 8 :

Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường

  • A

    O2

  • B

    F2

  • C

    Cl2

  • D

    Br2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Silic tác dụng được với F2 ở nhiệt độ thường.

Câu 9 :

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với:

  • A

    H2SO4

  • B

    HCl

  • C

    HNO3

  • D

    HF

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Câu 10 :

Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là

  • A
    silic. 
  • B
    kim cương.      
  • C
    than chì.           
  • D
    thạch anh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim cương

+ tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém

+ cúng nhất trong tất cả các chất

Câu 11 :

Từ 1 lít hỗn hợp CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? (H = 100%)

  • A

    1 lít.

  • B

    1,5 lít.

  • C

    0,8 lít.

  • D

    2 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố C.

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2 thu được = nCO + nCO2 bđ

Hay V CO2 thu được = VCO + VCO2 bđ = 1 lít

Câu 12 :

Cho các chất: O2 (1), NaOH (2), Mg (3), Na2CO3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), Al (8), ZnO (9), H2O (10), NaHCO3 (11), KMnO4 (12), HNO3 (13), Na2O (14). Cacbon đioxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

  • A

    5 .               

  • B

    6.                     

  • C

    7.                

  • D

     8.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CO2 phản ứng được với: NaOH, Mg, Na2CO3, CaO, H2O, Na2O, Al

Câu 13 :

Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3; CuO; MgO; Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

  • D

    Al2O3, Cu; MgO; Fe.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO khử được các oxit của KL đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

CO khử được các oxit CuO, Fe2O3 nên sau phản ứng thu được chất rắn là: Al2O3, Cu, MgO, Fe.

Câu 14 :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp

  • A
    KNO3, C và S. 
  • B
    KNO3 và S. 
  • C
    KClO3, C và S.           
  • D
    KClO3 và S.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp của muôi kali nitrat, cacbon và lưu huỳnh

Lời giải chi tiết :

Thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm KNO3, C và S.

Câu 15 :

Kim cương và than chì là các dạng

  • A
    đồng hình của cacbon.            
  • B
    đồng vị của cacbon.
  • C
    thù hình của cacbon.
  • D
    đồng phân của cacbon.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon.

Câu 16 :

 Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

  • A

    Dung dịch NaOH đặc.                                     

  • B

    Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

  • C

    Dung dịch H2SO4 đặc.                                      

  • D

    Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.                     

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết hợp chất cacbon

Lời giải chi tiết :

A loại vì NaOH phản ứng với CO2 và HCl

B loại vì Na2CO3 phản ứng với CO2 và HCl

C loại vì H2SO4 đặc chỉ tách được nước, không tách được CO2và HCl.

D đúng vì NaHCO3 chỉ phản ứng với HCl sinh ra khí CO2 và H2SO4 hút nước.

NaHCO3 + HCl →NaCl + CO2 + H2O

Câu 17 :

Oxit nào sau đây không tạo muối?

  • A
    CO2
  • B
    Mn2O7
  • C
    CO. 
  • D
    SiO2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CO là một oxit trung tính nên không có khả năng tạo muối.

Câu 18 :

Một chất Y có tính chất sau:

- Không màu, rất độc.

- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:

  • A
    H2
  • B
    CO. 
  • C
    Cl2
  • D
    CO2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CO là khí có những tính chất thỏa mãn với đề bài:

- Không màu, rất độc

- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra khí làm đục nước vôi trong:

2CO + O2 → 2CO2 (nhiệt độ)

CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Câu 19 :

Thành phần chính của khí than ướt là

  • A

    \(CO,C{O_2},{H_2},{N_2}\)                                     

  • B

    \(C{H_4},CO,C{O_2},{N_2}\)

  • C

    \(CO,C{O_2},{H_2},N{O_2}\)                                   

  • D

    \(CO,C{O_2},N{H_3},{N_2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của khí than ướt là CO, CO2, H2, N2

Câu 20 :

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

  • A

    SiO2

  • B

    SiF4

  • C

    SiH4

  • D

    A, B đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số oxi hóa cao nhất của Si trong hợp chất là +4 => thể hiện trong SiO2 và SiF4

Câu 21 :

Cho 3,60 gam cacbon tác dụng với 8,10 gam nhôm. Khối lượng nhôm cacbua tạo thành nếu hiệu suất của phản ứng 70% là

  • A

    5,76 gam

  • B

    7,56 gam

  • C

    10,08 gam

  • D

    10,80 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) 3C  +  4Al  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  Al4C3

Xét tỉ lệ, biện luân chất dư, chất hết

+) nAl4C3 lí thuyết  = nAl / 4 

+) nAl4C3 thực tế = nAl4C3 lí thuyết . H

Lời giải chi tiết :

nC = 0,3 mol;  nAl = 0,3 mol

3C  +  4Al  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  Al4C3

Xét tỉ lệ : \(\frac{{{n_C}}}{3} = \frac{{0,3}}{3} = 0,1\,\, > \,\,\frac{{{n_{Al}}}}{4} = \frac{{0,3}}{4} = 0,075\) => phản ứng tính theo Al

nAl4C3 lí thuyết  = nAl / 4 = 0,075 mol

H = 70% => nAl4C3 thực tế = 0,075.70/100 = 0,0525 mol => mAl4C3 = 7,56 gam

Câu 22 :

Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí ngiệm sau

TN1: cho (a + b) mol CaCl2 vào dd X

TN2: cho (a + b) mol Ca(OH)2 vào dd X

Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là

  • A

    Bằng nhau.    

  • B

    Ở TN1 < ở TN2. 

  • C

    Ở TN1 > ở TN2.

  • D

    Không so sánh được.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

TN1: chỉ có Na2CO3 phản ứng: nCaCO3 = nNa2CO3 

TN2: cả 2 chất đều phản ứng

NaHCO3  + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Lời giải chi tiết :

TN1: chỉ có Na2CO3 phản ứng: nCaCO3 = nNa2CO3 = b mol

TN2: cả 2 chất đều phản ứng

NaHCO3  + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O

    a       →       a         →     a

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

    b      →      b       →     b

=> ở TN2 thu được kết tủa nhiều hơn ở TN1

Câu 23 :

Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

 

NaCl

Na2CO3

Na2SO4

BaCO3

BaSO4

Nước

tan

tan

tan

Không tan

Không tan

CO2

Không ht

Không ht

Không ht

Hòa tan kết tủa, tạo dung dịch Ba(HCO3)2 trong suốt

Không ht

Ba(HCO3)2

Không ht

↓ trắng, tan khi sục CO2

↓ trắng, không tan khi sục CO2

 

 

Vậy dùng nước và CO2 ta có thể nhận biết được cả 5 dung dịch

Câu 24 :

Cho 3,36 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của  MgO trong X là

  • A

    80%.

  • B

    60%.

  • C

    20%.

  • D

    40%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi cho CO qua hỗn hợp CuO và MgO chỉ có CuO phản ứng. Viết PTHH xảy ra, tính mol CuO theo mol CO, từ đó tính được % CuO và suy ra được %MgO còn lại.

Lời giải chi tiết :

nCO(đktc) = 3,36 :22,4 = 0,15 (mol)

Khi cho CO qua hỗn hợp CuO và MgO chỉ có CuO phản ứng

CO + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O

0,15 → 0,15 (mol)

nCuO = 0,15 (mol) => mCuO = 0,15.80 = 12 (g)

%CuO = (mCuO : mhh).100% = (12 : 20).100% = 60%

=> %MgO = 100% -%CuO = 40%.

Câu 25 :

Sục từ từ khí CO2 vào 100,0 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M và BaCl2 0,7M. Thể tích khí CO2 cần sục vào (đktc) để kết tủa thu được là lớn nhất là

  • A

    2,8 lít

  • B

    2,24 lít

  • C

    3,136 lít          

  • D

    2,688 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nBa2+ > ½.nOH- => kết tủa cực đại khi OH- tạo hết thành CO32-

+) nCO2 = nCO32- = nBa2+

Lời giải chi tiết :

nOH- = 0,2 mol

nBa2+ = 0,12 mol > ½.nOH- => kết tủa cực đại khi OH- tạo hết thành CO32-

=> nBaCO3 max = 0,1 mol

=> nCO2 = nCO32- = nBa2+ = 0,1 mol => V = 2,24 lít

Câu 26 :

Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?

  • A

    8 gam

  • B

    10 gam

  • C

    12 gam

  • D

    6 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tính số mol Na2CO3 và NaHCOcó trong X

Tính số mol Na2CO3 và NaHCO=> tỉ lệ phản ứng khi phản ứng với HCl

Đặt nNaHCO3 phản ứng = x mol => nNa2CO3 phản ứng = 2x mol

Các phản ứng:  Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

                         NaHCO3  + HCl → NaCl + CO2 + H2O

 ${{n}_{HCl}}=\text{ }2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}+\text{ }{{n}_{NaHC{{O}_{3}}}}$

=> số mol Na2CO3 và NaHCO3

- Tính khối lượng kết tủa

 ${{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=\text{ }{{n}_{CO_{3}^{2-}}}+\text{ }{{n}_{HCO_{3}^{-}}}$

Lời giải chi tiết :

- Ta có

\(\begin{gathered}
\begin{array}{*{20}{l}}
{{n_{C{O_3}^{2 - }}}{\text{ }} = {\text{ }}0,12mol} \\
{{n_{HC{O_3}^ - }}{\text{ }} = {\text{ }}0,06{\text{ }}mol}
\end{array} \hfill \\
= > {n_{C{O_3}^{2 - }}}:{n_{HC{O_3}^ - }} = 2:1 \hfill \\
\end{gathered} \)

- Khi cho từ từ 100 ml dung dịch vào HCl thì cả 2 chất đều phản ứng đồng thời theo tỉ lệ mol 

Na2CO3 : NaHCO3 = 1,2 : 0,6 = 2 : 1

- Đặt x là số mol NaHCOphản ứng => nNa2CO3 = 2x mol

Các phản ứng:  Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

                         NaHCO3  + HCl → NaCl + CO2 + H2O

=> nHCl = 0,2 = 2.2x + x => x = 0,04 mol

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{n_{C{O_3}^{2 - }\,pu}}{\text{ }} = {\text{ }}0,08mol = > {n_{C{O_3}^{2 - }\,trong\,X}} = 0,12 - 0,08 = 0,04mol} \\
{{n_{HC{O_3}^ - \,pu}}{\text{ }} = {\text{ }}0,04{\text{ }}mol = > {n_{HC{O_3}^ - \,trong\,X}} = 0,06 - 0,04 = 0,02mol}
\end{array}{\text{ }}\)

Khi cho nước vôi trong vào X thì tạo kết tủa CaCO3

${{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=\text{ }{{n}_{CO_{3}^{2-}}}+\text{ }{{n}_{HCO_{3}^{-}}}$ = 0,06 mol => m kết tủa = 6 gam

Câu 27 :

Nhỏ rất từ từ đến hết 200ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là:

  • A

    0,4

  • B

    0,1

  • C

    0,3      

  • D

    0,2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Chú ý thứ tự xảy ra phản ứng

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

H+ + HCO3- → H2O + CO2

- Tính số mol H+

\({n_{{H^ + }}} = {\text{ }}2{n_{{H_2}S{O_4}}} + {\text{ }}{n_{HCl}} = {\text{ }}{n_{O{H^ - }}} + {\text{ }}{n_{C{O_3}^{2 - }}} + {\text{ }}{n_{C{O_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự phản ứng :

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

H+ + HCO3- → H2O + CO2

\([{n_{{H^ + }}} = {\text{ }}2{n_{{H_2}S{O_4}}} + {\text{ }}{n_{HCl}} = {\text{ }}{n_{O{H^ - }}} + {\text{ }}{n_{C{O_3}^{2 - }}} + {\text{ }}{n_{C{O_2}}}\)

=> 0,2.(2a + 0,15) = 0,05 + 0,04 + 0,02

=> a = 0,2M

Câu 28 :

Một loại thủy tinh có chứa 13% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được viết dưới dạng hợp chất các oxit là

  • A

    Na2O.CaO.6SiO2

  • B

    2Na2O.6CaO.6SiO2   

  • C

    2Na2O.CaO.6SiO2

  • D

    Na2O.6CaO.SiO2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức thủy tinh có dạng: xNa2O.yCaO.zSiO2

$x{\rm{ }}:{\rm{ }}y{\rm{ }}:{\rm{ }}z{\rm{ }} = \,\frac{{\% N{a_2}O}}{{{M_{N{a_2}O}}}}:\frac{{\% CaO}}{{{M_{CaO}}}}:\frac{{\% Si{{\rm{O}}_2}}}{{{M_{Si{{\rm{O}}_2}}}}}$

Lời giải chi tiết :

Công thức thủy tinh có dạng: xNa2O.yCaO.zSiO2

$x{\rm{ }}:{\rm{ }}y{\rm{ }}:{\rm{ }}z{\rm{ }} = \,\frac{{\% N{a_2}O}}{{{M_{N{a_2}O}}}}:\frac{{\% CaO}}{{{M_{CaO}}}}:\frac{{\% Si{{\rm{O}}_2}}}{{{M_{Si{{\rm{O}}_2}}}}}\,\, = \,\,\frac{{13}}{{62}}:\frac{{11,7}}{{56}}:\frac{{75,3}}{{60}} = 0,21:0,21:1,255 = 1:1:6$

Câu 29 :

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là:

  • A

    FeO;  75%      

  • B

    Fe3O4; 75%    

  • C

    Fe2O3; 65%    

  • D

    Fe2O3; 75%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Mkhí sau phản ứng = 40 => khí sau phản ứng gồm CO2 (x mol) và CO dư (y mol)

+) Bảo toàn C: nCO ban đầu = nCO2 + nCO dư  => PT(1)

\(\bar M = \frac{{44x + 28y}}{{x + y}} = 40\) => PT(2)

+) nO trong oxit = nCO2 

+) mFe = moxit – mO trong oxit

Lời giải chi tiết :

nCO ban đầu = 0,2 mol

Mkhí sau phản ứng = 40 => khí sau phản ứng gồm CO2 (x mol) và CO dư (y mol)

Bảo toàn C: nCO ban đầu = nCO2 + nCO dư  => x + y = 0,2  (1)

\(\bar M = \frac{{44x + 28y}}{{x + y}} = 40\,\,\,(2)\)

Từ (1) và (2) => nCO2 = 0,15 mol và nCO dư = 0,05 mol

=> %CO2 = 75%

Ta có: nO trong oxit = nCO2 = 0,15 mol

mFe = moxit – mO trong oxit => nFe = (8 – 0,15.16) : 56 = 0,1 mol

Gọi công thức của oxit là FexOy

=> x : y = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

Câu 30 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Các chất trong dung dịch G và kết tủa F là

  • A

    NaOH và Al(OH)3.          

  • B

    NaOH, NaAlO2 và Al(OH)3.

  • C

    NaAlO2 và BaCO3.              

  • D

    Ba(OH)2, NaOH và BaCO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phản ứng hóa học => xác định sản phẩm sau phản ứng

Lời giải chi tiết :

(Vì E tan 1 phần trong kiềm => trong E chứa Al2O3 còn dư => dung dịch Z không còn Ba(OH)2

close